Thứ Sáu, 12 tháng 8, 2016

Người Việt Nam vẽ kiểu và xây dựng thủ đô Bắc Kinh

 Tuần san "Sử Địa Cái Thế " xuất bản ở Thiên Tân, số đề ngày 11 tháng 11 năm 1947, sử gia lừng danh của Trung Hoa là Trương Tú Dân đã đặc biệt viết nhiều bài ghi ơn công lao của Nguyễn An, trong đó chủ yếu nhắc nhở: "Dân thành Bắc Kinh ngày nay nên kỷ niệm Nguyễn An, vị công trình sư đời nhà Minh, người An Nam."

   Bắc Kinh trở thành thủ đô của nước Tầu từ năm 1420. Du khách viếng Trung Hoa từ hơn 500 năm qua đều hết lời khen ngợi kiến trúc độc đáo của thủ đô này. Tác giả công trình kiến trúc thủ đô Bắc Kinh ấy là người Việt Nam: Nguyễn An.
  Bài viết này gồm các tiết mục:

 1. Sơ lược giai đoạn lịch sử Tầu Việt.
 2. Từ Yên kinh đến Bắc Kinh.
 3. Nguyễn An là ai?
 4. Công trình kiến trúc thành Bắc Kinh.


Nhiều sử gia Trung Hoa cho rằng ngày nay dân thành Bắc Kinh
nên làm lễ ghi ơn công trình sư Nguyễn An, người Việt Nam, đã vẽ kiểu
và xây kinh đô Bắc Kinh với kiến trúc được công nhận là toàn mỹ.
I. SƠ LƯỢC GIAI ĐOẠN LỊCH SỬ:
A: SỬ TẦU:

Sau khi đánh bại nhà Nguyên, Chu Nguyên Chương lập nên nhà Minh từ năm 1368 và tồn tại được 277 năm (đến năm 1644).
Chu Nguyên Chương (Thái Tổ) làm vua từ 1368 đến 1398 bị bệnh mất, lập cháu nội đích tôn là Chu Doãn Văn làm hoàng đế (Huệ Đế). Các người con khác của Minh Thái Tổ không phục vị hoàng đế trẻ này nên cử binh tranh ngôi. Triều thần hợp sức giúp Huệ Đế trừ được hầu hết các ông chA của vua trẻ là Chu vương Chu Túc, Tề vương Chu Loại Chi, Tương vương Chu Bách, Đại vương Chu Quế, Đàn vương Chu Tiện. Chỉ trừ Yên vương Chu Đệ, một thế lực mạnh nhất, là còn tồn tại.
Chu Đệ là người như thế nào?
Là con thứ tư của Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương cùng Mã hậu, Chu Đệ sinh năm 1360, tướng mạo tuấn vĩ, đặc biệt có bộ râu rất đẹp. Được phong làm Yên vương vào năm Hồng Vũ thứ 3 (năm 1370), lúc ông mới được 10 tuổi nhưng phải đơị đến năm 20 tuổi (1380) mới được lãnh đất phong, chính thức trấn giữ Yên kinh (tên cũ của Bắc Kinh).
Chu Đệ nhanh trí, đa mưu, anh dũng quyết đoán, biết trọng hiền đãi sĩ, được thủ hạ kính phục và suy tôn. Chiến công mà vua cha khen ngợi không tiếc lời diễn ra vào20năm Chu Đệ 30 tuổi. Bấy giờ Chu Đệ cùng Tấn vương Chu Phong được lệnh cất quân đánh Thái úy Nãi Nhi Bất Hoa (Mông Cổ). Trong lúc Tấn vương chần chừ vì sợ, một mình Chu Đệ dẫn quân vượt cửa Cổ Bắc, tiến thẳng đến Di Đô Sơn. Nhờ Đệ biết lợi dụng thời cơ xuất quân tấn công trong lúc tuyết băng phủ kín đất trời, đã khiến Nãi Nhi Bất Hoa trở tay không kịp, phải nộp thành đầu hàng.
Khi vua cha băng hà, biết Huệ Đế muốn tóm thâu quyền bính về một mối, Chu Đệ giả điên nhưng trong bóng tối âm thầm củng cố binh lực, chờ cơ hội. Khi nhà vua trẻ phải đối đầu với nhiều thế lực, kinh thành lúc nào cũng rối loạn. Chu Đệ giương cờ bình nạn, lấy danh nghĩa thảo phạt gian thần ngay từ tháng 10 năm 1399 (năm đầu tiên c ủa vua Huệ Đế, niên hiệu Kiến Văn), nhưng kỳ thật là dấy binh làm loạn, cướp ngôi vua từ tay cháu của mình. Đến năm 1402 , Chu Đệ tiến quân thẳng vào kinh đô, bức Huệ Đế phải phóng hỏa thiêu hủy cung điện.
Chu Đệ chính thức lên ngôi vào tháng 6 năm 1402, xưng là Minh Thành Tổ (Vĩnh Lạc).
Trong 4 năm khởi loạn, nhờ đám thái giám của Huệ Đế vốn không phục quan lại triều đình trở cờ nội gián, Yên vương Chu Đệ biết rõ nội tình ở kinh đô, một yếu tố then chốt để quyết định thắng bại. Chu Đệ biết ơn đám thái giám này và trọng dụng họ.
Trong số những thái giám được trọng dụng có Nguyễn An, người Việt Nam. Nguyễn An được Minh Thành Tổ Chu Đệ giao cho trách nhiệm chỉ huy công trình xây dựng kinh thành Bắc Kinh từ năm 140420và mãi đến 17 năm sau (1420) mới hoàn tất.
B- VIỆT SỬ:

Khi Minh Thành Tổ Chu Đệ lên ngôi, Hồ Hán Thương cử sứ sang mừng, nhân thể xin nhà Minh phong tước cho. Vua nhà Minh cử Dương Bột sang sứ nước ta phủ dụ, và phong cho Thương làm An Nam quốc vương. Từ đấy, sứ thần nhà Minh sang nước ta thường xuyên, chủ yếu là hạch sách, đòi cống nạp, giữ phận chư hầu. Trong số cống nạp, theo lệ, nhà Minh bắt xứ ta phải nạp cho họ các hạng người tài giỏi.
Đúng vào năm Nguyễn An lãnh nhận việc xây dựng thành Bắc Kinh (1404), Hồ Hán Thương sai Phan Hòa Phủ đi sứ sang chầu nhà Minh, dâng voi làm lễ cống.
Vì cha của Hán Thương là Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần nhưng cha con họ Hồ khéo che dấu, ban đầu bịt mắt được sứ nhà Minh nhưng sau triBu Minh đã biết rõ thực hư, muốn gây việc binh đao.
Vào mùa xuân năm 1405, Minh Thành Tổ sai sứ sang nước ta đòi lại đất mà họ nói là ta đã chiếm của họ. Nguyên trước đây khi Hồ Quý Ly mới cướp ngôi, Hoàng Quảng Thành, thổ quan châu Tư Minh, tâu với vua Minh rằng Lộc Châu nguyên là đất cũ của châu Tư Minh, bị An Nam lấn chiếm. Vua Minh cho sứ sang đòi đất này nhưng Quý Ly không nghe. Đến nay (1404), Minh Thành Tổ lại sai sứ sang ta đòi lại đất ấy. Bấy giờ cha con Quý Ly sai Hành khiển Hoàng Hối Khanh làm cát địa sứ (sứ thần có trách nhiệm cắt đất). Hối Khanh bèn cắt đất của 59 thôn ở Cổ Lâu dâng cho nhà Minh.
II. TỪ YÊN KINH ĐẾN BẮC KINH:
Hai cha con Chu Nguyên Chương và Chu Đệ đều lấy đất dấy nghiệp đặt làm kinh đô.
Cha thì chọn Nam Kinh (nay thuộc Giang Tô), vốn là cố đô của Lục triều và Nam Đường xưa kia, làm kinh đô. Với Chu Nguyên Chương, biến cố năm 1356 khi ông đem quân đánh chiếm Nam Kinh, tỏ lộ chí lớn cho bàn dân thiên hạ biết, tự xưng là Ngô Quốc Công. Từ đây, Nam Kinh trở thành đại bản doanh để ông phát triển lực lượng, từ đó dựng nên nghiệp đế. Nam Kinh được làm thủ đô nhà Minh ngót 50 năm.
Con thì chọn Yên kinh bởi vì đây là đất phong của Chu Đệ. Từ đây lực lượng chủ lực của Chu Đệ được hình thành. Chiến công diệt Mông hiển hách của Chu Đệ cũng được xuất phát từ địa bàn này và qua mấy chục năm liền khổ công vun đắp, không còn nơi nào sánh bằng. Thứ đến, việc Chu Đệ dời đô về Yên kinh còn có chủ đích làm=2 0giảm thế lực của Huệ Đế, vị vua trẻ mới bị mất ngôi và không biết sống chết như thế nào. Cuối cùng, ở vào giai đoạn lịch sử này, Tầu còn đang phải đối đầu với Mông Cổ ở phương Bắc, Nam Kinh nằm xéo về phía Nam trong khi Yên kinh nằm về phương Bắc nên có nhiều ưu thế hơn.
Muốn dời đô, trước hết phải di dân. Đó là việc Chu Đệ làm trước hết, ngay sau khi lên ngôi. Vào năm 1403, đổi Yên kinh thành Bắc Kinh. Đến năm 1404 giao cho Nguyễn An làm tổng kiến trúc sư xây dựng thủ đô Bắc Kinh đến 17 năm sau (1420) mới hoàn tất. Từ đó đến nay Bắc Kinh luôn được chọn làm thủ đô của nước Tầu. (Cụm từ "kiến trúc sư" thật ra chỉ mới có kể từ khi giao tiếp với Tây Phương, vào thời khởi công xây thành Bắc Kinh, Nguy n An là người vẽ kiểu và chỉ huy công việc xây cất.)
Nguyễn An trở thành thái giám từ lúc nào?
Muốn tìm hiểu nhân vật đặc biệt này, trước hết hãy lược qua về lịch sử hoạn quan triều Minh, một lực lượng mà các sử gia Trung Hoa đánh giá là đông hơn cung tần mỹ nữ. Một câu nói của vua Khang Hy đời Thanh thường được các nhà nghiên cứu trích dẫn, ghi rằng: "Thời Minh có chín nghìn cung nữ thì nội giám có tới mười vạn người, ăn uống không đủ nên có người bị chết đói."
Theo sử sách Trung Hoa, hoạn quan có mấy nguồn gốc như sau:

* Những tội phạm chịu nhận hình phạt bị thiến bộ phận sinh dục.

* Triều đình chủ trương tìm các thanh thiếu niên tuấn tú của các chư hầu bắt về thiến để dùng làm hầu cE1n ở hậu cung.

* Một số người tự thiến để được vào cung (từ khi hoạn quan lên hương, được trọng dụng).
III. NGUYỄN AN LÀ AI?
Minh sử có ghi rằng vào những năm cuối của Minh Thái Tổ và mấy năm đầu của Minh Thành Tổ, Trương Phụ thường đi sứ sang nước ta. Phụ bắt triều đình nhà Hồ phải cống nạp những người tài và nam nhân tuấn tú. Phụ đem những người này về Tầu bắt phải bị thiến để sung vào lực lượng hoạn quan. Những hoạn quan gốc Việt Nam do Trương Phụ bắt về nổi tiếng có Phạm Hoằng, Vương Cẩn, Nguyễn An, Nguyễn Lăng.
Tài của Nguyễn An sẽ được đề cập sau. Trong số những người đặc biệt ấy, có người được vua Anh Tông nhà Minh tặng biệt danh "Bồng Lai Cát Sĩ". Sách chép rằng Phạm Hoằn g nhã nhặn, bình tĩnh, thanh nhã, có văn tài, thông tuệ hơn người. Thành Tổ rất thích, biết Hoằng có thể đào tạo được, phá lệ cho Hoằng đọc sách trong cung. Sau Hoằng phục vụ mấy đời hoàng đế, hết thảy các đế đều sủng ái. Anh Tông là người sủng ái Hoằng nhất, đã tặng Hoằng biệt danh siêu phàm thoát tục: "Bồng Lai Cát Sĩ".
Trong sách "Thủy Động Nhật Ký" của Diệp Thịnh thời Minh có viết: "Nguyễn An cũng gọi là A Lưu, người Giao Chỉ, thanh khiết, giỏi tính toán, có biệt tài về kiến trúc. Trong các công trình xây dựng kinh thành Bắc Kinh và 9 cửa lầu, 2 cung 3 điện, 3 phủ 6 bộ đều có nhiều công lao to lớn."
Sách "Chính Thống Thực Lục" đời Anh Tông ghi: "Ngày 10 tháng 2 năm Chính Thống thứ 6 (1441), 2 cung 3 điện hoàn thành, vua ban thưởng cho Nguyễn An 50 lạng v àng, 100 lạng bạc, 8 tấm lụa, một vạn quan tiền."
Minh Sử cũng ghi: "Nguyễn An người Giao Chỉ, đầu óc minh mẫn, kỹ thuật tài giỏi hơn người, vâng mệnh vua Thành Tổ xây dựng thành trì, cung điện và các dinh thự của các phủ, bộ, mắt đo bụng nhẩm tính toán đâu vào đó, kết quả đều đúng kế hoạch dự trù, Công bộ chỉ biết tuân theo đó mà chấp hành."
Sách Kinh Kỳ Ký Thắng (tác giả Dương Sỹ Kỳ) đời Minh có ghi thuật công trình kiến trúc quần thể cung điện hoàng đế ở thủ đô Bắc Kinh, đặc biệt ca ngợi biệt tài của Nguyễn An trong công trình tu tạo Cố cung.
Tuần san Sử Địa Cái Thế xuất bản ở Thiên Tân, số đề ngày 11 tháng 11 năm 1947, sử gia lừng danh của Trung Hoa là Trương Tú Dân đã đặc biệt viết nhiều b0i ghi ơn công lao của Nguyễn An, trong đó chủ yếu nhắc nhở: "Dân thành Bắc Kinh ngày nay nên kỷ niệm Nguyễn An, vị công trình sư đời nhà Minh, người An Nam."
Trong bộ sử The Cambridge History of China, phần sử nhà Minh, có ghi lại nhiều chi tiết về việc kiến trúc thành Bắc Kinh, trong đó còn có chú thích Nguyễn An (Juan An - mất năm 1453) bằng chữ Nho nữa. Chúng tôi lược dịch một phần nói về vai trò của kiến trúc sư trưởng Nguyễn An như sau: "... Công trình xây dựng thành đô Bắc Kinh đòi hỏi sự động viên một lực lượng đông đảo thợ giỏi về thủ công và lao động, thường được lấy từ những đơn vị quân binh hoặc những tội phạm khó trị bị kết án khổ sai, cũng như việc trưng dụng vật liệu xây cất từ khắp nơi trong nước, kể cả những nơi xa xôi n hư An Nam vừa mới được sát nhập. Số lượng nhân công không biết đích xác, nhưng ước lượng phải lên tới hàng trăm nghìn người. Kiến trúc sư trưởng là một thái giám người An Nam tên Nguyễn An (mất năm 1453), ông này cũng còn đóng vai trò quan trọng trong công trình tái thiết Bắc Kinh sau đó dưới thời vủa Anh Tông."


