Thứ Năm, 11 tháng 8, 2016

HÃY THỰC TẬP THIỀN ĐỊNH -Thích Giác Chinh

ngoithien_02
Nếu có gặp vấn đề gì khó khăn, đau buồn hay khổ sở hãy thiền định, và thực tập như vậy giải quyết tất cả những vấn đề của bạn thông qua việc thực hành này.
Hãy để ra một bên những gì kinh điển giáo điều, và hãy loại trừ những phỏng đoán không ăn nhằm gì với nội tâm. Hãy tiếp tục thiền định. Hãy thanh lọc đầu óc và trí tư duy của bạn với những tạp hoá của các loại học thuyết tôn giáo, nó không cần thiết trong lúc này; hãy để chính mình chảy vào dòng nước tươi mát của sự cảm nhận trực tiếp từ trong nội tâm. Hãy tiếp tục thiền định, tiếp tục như vậy. Hãy hướng lòng bạn vào những lời dẫn dắt từ bên trong; sự huyền diệu sẽ cất lên tiếng nói của sự thiêng liên có câu trả lời cho mọi vấn đề của cuộc đời.
Hãy sống và thực hành một cách chân thành như vậy. Nếu một người sống, kiếm sống và thực hành sự chân thật, thì không cần phải thay đổi đáng kể đời sống bên ngoài để nhận ra sự hiện diện của một đời sống nội tâm.
Hãy nghĩ rằng một ngày nào đó bạn sẽ đột nhiên phải rời xa tất cả những thứ trong thế giới này, mặc dù bây giờ chúng tạm thời thuộc về bạn, bạn không thuộc về ai cả và không ai thuộc về bạn cả, không thường còn sẽ nhắc nhỡ bạn về điều đó, do đó hãy làm quen và trải nghiệm với đời sống nội tâm của chính mình, nó thuộc về bạn, ngay bây giờ, hãy tiếp tục như vậy. Hãy chuẩn bị cho chuyến du hành trong sự biến đổi vô thường đó bằng chính kinh nghiệm trực tiếp, hãy thiền định y như vậy, hãy đi trên quả khinh khí cầu mang nhận thức như vậy.
Hướng vào trong để nhanh chóng làm tăng sự phát triển tâm linh của người thực hành. Chính mình, những ai thành tâm muốn tìm hiểu, không kể đến tôn giáo của bạn là gì, bạn sẽ trực tiếp trực nhận kinh nghiệm.
Thực tập thiền định sẽ cho phép những kinh nghiệm trực tiếp của sự thật, không giống như những tranh cãi hoặc mường tượng mang tính lý thuyết của các bộ kinh điển. Đạo Đức và bình an sẽ lan tỏa khắp mọi nơi thông qua sự hiện diện của việc nhận thức và thực hành như vậy.
Vào trong thiền định sẽ thấy tất cả vũ trụ và hoà cùng vũ trụ bao la mênh mông không hạn định, đời sống đó không có giới hạn.
Hãy từ bỏ các cuộc chiến tự sát, các hận thù giữa các giống dân, chiến tranh chia rẽ vì tôn giáo, chúng không giải quyết được vấn đề gì, chỉ càng thêm rắc rối; và hãy thận trọng và ý thức trước sự độc hại xoay vòng của chủ nghĩa vật chất. Xu hướng của thế giới hiện đại, đặc biệt là nền văn minh, đã có nhiều người làm và nhiều sự lựa chọn vì chúng, với ta hãy chọn đời sống bên trong và hãy nhận ra sự cần thiết của việc quảng bá sự tự giải thoát và giải thoát dựa vào thiền định một cách cân bằng giữa đời sống vật chất và tâm linh, sẽ giúp ích nhiều cho thế giới.
Với sự trở về và hướng vào bên trong, bạn chính là người đang nhập cuộc trong cuộc chiến, chiến trường thật sự là một chiến trường về tâm lý, và các nhân vật khác nhau trong trận chiến đó không gì khác hơn thực ra là các xu hướng tâm lý khác nhau bên trong hành giả đang tự tranh đấu với bản thân mình; hướng đến và đi vào cuộc chiến ấy, với cảm hứng này, cùng với một tâm chân thành muốn thẩm thấu trực tiếp vào dòng nước tươi mát thì người chiến sĩ ấy phải chiến thắng chính mình, nơi đó không có người để thắng.
Thông qua trực nhận đó bạn đang và hãy tự cảm nhận mình như là khối xương và thịt, mà không hơn không kém chỉ là cái tổ của mọi thứ phiền não. Hãy thiền định không nghỉ, và hãy làm như vậy để bạn có thể nhìn thấy cái Vô cùng tận của nội tâm, giải thoát khỏi mọi dạng đau khổ. Hãy từ bỏ việc là tù nhân của khối xương thịt thân xác; sử dụng chìa khóa bí ẩn của thiền định mà chính bạn đang nắm giữ, học cách thoát vào sự tự do tuyệt đối, nơi đó hiện hữu sự bất diệt - vô sanh.
 Bài pháp học và pháp hành ứng dụng kết thúc Khoá mùa Xuân tại Pháp Thuận Thiền Viện – Dharma Meditation Temple,
San Diego, California, USA., tháng 4/2016,
Trân trọng,
An vui với Lòng từ,
 Thich Giac Chinh
(Nguồn  : Thu viện Hoa sen )

