Thứ Hai, 31 tháng 10, 2016

VÔ TÂM

Kết quả hình ảnh cho vô tâmChuyện kể một đệ tử từ xa lặn lội đến tìm thầy học đạo, bất kể gió mưa, băng tuyết. Vị thầy là một thiền sư từ Tây Trúc đến, tu thiền nhiều năm, ngồi nhìn vách đá. Đệ tử quỳ trước hang động suốt nhiều ngày đêm, áo quần tơi tả, đói lạnh, xanh xao… Vị thiền sư vẫn mặc. Cho đến một hôm, thấy thử thách như vậy là đã đủ, thiền sư quát hỏi:
“Ngươi đến tìm ta có việc chi?”
Đệ tử lập cập thưa: “Con chỉ muốn được tâm an”.
“Vậy ngươi đưa tâm đây Ta an cho”, thiền sư bảo.

Đệ tử bắt đầu cuộc hành trình tìm kiếm tâm. Có lẽ tâm ở trong thân. Có lẽ tâm ở sau con mắt. Có lẽ tâm ở mấy sợi thần kinh, ở mấy nếp nhăn trên vỏ não hay tâm ở vùng dưới đồi, hypothalamus…Không thấy đâu cả. Hay tâm ở ngoài thân. Ở nơi sắc tướng, nơi âm thanh, nơi mùi hương, nơi vị giác… cũng không thấy. Hay tâm là ý? Giác quan thứ sáu, núp sau năm giác quan tai mắt mũi lưỡi mà ai cũng biết. Cũng không thấy. Hay tâm là thức? Là cái nhận biết, biện biệt, so sánh, đánh giá nằm… sau cái ý, luôn xô đẩy con người vào chốn thị phi hơn kém, tham sân si, mạn, nghi, kiến? Cũng không phải. Hay tâm ở trong cái hủ chứa, còn gọi là tàng thức, tích cóp đủ thứ trên đời, từ ngàn kiếp rong chơi, những chủng tử, những hạt mầm. Cũng không phải.
Đệ tử nói: “Con không tìm thấy tâm đâu cả”.

Thiền sư nâng người đệ tử nhiều ngày đêm đã quỳ trên tuyết giá toàn thân gần như sắp đóng băng đứng lên, cho dựa vào người mình rồi ân cần bảo:
“Vậy là ta đã an tâm cho con rồi đó”.

Thì ra, tìm không thấy tâm đâu tức là đã làm cho tâm an. Mà thiệt. Tâm tưởng có mà không có. Không nắm bắt được. Tâm quá khứ, tâm hiện tại, tâm vị lai đều không thể tìm thấy (bất khả đắc). Tâm vô sở trụ. Không trụ vào đâu cả, không dính vào đâu cả thì biết đâu mà tìm! Tâm mà trụ thì tâm bất an ngay, bị “quái ngại”, bị “khủng bố” ngay. Tâm “vô sở đắc”, “tâm bất sinh”…

Trong suốt hành trình tìm kiếm tâm đó có lẽ đệ tử đã mệt nhoài, đôi lần suýt ngất, rơi vào trạng thái vô ngã thực sự, đã không qua khỏi mắt vị thầy…

Đừng tìm kiếm mất công. Nó sẵn đó. Nó luôn sẵn đó. Vằng vặc. Mênh mông. Thuần khiết. Thanh tịnh. Thường hằng. “Bất sinh bất diệt, bất cấu bất tịnh…”.

Khi Thức kia thành Trí thì đã trở thành một “đại viên cảnh trí” hay “nhất thiết chủng trí”. Mạt-na thành Bình đẳng chánh trí, không phân biệt nữa và giác quan thứ sáu kia thành Diệu quan sát trí. Chân không mà diệu hữu. Diệu hữu mà chân không. Vui thay!

Cho nên Trần Nhân Tông bảo: “Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền”.

Tôi học được một chữ Hán. Chữ tướng, gồm một bên là chữ mộc (cây), một bên là chữ mục (mắt). Căn với trần gặp nhau thì thành cái tướng, cái hình thể, cái trình hiện, bày biện ra cho thấy. Khi thêm vào một chữ tâm thì thành chữ tưởng, sinh sự ngay, nào phân biệt, nào dính mắc, phan duyên lằng nhằng, chằng chịt, gỡ không ra!
Tiếng Việt hay thiệt: Tướng với Tưởng chỉ khác nhau chút xíu ở cái dấu sắc thành dấu hỏi đó thôi!