Phóng ảnh các trang sách nói đến công trình kiến trúc kinh thành Bắc Kinh
trong bộ sử "The Cambridge History of China, phần Minh sử, Vol. 7, trang 241.
Sách này có khắp các thư viện Hoa Kỳ.
Theo tài liệu biên khảo của các nhà nghiên cứu lịch sử Đài Loan, tổng kiến trúc sư Nguyễn An đã chỉ huy lực lượng cả triệu nhân công thực hiện công trình xây cất suốt 17 năm . Phí tổn về nhân lực và vật liệu thật lớn lao. Trong số những nhân công này có cả 7 ngàn người Việt Nam.
Một số tài liệu khác được biết thêm: Nguyễn An sinh năm 1381 (Tân Dậu) và mất năm 1453 (Quí Dậu), thọ 72 tuổi. Là kiến trúc sư đời Trần Thuận Tông, bị sứ Tầu bắt (người tài) đem về thiến để dùng làm hoạn quan.
IV. CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC BẮC KINH:
Kiến trúc sư trưởng Nguyễn An hoạch định việc xây dựng Bắc Kinh gồm 1 vòng thành hình chữ nhật bao quanh cả kinh thành, về hướng Bắc thu nhỏ hơn đại đô 2 km, trái lại về phía Nam thì rộng hơn 1/2 km. Toàn thành có 9 cổng, có 3 lớp vòng thành (tam trùng thành quách).
So với Nam Kinh và các kinh thành trước đó của Tầu, hình dáng của Bắc Kinh biến từ vuông vức ra chữ nhật (biến d ạng). Sự thay đổi này được đánh giá là do người vẽ kiểu (Nguyễn An) chịu ảnh hưởng tất nhiên của kiến trúc Việt Nam (từ thành Cổ Loa, được xây vào thời An Dương Vương (257-207 trước Công nguyên), có 3 vòng thành).
Một số ghi nhận: Thời Ân Thương, An Ấp là kinh thành (còn gọi là An Dương, nay thuộc Hà Nam), Cảo Kinh đời Chu, Hàm Dương đời Tần, Nam Kinh đầu triều Minh đều được xây bọc quanh bằng 1 hoặc 2 lớp vòng thành. Đến các thời sau kế tiếp, quy hoạch của kinh thành Tầu dựa theo nguyên tắc "tiền triều, hậu thị" (cung điện triều đình phía trước, chợ búa phía sau), thuờng cấu trúc hình vuông.Công trình kiến trúc đô thành Bắc Kinh được tiến hành như sau:

* Năm 1404, xây thành quách bao quanh Hoàng thành và Đại nội, mở ra 4 cửa: Ngọ m=C 3n, cửa chính ở mặt thành Nam, Thần Vũ môn ở phía Bắc, Đông Hòa môn và Tây Hòa môn 2 hai bên. Phía trong Ngọ môn lát đá một quảng rộng hình vuông, giữa đào một con sông uốn khúc (sông Kim Thủy), trên có 5 cây cầu bắc qua đều mang tên chung là Kim Thủy Kiều.

* Từ năm 1406 đến 1420, kiến trúc đại nội gồm cung điện, nghi môn, đường sá, sân, vườn hoa, cung thất. 


Hoàng cung hay Cố cung được khởi công vào 1406 và trùng tu vào thế kỷ 16, 17 và 19. Các hoàng gia 2 triều Minh Thanh thay phiên nhau trú ngụ tại đây cho đến năm 1924. Khu này nay là Bảo tàng viện quốc gia.
Tử Cấm Thành được xây theo hình chữ nhật, diện tích 720 ngàn mét vuông, được bao quanh bằng 1 bức tường cao 7 mét và 1 hào rộng. Đông Hòa và Tây Hòa môn gồm 3 cửa 4 vòng cung, nhưng nằm lệch sâu xuE1ng phía Nam, mở lối cho bá quan văn võ vào cung điện hành lễ. Bốn góc kinh thành đều có xây vọng lâu, nơi các đội ngự tiền thị vệ trú đóng, canh gác. Thiên An môn có một quãng sân dài, nơi thường được dùng làm nơi thao diễn hay duyệt binh (Trung Cộng nay vẫn dùng Thiên An môn). Đoan môn phân đôi sân rộng thênh thang này thành 2 phần không đều nhau: ngoài hẹp hơn, phần rộng nằm bên trong kéo dài tới Ngọ môn, cổng chính của kinh thành.
Dĩ nhiên cổng này được xây công phu nhất gồm 3 lâu thành kết hợp lại theo hình chữ U, bắc qua hào nước rộng. Như vậy ngoài lâu thành ở giữa xây 9 gian và nóc 2 mái chồng lợp bằng ngói tráng men vàng như các cổng khác, Ngọ môn cũng có cột, vách gỗ, cửa sơn son, đà son xanh vàng tím. Ngọ môn còn được thêm 4 vọng lâu hình vuông nằm ở 2 đầu cánh chữ U, nối nhau bằng dãy trụ lợp một mái. Sân trước Ngọ môn rộng 600 mét. Đây là Đại Nội, có tường xây thấp chỉ 2 mét. Giữa sân Đại Nội lát đá là Kim Thủy hà uốn khúc ngăn đôi, hai vách bờ được cẩn đá hoa. Muốn qua lại, phải dùng các Kim Thủy Kiều. Những chiếc cầu ở giữa dẫn vào chính lộ đưa thẳng đến cầu thang lên sân thượng Thái Hòa môn. Đây là nơi chỉ dành cho hoàng để sử dụng. Các cầu hai bên cho các quan văn võ (theo thứ bậc). Tả hữu đôi bên được đóng lại bằng 2 dãy trụ chỉ chừa 2 của Đông, Tây mở ra Thái Miếu. (Thái Miếu phía Đông cũng được Minh Thành Tổ giao cho Nguyễn An xây dựng vào năm cuối đời của ông). Trước cổng Thái Hòa có 2 tượng lân lớn, ngồi trên 2 b ệ đá, lâu nay vốn được xem là biểu tượng cho Tử Cấm Thành. (Lân đực đạp 1 chân lên cái banh tròn tượng trưng cho uy quyền nhà vua bao trùm hoàn vũ. Lân cái đạp 1 chân lên lân con tượng trưng cho quyền cai quản tam cung lục viện. Từ biểu tượng này, các nhà bói toán Tầu ứng dụng vào dân gian, biến thành biểu tượng trừ tà, yểm quỷ còn phổ biến cho đến ngày nay).

