Thứ Ba, 10 tháng 1, 2017

Bài tập thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Bài tập chuyển động
Cổ di chuyển theo ba đường bao gồm di chuyển trước sau, nghiêng trái phải, và xoay. Bạn có thể làm các bài tập bất kỳ khi nào rảnh rỗi. Hãy tập như một thói quen hàng ngày.
Bài tập 1: Ngồi hoặc đứng, để đầu thẳng. Nhìn lên trần nhà  sau đó nhìn xuống sàn nhà với nhịp điệu chậm. Lặp lại động tác 5 lần
bài tập thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
Bài tập 2Tiếp theo, nghiêng cổ từ phải qua trái và ngược lại. Cố gắng chạm tai vào vai,nhưng không dịch chuyển vai. Thực hiện mỗi lần nghiêng cổ 2 bên như vậy 5 lần.
bài tập thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
 Bài tập 3: Xoay cổ sang một bên rồi quay sang bên còn lại, cố gắng xoay cằm thẳng với vaiLặp lại 5 lần mỗi hướng
bài tập thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Bài tập cơ cân bằng

Những bài tập thoát vị đĩa đệm cột sống cổ  này cho phép các cơ phát triển mà không thực sự di chuyển cổ. Người tập đứng hay ngồi đều tập được.

 Bài tập 1: Lồng hai tay ôm phía sau đầu. Bây giờ bạn sẽ phải làm hai việc cùng một lúc là dùng tay đẩy đầu về phía trước trong khi cổ dụng lực để giữ nguyên vị tríGiữ nguyên tư thế trong 10 giây rồi thư giãnBạn phải thắt chặt các cơ bắp để giữ cổ ở vị trí trung lậpLợi ích của bài tập là bạn có thể luyện cơ mà tạo ít áp lực lên đĩa đệmĐiều này sẽ giúp tránh chấn thương khi tập.
bài tập thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
Bài tập 2: Đặt hai bàn tay trước trán, cố gắng nghiêng đầu về phía trước, trong khi tay đẩy đầu ra sau. Giữ tư thế đầu trong 10 giây.
Đặt bàn tay phải lên thái dương, sử dụng tay còn lại giữ tay kia. Đầu nghiêng về vai phải trong khi vẫn ở vị trí trung lập bằng cách tay đẩy sang trái. Giữ tư thế trong 10 giây, thư giãn và làm lại với phía bên kia.
Ngoài việc áp dụng bài tập thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, người bệnh cần kết hợp với nhiều biện pháp khác để có phác đồ điều trị liền mạch, hiệu quả cao.
bài tập thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Thứ Hai, 9 tháng 1, 2017

Cuộc Đời Màu Hồng - Y Phương - VCH

Bài hát Cuộc Đời Màu Hồng là bản dịch từ bài hát La Vie En Rose của Pháp do ca sĩ lừng danh Edith Piaf trình bày. Bản tình ca La Vie En Rose  là một trong 10 bài hát của Pháp được hưởng bản quyền tác giả nhiều nhất trên sân khấu nghệ thuật quốc tế. Đối với giới trẻ, Piaf là biểu tượng của sự vùng lên.

Sinh ngày 19/12/1915, bị cha mẹ bỏ rơi, Edith Giovanna Gassion phải sớm bươn chải để tìm kế sinh nhai. Mãi đến năm 20 tuổi, cô gái hát rong có chất giọng đặc biệt này mới được một ông chủ quán cabaret, Louis Leplée chú ý. Sự nghiệp của «La Môme - Con nhóc» chỉ bắt đầu từ đó. Piaf nhanh chóng trở thành một ngôi sao trong thế giới ca nhạc, phòng trà của Paris thời đó. Bà hợp tác với các nhà soạn nhạc nổi tiếng Paris thời bấy giờ, để cho ra đời những ca khúc như Mon Légionnaire,L'Accordéoniste ...