Đỗ Hồng Ngọc

Thứ Bảy, 15 tháng 10, 2016

Nghệ thuật... ngủ - Bác Sĩ Đỗ Hồng Ngọc

Kết quả hình ảnh cho ngủCó người nói ngủ chiếm một phần ba cuộc đời, uổng phí quá! Đừng ngủ thì lợi hơn! Nhưng lợi đâu không thấy chỉ thấy mất ngủ vài ba đêm thì đầu óc không sảng khoái để làm việc, năng suất thấp, mất ngủ lâu dài hơn thì dẫn tới bệnh tâm thần và cuối cùng thì thay vì cuôc sống dài ra lại bị rút ngắn đi một cách đáng tiếc!

 Không biết tại sao ngày càng có nhiều người mất ngủ trên thế giới phẳng này! Thuốc ngủ là một trong những thứ thuốc bán chạy nhất hiện nay trên thế giới.
Hình như đời sống ngày càng bận rộn, ngày càng náo động, ngày càng bất an, đầy “điên đảo mộng tưởng” thì con người ngày càng mất ngủ. Và đó cũng là lý do tại sao ngày nay người ta càng cần tới… Thiền.

Phải, chỉ có thiền mới có thể “cứu rỗi” một thế giới đầy náo loạn như vậy! Thiền cũng có thể thay cho… ngủ, dù thiền không phải là ngủ, trái lại thiền là tỉnh giác. Thế nhưng, về mặt sinh học, thiền tiêu hao năng lượng rất ít, ít hơn cả giấc ngủ, nhờ đó tiết kiệm được năng lượng, không phải tiêu hao cho cái tâm náo động. Khi tâm được an, “an tịnh tâm hành” thực sự thì năng lượng tiêu hao giảm hơn một nửa. Nhưng không phải ai cũng thành công với thiền nên “một nghệ thuật ngủ” là cần thiết để giảm bớt… thuốc ngủ!

Có một “nghệ thuật… ngủ” như sau: Khi nào buồn ngủ thì đi ngủ ngay.

Cư trần lạc đạo thả tùy duyên.

Cơ tắc xan hề khốn tắc miên!

Đừng ráng. Ráng thì khó mà dỗ lại giấc ngủ! Chưa buồn ngủ thì kệ nó, việc gì phải ngủ! Cơ thể sẽ biết cách tự điều chỉnh, nghĩa là biết cách ngủ bù! Tiếng Việt ta thiệt hay. Không nói mắc ngủ mà nói “buồn ngủ”? Vì buồn mới dễ ngủ. Vui khó ngủ. Vui là kích thích, là hào hứng, là rộn rả.. Thở gấp, tim đập nhanh, huyết áp tăng. Buồn, mọi thứ xìu xuống. Giảm kích thích. Thở chậm, tim đập chậm và huyết áp cũng giảm.

Cho nên cách dỗ giấc ngủ tốt nhất là làm cho cơ thể rơi vào trạng thái “buồn”. Đó là cách tách “thân xác” ra khỏi “thân hơi”. Buông xả toàn bộ thân xác, như rả nó ra, xì nó xuống, làm cho nó xẹp lép, hết căng. Đặt tay chân trong tư thế tự nhiên không gò ép, miễn dễ chịu.Khi “thân xác” đã xẹp lép, lửng lơ như vậy rồi thì tập trung chú ý tới “thân hơi”, tức là hơi thở của ta. Không cần phải cố gắng điều khiển hơi thở, ráng sức điều hoà hơi thở chi cả. Bởi còn ráng, còn cố gắng thì còn căng, không gọi là buông xả đựơc! Cứ để “thân hơi” tự nhiên, nó sẽ biết lúc nào vào lúc nào ra, lúc nào nhiều lúc nào ít. Nó có cơ chế điều chỉnh tự động tùy nồng độ dưỡng khí (O2) và thán khí (CO2) tác động lên trung khu hô hấp ở hành tủy. Vậy là ta rơi vào… giấc ngủ lúc nào không hay!