TRÒ CHUYỆN VỚI THIỀN SƯ NHẤT HẠNH QUANH BÀI "BÔNG HỒNG CÀI ÁO"


Được biết, sau khi tác phẩm ra đời, Thiền sư đã phát động phong trào cài hoa hồng để tưởng niệm về công ơn mẹ. Xin Thiền sư cho biết lần đầu tiên phong trào này được phát động là vào mùa Vu Lan năm nào, tại đâu? Thiền sư có gặp sự trở ngại nào chăng khi đưa ra một nét văn hóa tuy đẹp đẽ song cũng rất mới lạ này?
Bài này gửi qua chị Trương thị Nhiên. Chị Nhiên và đoàn Sinh Viên Phật Tử đọc xong rất cảm động nên quyết định đem chia sẻ cho mọi người. Họ bàn nhau chép tay ba trăm bản làm quà tặng cho những bạn bè của họ trong các phân khoa Đại Học Sài Gòn. Mỗi bản chép tay đều có gắn thêm một chiếc hoa màu hồng cho người còn mẹ hay màu trắng cho người mất mẹ, hay mất mẹ. Rằm tháng bảy năm ấy họ họp nhau lại tại Chùa Xá Lợi, làm Lễ Bông Hồng Cài Áo lần đầu tiên. Anh Tôn Thất Chiểu, một thành viên của đoàn Sinh Viên Phật Tử đã gửi cho Hòa Thượng Thích Đức Tâm, hồi đó đang làm chủ bút cho nguyệt san Liên Hoa của Giáo Hội Tăng Già Trung Phần. Tập San Liên Hoa đã đăng nguyên bài dưới tựa đề là Nhìn Kỹ Mẹ. Hòa Thượng Trí Thủ, bổn sư của Hòa Thượng Đức Tâm, đọc được đoản văn trên nguyệt san Liên Hoa đã khóc vì cảm động.
Sau đó Bông Hồng Cài Áo được in ra nhiều lần, một số các chùa bắt đầu tổ chức Lễ Bông Hồng Cào Áo. Từ đó, Lễ Bông Hồng Cài Áo đã trở thành một truyền thống. Tôi không nghĩ là đã có những trở ngại trong khi phong trào được lan rộng. Năm 1964, nhà xuất bản Lá Bối ra mắt độc giả bằng quyển Bông Hồng Cài Áo, in khổ ốm dài để có thể bỏ vào bì thư gửi tặng bạn bè trong ngày Vu Lan. Quyển sách nhỏ này đã phải tái bản nhiều lần. Năm 1965 đoàn Cải Lương Thanh Nga đã dựng và trình diễn vở tuồng Bông Hồng Cài Áo và có mời tôi tham dự.
Tại trong nước cũng như tại ngoại quốc, đoản văn Bông Hồng Cài Áo đã được dịch và in ra nhiều thứ tiếng trong đó có tiếng Anh, Pháp, Đức, Hà Lan, Trung Hoa, Nga, Thái Lan và tiếng Lào.
Lễ Bông Hồng Cài Áo tổ chức tại Làng Mai mỗi mùa Hè kể từ năm 1983 đã làm theo tinh thần Việt Nam, khác truyền thống Nhật. Lễ này không những để vinh danh người Mẹ mà cũng để tưởng nhớ và vinh danh người Cha nữa. Mỗi người được cài hai chiếc hoa hồng, một dành cho Mẹ và một dành cho Cha. Chiếc hoa dành cho Cha nằm hơi cao lên một chút để phân biệt với hoa cho Mẹ. Và anh sẽ cài một hoa hồng cho Cha khi Cha còn sống, một hoa hồng cho Mẹ khi Mẹ còn sống.
Mình nên hiểu chữ hồng trong bông hồng là đỏ. Cài hoa hồng thì cài hoa hồng đỏ. Cài hoa khác như hoa cẩm chướng thì cẩm chướng màu cũng đỏ, không nhất thiết là phải có hoa hồng (rose).Và khi Mẹ không còn, Cha không còn thì được cài hoa trắng . Các đệ tử người Hoa của tôi khi làm lễ Bông Hồng Cài Áo đầu tiên tại Đài Loan năm 1995 thì họ dùng hoa cẩm chướng màu đỏ và trắng cho buổi Lễ Cài Hoa tưởng nhớ Mẹ Cha. Mẹ Cha còn thì cài hoa cẩm chướng màu hồng. Mẹ Cha mất thì cài hoa cẩm chướng màu trắng. Bất cứ hoa gì cũng được kể cả hoa lan.
Nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ đã phổ nhạc thành công ca khúc Bông Hồng Cài Áo từ bài văn của Thiền sư, góp phần đưa nghi thức cài hoa hồng vào sâu trong đời sống văn hóa dân tộc. Xin cho Thiền sư cho biết cảm nhận mình của khi nghe bài hát ấy - lần đầu tiên cũng như bây giờ?