Tử Cấm Thành có 3 cầu thang dẫn lên cầu cung môn hai mái chồng lên 9 gian, mà gian giữa rộng nhất. Từ đây giăng ra bên 2 dãy trụ dài đến 2 vọng lâu. Cầu thang giữa tuy cũng mở rộng hơn cho tương xứng với gian giữa nhưng lại được phân ra 2 bên xây các các bậc thang chỉ vừa đủ chỗ cho các phu khiêng kiệu (vua) đi, chừa hết bề rộng còn lại để cẩn nguyên tảng cẩm thạch trắng chạm20rồng mây, dựng thành thang xiêng, để xa giá của nhà vua lên xuống. Từ đây vào Đại Nội, tất cả các nghi môn, cung điện chính đều được thực hiện 3 cầu thang lên xuống tạo thành Long đạo (lối đi dành riêng cho nhà vua) lát Hán bạch ngọc, băng qua các sân, xuyên suốt Cố Cung, nằm trên trục chính Bắc Nam của Tử Cấm Thành.
 

Đại Nội được chia làm 2: phía Nam gọi là Triều Ngoại dùng làm nơi tiếp xúc với bên ngoài (còn gọi là Tiền Triều), phía Bắc nằm bên trong dành riêng cho hoàng gia, quen gọi là Nội Đình (cũng còn được gọi là Hướng Đình).
 

Triều Ngoại gồm 3 điện lớn nhất, xây trên 3 tầng sân thượng với những lan can lát Hán bạch ngọc. 3 điện này thời Minh mang tên: Phụng Thiên, Hòa Khải và Cần Thân. Thời Thanh đổi thành: Thái Hòa, Trung Hòa và B ảo Hòa.
 

Sân bao quanh khu Triều Ngoại được lát bằng 15 tầng gạch đá xếp chéo nhau, trên cùng là đá trắng nổi tiếng của xứ Yên Sơn được cắt thành hình chữ nhật. Cả 3 sân của 3 điện này không có 1 bóng cây vì sợ thích khách lợi dụng tàng cây để ám hại nhà vua. Sân triều giữa Thái Hòa môn Thái Hòa điện rộng tới 180 mét. Vào những ngày lễ lớn hoặc lúc vua lâm triều, bá quan văn võ đứng xếp hàng sẵn thành 18 nhóm, tùy theo phẩm trật: nhất phẩm ở trong cùng, cửu phẩm ngoài bìa.
 

Thái Hòa điện xây trên 3 tầng sân thượng, được cẩn và dựng lan can chạm trổ bằng loại Hán bạch ngọc loại tốt nhất và lợp 2 tầng mái bằng ngói lưu ly tráng men nhũ vàng. Đây là cung điện cao rộng nhất của Tầu, được xây 1 tầng mái ngói và 2 tầng nóc, chỉ có vua mới được ở, dân quan chỉ được phép xây nhà cửa, dinh thự gồm 1 tầng nền, 1 tầng mái mà thôi. (Triều đình lại còn quy định dân thường được cất tối đa 3 gian, quan lại thì 5 gian. Bậc vương hầu, thừa tướng mới được 7 gian). Ngay gian giữa của điện, hơi lùi vào bên trong 1 tí, có 6 cây cột lớn thếp vàng, chạm rồng nổi quấn quanh chầu ngai vàng của nhà vua. Ngai vàng được làm bằng gỗ quý sơn mài mạ vàng, trang hoàng 9 con rồng chạm thật lộng lẫy để trên 2 lần sập: sập nhỏ thếp vàng để ngay giữa sập lớn bảy bậc trải thảm, ngụ ý cho đủ cửu trùng (9 bậc). Phía sau ngai vàng dựng 9 bức bình phong chạm rồng ghép lại tạo thế như ôm đỡ ngai vàng đúng theo thế "Cửu long hộ thể". Hai bên còn chưng tượng hạc ch7u, voi mang độc bình. Trước mặt chưng 4 lư hương lam ngọc kê trên đôn gỗ 5 chân chạm trổ, đặt giữa 2 lan can, để phân các bậc thang ra làm 3, phần rộng nhất ở giữa dành cho nhà vua, hai bên hẹp dành cho thái giám hay cận thần lên xuống. Tượng hạc, voi, độc bình, lư hương tượng trưng cho trường thọ và phúc lộc may mắn. Trên ngai vàng có gắn minh kính, phản chiếu toàn bộ ngai vàng, tượng trưng cho quang minh chính đại. Từ Minh Thành Tổ đến Phổ Nghi cuối đời Thanh, các vua thiết triều và cử hành đại lễ tại Thái Hòa điện.
 

Trung Hòa điện nằm trên khoảng hẹp ở giữa nền sân thượng 3 tầng, chỉ lợp 1 lớp mái như tòa điện trung gian nối liền hai đại điện nằm trước và sau. Nội điện cũng đặt ngai vàng nhưng đơn giản hơn. Nơi đây dùng để vu a tiếp sứ các nước và các quan đại thần. Trung Hòa điện cũng là nơi nhà vua nghỉ giải lao, thay y phục mỗi khi ra vào Thái miếu cúng các bậc tiên vương. Sân trước Trung Hòa điện còn được dùng làm nơi các quan chức đặc trách việc nông tang chưng các nông cụ cũng như hạt giống vào mỗi đầu mùa.
 

Bảo Hòa điện giống Thái Hòa điện hơn. Nơi đây cũng có ngai vàng sơ sài, được dùng để nhà vua bày tiệc đãi quốc vương các nước chư hầu, sứ giả, các vị hoàng thân quốc thích và văn võ quần thần. Đến đời Thanh, Bảo Hòa điện còn được dùng làm nơi mở các cuộc thi tuyển chọn quan chức để sung vào viện Hàn Lâm.
 