Nhưng đến năm 1946, sự nghiệp của bà bước sang một khúc quanh mới với La Vie En Rose. Tới nay, ca khúc này vẫn là một trong những bản nhạc được biết đến nhiều nhất, dù là đối với khán giả trên nước Nga rộng lớn, hay đối với giới sành điệu trên xứ Hoa anh đào.
Trong đêm ngày 10/10/1963 nữ nghệ sĩ Edith Piaf đã trút hơi thở cuối cùng. Thọ 47 tuổi. Nửa thể kỷ sau, bà vẫn là tiếng hát tiêu biểu nhất của nước Pháp qua mọi thời đại. Những ca khúc nổi tiếng nhất của bà cũng như cuộc đời đầy sóng gió và bất hạnh của La Môme  Piaf vẫn làm mê hoặc thế giới.

Thành phố New York đi tiên phong trong các hoạt động tưởng niệm thiên tài Edith Piaf với hai chương trình đặt biệt vào giữa tháng 9/2013. Sinh thời, Piaf là nữ nghệ sĩ Pháp đầu tiên chinh phục khán giả Mỹ. Năm 1947, Piaf đã chọn làm bệ phóng để khởi đầu sự nghiệp của bà trên đất Mỹ. New York là nơi tác giả của những ca khúc đã đi vào lòng người như Milord L'Hymne à l'Amour  khởi đầu sự nghiệp trên đất Hoa Kỳ. Chính tại thành phố này, bà đã gặp, yêu và vĩnh viễn bị cướp đi mối tình lớn nhất trong cuộc đời là võ sĩ quyền anh, Marcel Cerdan.

Những thử thách dồn dập của cuộc đời, rượu và thuốc lá, ma túy giết dần giết mòn người đàn bà đầy nghị lực như Edith Piaf. Ngày 10/10/1963, bà qua đời ở Grasse, miền nam nước Pháp, thọ 47 tuổi. Edith Piaf để lại một di sản nghệ thuật đồ sộ hơn 100 bài ca bất hủ, gần một chục bộ phim. Nửa thế kỷ sau, nhiều thế hệ nghệ sĩ trẻ trên thế giới vẫn thần tượng «La Môme Piaf».

Lady Gaga từng cho biết ý định mua cho bằng được một vài kỷ vật của cố danh ca Pháp, chẳng hạn như một chiếc áo của bà, hay một chai nước hoa đã luôn gắn liền với Edith Piaf. Cũng Lady Gaga từng khẳng định rằng trong cô có chút gì của Piaf bởi sinh thời, Edith Piaf còn là biểu tượng của sự vùng lên, bà không chấp nhận đi theo những con đường đã được vạch sẵn. Chẳng thế mà ở vào đầu thập niên 60, Edith Piaf trong những ngày tháng cuối cùng của cuộc đời đã từng cặp đôi với một người tình trẻ hơn bà đến 20 tuổi (Thanh Hà).

Mời các bạn thưởng thức bài Cuộc Đời Màu Hồng với tiếng hát nhẹ nhàng, truyền cảm của Y Phương và hình chụp của VCH tại nhiều nơi khác nhau ở Việt Nam, Mỹ, Indonesia.


Thứ Bảy, 7 tháng 1, 2017

Thiền sư Thích Nhất Hạnh: “Con người có quá nhiều tham, ái, sân si – đau khổ vì không biết xử lý vấn đề của mình”