Cái khó lúc mới tập là ta thường dễ bị tràn ngập bởi những ý tưởng này nọ, những tính toán, những giận hờn, những âu lo… làm ta sôi lên. Mà đã sôi lên thì có trời mới ngủ đựơc! Lúc đó nếu ta biết cách dùng thân hơi “dụ” thân xác, bằng cách tập trung theo dõi xem thân hơi đang dở trò gì, xì xọp ra sao, nhanh chậm, nhiều ít ra sao một lúc ta sẽ cắt đứt được dòng nghĩ tưởng. Thần kinh của ta trong cùng một lúc không thể nghĩ đến hai việc. Đã nghĩ việc này thì quên việc kiaKhi ta nghĩ đến thân hơi, tập trung quan sát nó, thì ta đã đánh lạc hướng những cái nghĩ tưởng khác. Đã có người khuyên nên dỗ giấc ngủ bằng cách đếm sao trên trời hoặc nghĩ đến một dòng sông tuổi thơ, một bãi biển vắng người…! Thật ra đếm sao cũng còn căng thẳng, mất công nhớ số; nghĩ đến dòng sông tuổi thơ thì nhớ chuyện tắm ở truồng… Cứ chuyện này dắt chuyện kia mãi không ngớt.

Chỉ có cách tìm một cái gì đó thật trung tính, không tạo kích thích thì đó là cách quan sát thân hơi. Thân hơi sẵn có, không phải tìm kiếm đâu xa, ngay trước mũi mình, cũng không đòi nghĩ tưởng gì cả. Bởi ta phải thở bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu. Thở ở trong ta mà như ở ngoài ta, chẳng cần ta, chẳng có ta. Thử hít một hơi thiệt dài, thiệt mạnh, thiệt sâu xem sao? Chỉ một lúc là đầu váng mắt hoa, phải tự động thở ra ngay, không muốn không được. Thử thở ra một hơi thiệt dài, thiệt mạnh, thiệt lâu xem sao! Chỉ một lúc là nó tự động thở vào, không muốn không đựơc! Nói cách khác, cái “thân hơi” đó nó tự ý, tự động. Do đó, ta có thể dùng thân hơi như một công cụ để … dụ thân thể quên đi tất cả những chuyện khác. Mà đã quên thì hết căng, hết căng thì xìu, xìu thì… buồn, buồn thì… ngủ vậy !

Thứ Sáu, 14 tháng 10, 2016

Chiều Trong Quán Cà Phê

image1

Chiều Trong Quán Cà Phê


Cây viết đã hết mực
Bình minh chìm trong tách cà phê
Em hãy uống sữa
Chúng tôi sẽ đi vào lúc mười hai giờ trưa
Giờ mặt trời đi xuống
Mấy giờ xe lửa chạy


Em là gái của tám phương trời
Anh là trai của vô phương mù mịt
Chỉ còn tách cà phê
Chỉ còn sự trung thành của tách cà phê
Với dòng nước đen của đời anh
Rồi vũ trụ sẽ tan tành như khói thuốc
Anh sẽ hiện về
Trong từng phím nhạc em đàn đêm lạnh
Em đã đi
Anh không đến đâu
Chỗ hẹn vắng người
Trời mưa trong đáy giếng đầu đông
Chiều nay
Tôi buồn như gió lạ
Thổi về trên mái rạ
Đêm khuya.

Thứ Năm, 13 tháng 10, 2016

Chim Bạch hạc

Những Tấm Hình Về Hạc Hương Nhiếp Ảnh 
( Ảnh chụp Quê hương lòai Hạc hay là Vùng Xóm Hạc)  
Nhiếp ảnh gia: Ôn Vũ Lộ (WenYulu) 
Chụp ở vùng
 Trát Long (Zhalung) thuộc vùng Hắc Long Giang.







































Máy chụp :CANON EOS 300D

CÂY KHÔ

Cây Manzanita mọc ở Bắc California có màu nâu đỏ, khi khô đi và được dòng nước bào mòn sẽ có bề mặt nhẵn bóng . Một số nhà điêu khắc dùng loại cây này để tạo dáng cho các tác phẩm điêu khắc  của mình .
Matt Torrens, một nghệ sĩ yêu điêu khắc, có sở thích đi dạo dọc bãi biển để thu nhặt những cành khô của cây Manzanita bị cuốn theo dòng nước dạt vào bờ… Và chàng nghệ sĩ người Mỹ  này sáng tạo một nghệ thuật độc đáo : biến những cành cây khô thành những con thú đủ chủng loại, từ gấu cho đến hươu nai …




























Góc Thư giản

Khi thấy chữ nhỏ muốn cho to ra, hãy nhấn vô Ctrl Key (bên trái phía dưới bàn gõ) đồng thời gõ vô Key dấu + (góc phải phía trên). Nếu gõ một lần chữ chưa đủ lớn, thì gõ hai lần, ba lần ...
Ngược lại, Bấm Ctrl KeyKey dấu -( kế góc phải phía dưới ), chữ sẽ nhỏ lại.