Phạm Thế Mỹ làm Bài Bông Hồng Cài Áo rất dễ dàng và tự nhiên như thở vào thở ra , tự nhiên như bước chân đi dạo, tự nhiên như khi nâng chén trà lên uống. Tôi không thấy tôi và nhạc sĩ là hai người khác nhau khi nghe ca khúc Bông Hồng Cài Áo, trước kia cũng vậy và bây giờ cũng vậy.
Là một người rất quan tâm đến giới trẻ Việt Nam nói riêng và giới trẻ trên toàn thế giới nói chung, Thiền sư có nhắn nhủ điều gì với các bạn trẻ nhân mùa Vu lan năm nay?
Cơ hội của một nụ hoa.2.jpgNgày Lễ Bông Hồng Cài Áo không phải là chỉ để tưởng nhớ công ơn Mẹ Cha. Các bạn phải biết thực tập nhìn sâu, tức là thực tập thiền quán trong ngày ấy. Phải thấy được những tài năng, đức hạnh và nét đẹp nào mà mình đã tiếp nhận từ Cha và từ Mẹ. Rồi thấy được Cha và Mẹ không phải là những thực tại có ngoài mình mà đang có ngay trong mình. Mình là sự tiếp nối của Cha, mình là sự tiếp nối của Mẹ. Và mình mang Mẹ mang Cha đi về tương lai. Phải biết mỉm cười cho Mẹ, thở cho Cha và bước đi cho cả hai. Sự tiếp nối đẹp đẽ của Cha Mẹ nơi mình là biểu hiện cụ thể nhất cho lòng Hiếu.
Nếu bạn lỡ có những khó khăn với Cha hay Mẹ thì đừng nghĩ cạn là Mẹ không thương, Cha không thương. Có thể những vụng về trong quá khứ về phía Cha Mẹ đã tạo ra những lớp khổ đau đè nặng và làm khuất lấp tình thương ấy. Mình biết nếu có gì xảy ra cho mình thì Cha Mẹ sẽ khóc hết nước mắt.. Và nếu có gì xảy ra cho Mẹ hay cho Cha thì mình cũng sẽ khóc hết nước mắt. Phải thấy rằng các vị đã có nhiều khổ đau và khó khăn mà chưa đủ khả năng chuyển hóa nên đã tự làm khổ mình và làm khổ lây đến các con. Mình cũng vậy. Mình đã khổ đau vì hiểu lầm, vì bực tức, và do đó đã lỡ nói những lời không dễ thương, có những phản ứng không đẹp đẽ với Cha và với Mẹ. Bên nào cũng chịu một phần trách nhiệm.
Thấy được cái khổ của Cha, của Mẹ, mình tìm cách giúp Cha và giúp Mẹ. Mình phải biết nói lời hối lỗi đã không giúp được Mẹ Cha mà còn làm cho Cha Mẹ khổ đau thêm. Sử dụng pháp lắng nghe và ái ngữ để tái lập được truyền thông, để dựng lại thâm tình, đó là điều mình có thể làm được. Tôi có nhiều vị đệ tử đã làm được việc đó, người Việt cũng như người ngoại quốc.
Có những người trẻ dại dột đã đi tự tử. Đó là một hành động tuyệt vọng, nhưng cũng là một hành động trừng phạt. Trừng phạt người đã làm mình khổ, trong trường hợp này, đó là những vị sinh thành ra mình. Ta sinh ra đời để thương yêu, không phải để trừng phạt. Chết như thế là một sự thất bại. Nếu bạn là Phật tử, bạn phải biết giáo pháp đức Thế Tôn có công năng chuyển rác thành hoa, biến phiền não thành bồ đề, dựng lại tình thâm từ xác chết hận thù. Cha Mẹ là Bụt đó, đừng đi tìm Bụt nơi nào khác. Ngày hôm nay bạn nói được câu gì, làm được cử chỉ gì để Mẹ vui, để Cha vui thì làm ngay đi, đừng để tới ngày mai, sợ rằng muộn quá. Đọc Bông Hồng Cài Áo để nhớ điều đó. Tôi chúc bạn một ngày Vu Lan thật ngọt ngào, thật hạnh phúc, thực tập thành công.
Nếu bạn được cài bông trắng, nên quán chiếu là Cha hoặc Mẹ vẫn còn còn trong bạn và có mặt trong từng tế bào của cơ thể bạn. Đưa bàn tay lên nhìn, bạn sẽ thấy bàn tay ấy của bạn mà cũng là bàn tay của Cha, của Mẹ. Trong bàn tay bạn, có bàn tay của Cha, của Mẹ. Bạn hãy đưa bàn tay ấy đặt lên trán và sẽ thấy, đó là bàn tay của Mẹ hay của Cha đang đặt trên trán bạn. Thật là nhiệm mầu.
Ta hãy tôn vinh Mẹ, tôn vinh Cha trong trái tim. Bụt dạy: Vào thời không có Bụt ra đời thì thờ Cha thờ Mẹ cũng là thờ Bụt. Đây là điều tôi muốn nói với các bạn trẻ ở Việt Nam cũng như trên thế giới.