Nội Đình cũng có 3 cung điện nằm trên trục chính được thiết kế tương tự như 3 tòa đại điện ở TriBu Ngoại nhưng kích thước nhỏ hơn và chỉ được xây trên 1 tầng sân thượng, nằm gọn lọt vào phía sau 1 sân vuông hẹp hơn sân trước. Các dãy trụ lang bao quanh 4 mặt sân với cổng lớn ở hướng Nam, 3 cổng nhỏ ở các mặt Đông Tây và 2 cửa phụ thông qua lục viện ở hai bên. Sau khu này là lối thông vào vườn thượng uyển. Bước trên những bậc thang của điện Thái Hòa, đi dọc xuống 2 bên thang xiêng dành cho kiệu vua di chuyển, thưc hiện bằng nguyên tảng Hán bạch thạch có chạm ngũ long tranh châu uốn khúc trong các đám mây. Tiếp tục đi qua sân đá hẹp, trải rộng theo chiều ngang, ngăn 2 khu Triều Ngoại và Nội Đình, bước lên sân thượng để vào cổng chính: Càn Thanh môn với 2 dãy tường dày mầu đỏ tía, dưới có đế, trên lợp mái ngói vàng. Qua cửa CA 0n Thanh này là 3 tòa hậu điện xếp thành hàng chữ nhất: Càn Thanh cung là tẩm cung của các hoàng đế triều Minh và các vua Thuận Trị triều Thanh.
 

Trên đây là một số tài liệu sưu tầm và tổng hợp nhằm soi sáng một công trình kiến trúc mà bấy lâu nay bị bụi thời gian phủ kín.
 
Đặc biệt bài viết này được nhiều thân hữu yêu cầu để phần nào trả lời cho luận điệu thưc dân văn hóa Tầu cho rằng người Việt Nam không có kiến trúc riêng mà chỉ "bắt chước" Tầu mà thôi.
                                                                                               LÊ THANH HOA

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

· Đại Việt Sử Ký Toàn Thư.

· Khâm Định ViE1t Sừ Thông Giám Cương Mục.

· Minh Sử.

· The Cambridge History of China (Vol. VII).

· National Geographic Magazine.

· Trung Quốc Lịch Triều Hoàng Cung Sinh Hoạt Thư.

· Từ Điển Nhân Vật Lịch Sử Việt Nam.

· Báo Văn Nghệ Tiền Phong (Hoa Kỳ).

· Báo Viên Giác (Đức quốc).

· Một số tài liệu của Trung Tâm Nghiên Cứu Văn Hóa Việt Nam (Nhân Ái Foundation, Thư Viện Việt Nam, Nam California, Hoa Kỳ).

· Lịch Sử Kiến Trúc Việt Nam.

· Kiến Trúc Truyền Thống Việt Nam (Giáo sư Kiêm Đạt, Hoa Kỳ 2000).


Hình ảnh Bắc Kinh:   http://www.travelchinaguide.com/picture/beijing/            
 Đại lộ Tràng An: Con đường huyết mạch Đông Tây của thủ đô Bắc Kinh ( có màu đỏ trong bản đồ) được xây dựng từ thế kỷ 15, dài trên 40 miles. Bức hình nổi tiếng vụ Thiên An Môn: Một nam sinh viên tay ôm cartable đứng ngăn chặn 4 xe tăng, được chụp ngay trên đường này gần quảng trường Thiên An Môn.    
Bản đồ Bắc Kinh:  http://www.chinahighlights.com/beijing/map.htm         

Tranh Phong cảnh

BÙI XUÂN ĐÁNG
Trước khi vẽ, xin đọc kỹ bài Vẽ Phong Cảnh và ghi nhớ những quy luật căn bản.
Chọn một khung vải, đối với người mới học, khổ 14 x 18" là vừa đủ để khỏi tốn quá nhiều mầu.
1. Sau khi kẻ những đường giới hạn cho khu vực chủ điểm (points of interest). Vẽ một đường chân trời để ấn định tầm mắt. Phác họa sơ qua vị trí núi non, sông nước và cây cỏ cho phù hợp với luật về bố cục. Tránh những đường song song hay cùng một hướng.

2. Dùng mầu Light blue pha thêm mầu trắng để vẽ nền trời. Nên nhớ vẽ 
dưới nhạt, trên đậm. Phía trên nên cho thêm mầu Ultramarine blue + Red vào để tả trạng thái lúc này là trời nắng. Nếu muốn tả lúc trời vào sáng sớm hay không có nắng dùng Light blue + trắng và một chút Burnt umber. Nét bút, vẽ những nét ngang ngắn. Vẽ mây bằng mầu trắng trộn lẫn với mầu trời khi mầu còn ướt.

Dùng mầu Ultrmarine blue + Violet + Green vẽ núi và dùng mầu Burnt umber + Burnt sienna vẽ đất, nét bút theo chiều ngang dài hơn.


3. Vẽ nước ở gần đường chân trời White + Light blue + Green Phía trong, gần với đất Blue + green + Burn umber + white (theo quy tắc 
gần đậm xa nhạt). Nét bút vẽ dài theo chiều ngang. Vẽ thêm lá cây ở phía trên, bụi cây ở bên phải và bên trái để chặn tầm mắt khỏi ra ngoài chủ đề, để sau này người xem sẽ chú ý vào chính điểm (focal point). Khóm cây bên trái, sau thân cây sẽ giúp thêm chiều sâu của bức tranh.

4. Cho thêm mầu trắng vào làm cho mầu trời mầu nước cho nhạt đi, vẽ mầu đất đậm lên. Mầu đất sẽ là mầu đậm nhất để so sánh những mầu ở xa cho đúng quy tắc gần đậm xa nhạt. Vẽ thêm một góc núi ở điểm A để tạo thêm chiều sâu.

5. Dùng các mầu đậm nhạt khác nhau theo quy luật trên sáng dưới tối và thay đổi (variation) từ hình thể, đường nét cho linh hoạt. Mầu sắc thay đổi giữa nóng và lạnh xen lẫn với nhau tùy theo ánh sáng mặt trời và gần rõ, xa mờ. Chú ý mầu của giẫy núi đậm sẽ làm cho gần lại. Trong hình 6 ở dưới mầu nhạt đi làm cho có cảm tuởng giẫy núi ở xa hơn.

6. Vẽ thân cây bằng mầu Burnt umber với những nét bút ngắn theo chiều dọc của thân cây. Phía tay trái dùng mầu Raw umber cho đậm xuống. Phía tay phải dùng thêm mầu Yellow oxide để cho biết ánh sáng ở phía đó. Khóm cây 2 bên dùng Raw umber+ Green làm nền sau đó dùng mầu xanh Green để diễn tả bụi cây. Lá cây phía trên cũng dùng 2 mầu đó làm nền nhưng hơi nhạt hơn một chút.

7. Dùng mầu xanh Green nhạt để vẽ bụi cây bên phải, sau đó lấy mầu vàng pha với một chút mầu trắng vẽ lên phía trái để diễn tả ánh nắng. Lá cây phía trên cũng vậy. 2 chòm cây ở xa điểm B cũng vẽ cho sáng ra và nhạt đi. Khóm cây phía sau thân cây dùng mầu Thalo Green pha lẫn vời Light blue để diễn tả cây trong bóng rợp.

8. Vẽ cây lan nữ hài ở dưới đất và cây lan Dã hạc ở trên cây. Chú ý phải có sự tương xứng về hình dáng. Vẽ thêm khóm cây khô nhỏ sau thân cây lớn để tạo chiều sâu ở cảnh gần.