Chúng ta hít thở mỗi ngày nhưng hầu như không ý thức đường từng hơi thở ra, vào. Thực tập hơi thở giúp chúng ta biết cách để sống ở hiện tại: Hít vào tôi biết mình đang sống. Thở ra tôi mỉm cười với cuộc sống này.
Chúng ta thường nói tới con đường: con đường giải thoát, con đường hạnh phúc, con đường hòa bình. Khi có ý niệm về con đường, chúng ta đồng thời cũng có ý niệm là vẫn còn đang trên con đường đó, nghĩa là chúng ta chưa tới. Nếu chúng ta đang trên con đường đi tới hạnh phúc, thì chúng ta chưa có hạnh phúc. Nếu chúng ta đang trên con đường đi tới hòa bình, thì chúng ta chưa có hòa bình.
Trong cuộc sống hàng ngày, cơ thể của bạn ở hiện tại nhưng hơi thở lại ở đâu đó với lo lắng, muộn phiền…
Cuộc sống chính là giây phút hiện tại. Quá khứ đã qua, tương lai chưa tới. Khi chúng ta tập trung vào hiện tại, chúng ta có thể sống sâu sắc và kết nối với những yếu tố chữa lành và nuôi dưỡng tâm hồn xung quanh ta.
Với năng lượng của thiền định, chúng ta có thể nhận biết nỗi đau, xoa dịu chúng như người mẹ dỗ dành đứa con đang khóc. Khi chúng ta giận giữ, buồn rầu và sợ hãi với năng lượng của thiền định, chúng ta có thể nhận ra gốc rễ của khổ đau. Chúng ta cũng có thể nhận ra sự khổ đau của những người chúng ta yêu thương. Bằng cách ấy, những nỗi đau sẽ nằm yên như đứa trẻ ngủ ngon trong vòng tay yêu thương của mẹ.
Khi giao tiếp với lòng trắc ẩn, ngôn ngữ chúng ta sử dụng không có sự giận giữ, khó chịu, chúng ta có thể loại bỏ những nhận thức sai lầm. Lắng nghe sâu sắc và nói những lời yêu thương, chúng ta có thể đem đến sự hài hoà và kết nối với cộng đồng bằng sự hiểu biết, hoà bình và hạnh phúc.
Khi lắng nghe người khác một cách sâu sắc, chúng ta không chỉ nhận ra sai lầm của họ, sai lầm của bản thân chúng ta về người khác. Đó là lí do giao tiếp với sự chân thành có thể loại bỏ sự giận giữ và bạo lực. Chúng ta phải đánh thức mọi thứ để kết nối chúng với nhau.
Ở Làng Mai, vài trăm người sống với nhau như một gia đình theo cách rất đơn giản. Họ có cơ hội thực tập với nhau như một cộng đồng, xây dựng tình huynh đệ. Mặc dù cuộc sống đơn giản nhưng họ có rất nhiều niềm vui từ việc bồi đắp sự hiểu biết và lòng từ bi. Thiền định giúp họ chữa lành, chuyển hoá và tạo ra hạnh phúc.
Hạnh phúc là có thật hay không? Liệu chúng ta có thể sờ, nắm lấy hạnh phúc? Mỗi người từng trải qua những giây phút hạnh phúc, và cố nhiên là chúng ta cũng đã có những giây phút khổ đau. Chúng ta thường tự hỏi: ‘Hạnh phúc đó có phải là hạnh phúc chân thật hay không? Khổ đau đó có phải là khổ đau chân thật không ? Hay tự ta làm khổ ta ?’ Vậy nên xét lại cái quan niệm về hạnh phúc và khổ đau là một sự thực tập.
Hạnh phúc chính là con đường bạn đang bước đi, với từng hơi thở. Con người có quá nhiều tham, ái, sân, si. Chúng ta đau khổ bởi chúng ta không biết cách xử lí vấn đề của mình. Thiền định giúp mọi người xử lí đau khổ. Lòng từ bi và sự hiểu biết là điều cần thiết để chữa lành mọi khổ đau trên thế giới này.
Theo Hoài Trần
Trí thức trẻ

Góc Thư giản

Khi thấy chữ nhỏ muốn cho to ra, hãy nhấn vô Ctrl Key (bên trái phía dưới bàn gõ) đồng thời gõ vô Key dấu + (góc phải phía trên). Nếu gõ một lần chữ chưa đủ lớn, thì gõ hai lần, ba lần ...
Ngược lại, Bấm Ctrl KeyKey dấu -( kế góc phải phía dưới ), chữ sẽ nhỏ lại.