Tôi không hề có ý định phát động phong trào Cài Hoa Hồng để tưởng niệm về công ơn mẹ. Phong trào ấy tự động phát khởi một cách tự nhiên mà thôi. Điều đó cũng làm cho tôi ngạc nhiên. Hồi đó, năm 1962, sau chín tháng nghiên cứu về khoa Tỷ Giáo Tôn Giáo tại Princeton University, tôi về nghỉ hè tại Camp Ockanickon ở Medford thuộc tiểu bang New Jersey, Hoa Kỳ. Ban ngày tôi chơi và nói chuyện với thanh thiếu niên về Văn Hóa Việt Nam và đi chèo thuyền trên hồ, ban đêm tôi viết văn. Tôi đã viết đoản văn Bông Hồng Cài Áo trong một căn lều gỗ người trẻ dành cho tôi. Viết xong tôi gửi cho các vị đệ tử của tôi trong đoàn Sinh Viên Phật Tử Sàigon do tôi hướng dẫn.

Góc Thư giản

Khi thấy chữ nhỏ muốn cho to ra, hãy nhấn vô Ctrl Key (bên trái phía dưới bàn gõ) đồng thời gõ vô Key dấu + (góc phải phía trên). Nếu gõ một lần chữ chưa đủ lớn, thì gõ hai lần, ba lần ...
Ngược lại, Bấm Ctrl KeyKey dấu -( kế góc phải phía dưới ), chữ sẽ nhỏ lại.