9. Ngọn núi thứ 3 vẽ cho mờ đi để tạo thêm một chiều sâu ở cảnh xa. Vẽ thêm một cành cây để che bớt đường thẳng chân trời. Mầu hoa nữ hài Green + burnt sienna + yellow oxide + magenta không nên quá sáng sẽ làm giảm bớt sự chú ý đến hoa Dã hạc. Lá nữ hài Permanent green + light green, Hoa Dã hạc Magenta + ultra marine blue + White. Sau đó dùng mầu xanh đậm nhạt vẽ thêm cỏ cây ở phía dưới tay phải và hoàn tất bức tranh.

Placentia 4-2007






Xem thêm :
Chúng ta luôn nhớ lý thuyết hay những quy luật căn bản là kim chỉ nam cho việc thực hành. Lý thuyết dễ, thực hành khó, nhưng nếu nắm vững lý thuyết sẽ giúp chúng ta biết là sai ở điểm nào và phải sưả chưã ra sao.

Khi vẽ phong cảnh ta cần phải định trước về thời gian, trạng thái (mood) của bức tranh thí dụ: hoàng hôn, hay giữa ban ngày, buổi sáng sớm hay dưới ánh trăng, diễn tả vẻ u buồn trầm lặng hay cảnh sắc huy hoàng của tạo hóa. 


MẦU SẮC
Sau đó chúng ta mới lựa chọn mầu cho thích hợp. Hoàng hôn và ban ngày hay cảnh sắc vui tươi nên dùng đa số những mầu nóng (Warm color: Red, Yellow) Trái lại nếu diễn tả buổi sáng tinh sương hoặc dưới ánh trăng cảnh vật u buồn nên dùng những mầu lạnh (Cool color: Blue, Green) Nên dùng mầu nóng để nhấn mạnh chủ đề (focal point).
Những quy luật căn bản dùng cho vẽ phong cảnh như sau:
• Đường chân trời nên đặt ở 1/3 hay 2/5 khung vải.
• Quy luật về ánh sáng
• Tạo chiều sâu bằng cách vẽ nhiều lớp trước đè lên lớp sau.
• Gần to, xa nhỏ
• Gần đậm,xa nhạt
• Gần rõ chi tiết, xa mờ
• Mầu lạnh ở xa, mầu nóng ở gần theo thứ tự sau:

Gray Blue
Blue violet
Blue green
Green yellow
Yellow green
Yellow orange
Orange red
Luôn nhớ mầu sắc dần dần biến mất ở chân trời Color diminish toward the horizon. Vì vậy cảnh vật ở xa phải dùng mầu lạnh và mờ nhạt hơn. All thing become cooler in color and lighter in value as they recede into the distance.
PHÁC HỌA VÀ VẼ MẦU
Khi phác họa ta phác họa từ cận điểm tới viễn điểm, nghĩ là ta vẽ phác chủ đề, bố cục, sau đó mới thêm vào hậu cảnh.
Khi vẽ, ta vẽ ngược lại theo thứ tự từ xa đến gần:

Trời phía trên đậm dưới nhạt, mây trên sáng dưới tối
Núi non trên đậm dưới nhạt, cây cỏ dưới đậm trên nhạt.
Hồ nước, thuyền bè phải đậm nhạt khác nhau.
Cây cối, người, vật v.v...ở cận diểm phải tương xứng với viễn cảnh.
ĐẬM NHẠT
Quan sát cho kỹ một bức tranh, nhất là một bức vẽ phong cảnh chúng ta thấy chỉ là những mảng mầu sắc đậm nhạt xen lẩn với nhau. Do đó nguyên tắc chính là sự sắp xếp giữõa đậm và nhạt hay nói cách khác là làm sao có sự đậm nhạt xen lẫn với nhau từ vòm trời núi non, cây cỏ, sóng nước v.v…

Để chúng ta có thể tập pha mầu và dễ dàng nhận định sư đậm nhạt ra sao, hãy làm một bảng như sau. Lấy một miếng bìa lam như hình ở bên. Mầu đen (Mars Black) làm căn bản, rồi thêm vào một chút mầu trắng trộn cho đều và cứ tiếp tục mỗi lần một số mầu trắng bằng nhau. Dùng đồ bấm lỗ, đục một lỗ nhỏ ở mỗi mầu. Dùng lỗ này để so mầu trong tranh vẽ để biết sự đậm nhạt ra sao.

Khi hoàn tất bức tranh nên đứng xa ít nhất 2 thước kiểm soát lại các khuyết điểm và so sánh với nhưng õ lời chỉ dẫn ở trên.

Placentia 1/2005
BÙI XUÂN ĐÁNG






Sơ lược về Vẽ Tranh Sơn dầu

Hội họa và âm nhạc là hai bộ môn nghệ thuật lâu đời nhất của loài người. Không biết âm nhạc có trước – mà còn tùy định nghĩa – hay hội họa có trước, nhưng ngay khi con người còn ăn lông ở lỗ đã vẽ những hình tượng trong hang động, dù là với mục đích gì. Ngày nay nhiều bộ môn khác ra đời đặc biệt các bộ môn hiển thị (Visual Arts) như nhiếp ảnh, điện ảnh cũng vẫn không làm cho hội họa mai một.
Ngay về hội họa và chỉ trên góc cạnh kỹ thuật cũng chia ra nhiều ngành: Thủy mặc, Mầu nước, Sơn mài, Mộc bản, Sơn Nước (Acrylic), Sơn dầu (Oil colour), Phấn tiên (Pastel)…Trong bài này chúng ta chỉ chú ý đến những điểm căn bản của kỹ thuật sơn dầu. Dĩ nhiên muốn vẽ, chúng ta cần vật liệu và dụng cụ rồi sau đó là đến cách vẽ.

VẬT LIỆU VẼ TRANH 

Mặt vẽ (Support): 
Sơn dầu có thể vẽ trên gần như bất cứ vật liệu nào như vải bố, gỗ, giấy, nhựa, miễn là vật liệu ấy không chứa độ dầu (fat) cao hơn là độ dầu chứa trong sơn dùng để vẽ. Tuy nhiên khi chọn support để vẽ, cần để ý support có thể biến dạng theo thời gian. Dù sơn dầu khá chắc và có độ co dãn nào đó sau khi khô, nhưng nếu mặt support bên dưới biến dạng nhiều sẽ làm hư lớp sơn vẽ nằm bên trên. Support càng ít biến dạng thì càng có giá trị bảo trì cao. Một họa phẩm đẹp mới vài chục năm đã bị mục, phai mầu, bong sơn, nứt nẻ, co dúm thì thật đáng buồn. Gỗ tốt, canvas dán trên bìa cứng, ván ép để vẽ là những support tốt. Tuy nhiên support thông dụng nhất vẫn là canvas căng trên khung vì:
- thoáng khí để sơn dễ bay hơi, "dễ thở", khô đi một cách tự nhiên.
- Tương đối chịu được thời tiết khắc nghiệt (ít bị vênh, cong, nứt nẻ..) chứ không như những support loại khác
- nhẹ. Vấn đề tưởng như không quan trọng, nhưng nếu bức họa lớn khoảng vài mét vuông nếu vẽ trên ván ép nặng vài chục ký khi cần di chuyển và treo lên rất khó khăn. Mang khoảng 20 họa phẩm như thế đi triển lãm, khiêng ...bở hơi tai. Diện tích càng lớn, tỷ lệ trọng lượng vàn ép, giấy ép, plastic càng cao so với canvas căng trên khung. Môt bức họa nhỏ cỡ mặt monitor, vẽ trên support nào cũng nặng gần như nhau. Nhưng một bức họa cỡ chiếc chiếu vẽ trên ván ép có thể nặng gấp mười lần so với bức cùng cỡ vẽ trên canvas văng trên khung gỗ. .
Canvas từ thế kỷ 15 đã từ từ thay thế ván gỗ, và trở nên thông dụng trong kỹ thuật tranh sơn dầu, sơn nước (Acrylic) vì những ưu điểm trên.

Sơn chống dầu (Primer):
Trước tiên xin đừng lộn sơn chống dầu với sơn lót (Under-painting). Chúng ta sẽ nói thêm về điểm này khi nói về cách vẽ. Tất cả những support làm bằng vật liệu thiên nhiên như gỗ, sợi organic ...cần phải sơn chống dầu trước khi vẽ sơn dầu. Lớp sơn chống dầu tất nhiên là loại sơn nước có chất keo bao phủ lấy mặt vẽ. Loại sơn chống dầu thông dụng gọi là Gesso. Phải sơn ít nhất ba lớp mới an toàn. Sơn chống dầu có hai công dụng.:
- Không để dầu thấm vào sợi bố, sợi organic, vì chẳng bao lâu, bố thấm dầu sẽ bị mục.
- Trám những lỗ li ti của support và như thế dầu và những chất phụ pha sơn khác sẽ không bị hút quá nhiều làm mất bớt công dụng và đặc tính của sơn vẽ.
Canvas đã căng trên khung và đã sơn chống dầu có bán sẵn tại các tiệm cung cấp vật liệu nghệ thuật cho họa sỹ. Canvas bầy bán đủ loại đủ cỡ. 


Cọ và da
o (bay) (Brush and palette knife): 
Cọ là dụng cụ chính để vẽ. Nói thế bởi vì người ta có thể vẽ sơn dầu với bất cứ phương tiện nào: như dùng bay, một miếng móp, một chiếc khăn lông, một cái muỗng, ngay cả vói ngón tay của mình. Tuy vậy cọ vẫn được coi là dụng cụ phổ thông nhất.
Tùy độ cứng mềm của lông xử dụng mà những vết cọ để lại trên sơn khác nhau. Cọ có phẩm chất cao không bị rụng lông khi vẽ, không bị tòe đầu, biến hình dạng một sớm một chiều. Cọ tốt sau khi dùng trở lại hình thể nguyên thủy và nếu bảo trì kỹ lưỡng sẽ rất bền. Nên mua cọ tốt. Cọ rẻ tiền gây nhiều phiền toái khi cẽ và mau hư. Lúc đầu nên dùng loại cọ lông tương đối mềm, vì ta có khung hướng nhấn cọ hơi mạnh; nếu dùng loại lông cứng sẽ quẹt hết sơn đi. Có nhiều nhãn hiệu khác nhau, một trong những hiệu khá thông dụng và tốt, giá phải chăng là hiệu M. Grumbacher.
Chỉ cần một bộ cọ vài cái đủ để vẽ bất cứ loại tranh nào. Một người mới bắt đầu làm quen với sơn dầu chỉ cần:
- Một cọ tương đối dẹp, đầu bằng, rộng 2”, để sơn những mảng tương đối lớn, hay sơn lót và một cọ dẹp đầu bằng rộng khảng 3/4”.
- Một cọ fibert hay Walnut-shaped (đầu dẹp hình bầu dục, có thể hơi nhọn) khoảng nửa inch và một cọ cùng loại nhỏ hơn khoảng ¼”. Loại này rất thông dụng vì đa dụng.
- Một cọ tròn nhỏ nhọn đầu (round brush) (như bút viết chữ nho) để vẽ nét mảnh. Cũng có thể dùng cọ filbert 1/4” nói trên để vẽ những nét nhỏ như cành cây, cọng cỏ.

Cầm cọ như thế nào? Thật ra không có một cách cầm cọ nào nhất định cả. Tuy nhiên người ta thấy đa số họa sỹ khi cần quét những đường dài thì cầm cán cọ trong lòng bàn tay, làm thế nào để cánh tay và cườm tay di chuyển thoải mái. Còn khi vẽ những đường ngắn, thì cầm như cầm cây viết chì vây. Nếu cần vẽ những đường chính xác thì bàn tay cần một cây nhỏ như cây thước để bàn tay có thể tựa lên.
Ngoài cọ ra, cũng cần một cái cái bay để trộn mầu, để cạo sơn trên khay pha mầu (palette). Bay còn là phương tiện để vẽ thông dụng thứ hai sau cọ, đặc biệt công hiệu khi vẽ trên lớp sơn còn ướt (alla prima). Người ta chỉ dùng bay từ đầu tới cuối mà vẽ được nguyên một bức tranh. Vẽ bằng bay tương đối khó nhưng không vì vậy mà không thử và luyện tập. Bay có ưu điểm là không để lại đường vết của những sợi lông như khi vẽ bằng cọ, chùi mau sạch, bền, không cần dùng hóa chất để rửa nên nơi làm việc bớt bị ô nhiễm. Vì lau sạch rất mau, nên chuyển đổi mầu rất nhanh, không bị đợi lâu mà cụt mất hứng.

Sơn dầu (Oil Colour): 
Chất (medium) dùng pha chế mầu (pigment) của sơn dầu tất nhiên là dầu. Sơn dầu bán ngoài thị trường mang nhiều nhãn hiệu. Sơn càng đậm đặc pigment bao nhiêu mầu càng rực rỡ bấy nhiêu, và thường đắt tiền hơn. Không nhất thiết phải vẽ sơn cùng một nhãn hiệu. Một công ty nào đó chế một vài mầu khá tốt, nhưng những mầu còn lại phải mua của những hiệu khác, vì độ pigment yếu quá, sơn lỏng quá khó dùng, nhất là khi vẽ impasto (vẽ những nét đường gồ ghề) trong lối vẽ alla prima (vẽ trên lớp sơn còn ướt).
Do những chất pha chế sơn khác nhau, một số mầu lâu khô hơn một số mầu khác. Mầu trắng và màu vàng (white and pale yellow) lâu khô nhất; mầu nâu (burnt umber) mau khô nhất.
Có ba mầu nguyên thủy (Primary colours) là những mầu người vẽ không tự pha trộn được từ những mầu khác. Theo nguyên tắc khi pha trộn với nhau theo những tỷ lệ khác nhau mầu nguyên thủy sẽ sinh ra vô số mầu phụ. Ba mầu nguyên thủy đó là: Vàng (Process yellow/Pale yellow), Thiên thanh (Cyan/Mầu xanh dương), Đỏ hạt lựu (Process red/Magenta). Ba mầu này rất tinh tuyền- mầu này không vương chút nào hai mầu kia cả. Tất cả những mầu khác đều có thể pha ra từ ba mầu này. Trong kỹ thuật ấn loát và phân mầu (trên computer chẳng hạn) người ta ghi tắt là: YMCK (Yellow – Magenta – Cyan và Black), thực tế trong ngành in người ta thường dùng thêm mầu đen, vì độ chính xác của máy in, nhiều khi trộn ba mầu nguyên thủy không đạt được mầu đen như ý. Xin nói chuyện ngoài đề: Những nhà nghiên cứu tâm lý thấy rằng trẻ em rất mê thích mầu nguyên thủy hay những mầu sát với mầu nguyên thủy.
Mầu đã được pha chế bán ngoài thị trường có khi hơi lỏng,có khi hơi đặc cho một người. Có khi lại khô chậm quá, hay khô nhanh quá. Vì vậy ngoài mầu, cũng cần có một số chất khác để giúp người vẽ dễ xử dụng mầu. Coi như cần thiết:
- Dầu pha lỏng sơn: Dầu ở vào một trong hai nhóm: loại dễ bay hơi và loại không bay hơi mà khi khô thì cứng lại theo mầu.
Nhóm thứ nhất để pha lỏng sơn, chùi sơn, lau cọ…biến chế từ những chất lấy từ thảo mộc hay động vật và có nhiều tên khác nhau thông như người ta gọi là Thinner hay Turpentine.. Loại không mùi, đắt tiền hơn nhưng không làm cho phòng vẽ bị ngộp. Loại đắt tiền dùng rửa cọ trong thời gian lâu không dùng sẽ giúp cọ ít bị đóng cứng.
Nhóm thứ hai dùng để pha chút ít vào mầu giúp cọ đưa lướt nhẹ nhàng hơn. Nhóm này không bay hơi, từ từ khô đi và đóng cứng lại với mầu. Thông dụng nhất trong nhóm này là Linseed Oil.
Trừ trường hợp cần thiết, ngoài ra không nên dùng quá nhiều chất pha sơn vì khi khô mầu bi xỉn, mất rực rỡ là một đặc tính của sơn dầu.
- Có một số chất phụ khác tuy không dùng thường xuyên nhưng cũng nên biết như chất làm cho sơn mau khô, chất bảo vệ tranh khi đã hoàn tất và sơn đã thật sự khô (matte varnish/gloss varnish). Lạm dụng chất làm sơn mau khô khiến sơn sau khi khô dễ bị nứt nẻ. Chỉ dùng chất phun lên tranh để bảo vệ và tái lập cái đẹp của mầu sau khi sơn đã hoàn toàn khô, thông thường là sáu tháng đến một năm tùy lớp sơn vẽ dầy hay mỏng.

NHỮNG LỐI VẼ SƠN DẦU: 

Nguyên tắc căn bản: Fat Over Lean. 
Cho dù các họa sỹ có cách vẽ riêng, nhưng có một nguyên tắc căn bản đã trở thành cố định “Sơn vẽ sau béo hơn sơn vẽ trước” (Fat over lean} hay vẽ trên nền sơn ít độ dầu. Đây là một nguyên tắc họa sỹ sơn dầu nào cũng phải tuân theo khi vẽ để tránh những sai lầm căn bản có thể làm hỏng bức tranh khi sơn khô. Fat over lean có nghĩa là mình đang vẽ sơn dầu trên một cái base ít dầu hơn.
Tranh sơn dầu khô rất lâu. Có thể cần sáu tháng đến một năm mới hoàn toàn khô. Trong thời gian này, dầu tiếp xúc với không khí từ từ khô cứng lại vì ốc-xít hóa và hơi co lại một chút. Nếu ta vẽ “lean over fat”, hiểu là ta ta đang dùng turpentine pha loãng sơn ra và dùng nó vẽ trên lớp sơn dầu (chưa khô hẳn), như vậy lớp trên sẽ khô nhanh vì ít dầu hơn. Khi lớp dước khô sau sẽ khiến bức tranh bị bong ra hoặc nứt nẻ. Bởi vậy khi vẽ sơn dầu, ta luôn luôn nhớ nguyên tắc “Fat Over Lean”. Có nhiều cách vẽ fat over lean:
- từ từ tăng độ dầu trong sơn, khi vẽ.
- giảm bớt lượng dầu (pha loãng với turpentine) trong những lớp sơn đầu khi vẽ.
- Dùng những mầu sơn khô mau để vẽ nền (xin coi lại đoạn nói về sơn dầu).

Vẽ trên sơn còn ướt (Alla prima): 


Sơn dầu lâu khô. Người vẽ muốn hoàn thành một bức tranh trong cùng một lần vẽ, buộc lòng phải vẽ ngay trên sơn ướt. Kết quả nhận được khi vẽ trên sơn ướt khác xa kết quả khi vẽ trên sơn đã khô. Bởi lẽ lớp sơn mới vẽ có thể trộn với lớp sơn bên dưới và tạo ra nhiều mầu trung gian. Thế là thay vì pha mầu trên khay, chúng ta có thể pha mầu ngay trên canvas khi vẽ. Cái phiền là nếu một nét vẽ không vừa ý sẽ rất khó sửa. Càng tô đi vẽ lại nhiều, sơn sẽ nhòe nhoẹt và sau cùng trở thành mầu bùn (muddy). Cách vẽ trên sơn ướt đòi hỏi những nét cọ vững chắc để những mảng mầu vẽ lên được gọn ghẽ. Kỹ thuật này cũng đòi hỏi người vẽ phải có một số vốn về phân mầu, hình dung ra được một phần mầu trên pha xuống mầu dưới sẽ cho ra mầu gì.
Cách vẽ này là con đẻ của phái ấn tượng (impressionism). Alla prima - Bắt đầu là xong – không cho người ta cái cơ hội đi vào chi tiết. Nó cho người thưởng lãm cái ấn tượng về thị giác chứ không phải chỉ là đường nét và hình thể.
Nhưng cái đẹp của kỹ thuật này tạo ra rất ngọan mục. Nó tạo ra cái đẹp lấp lánh vì mầu thứ ba tạo ra do những đốm mầu nằm cạnh nhau chứ không phải luôn luôn pha trộn với nhau. Và cũng chính vì thế mà đường cọ phải lướt nhẹ vững chắc và “can đảm”.
Cao điểm của lối vẽ này là Impasto, dùng cọ hay bay, quệt từng mảng sơn dầy cộm lên lớp sơn còn ướt, hay mảng này chồng trên mảng kia. Impasto có thể coi là một lối vẽ riêng và dùng kỹ thuật này vẽ từ đầu tới cuối một bức tranh. Cũng có thể áp dụng impasto vào một lúc nào đó, ở một phần nào đó của bức tranh. Xử dụng impasto để vẽ, người ta khuyên nên dùng sơn pha hơi loãng để phác họa chi tiết của bức tranh trước. Làm như vậy sẽ phủ hết mầu trắng của canvas và bức tranh sẽ thống nhất hơn.
Vẽ trên sơn 
đã khô (Painting over dry paint): 

Người ta còn gọi cách vẽ này là vẽ theo từng tầng. Có nhiều người không thích vẽ thẳng lên lớp sơn bảo vệ canvas (primer, xin coi lại phần trên) mầu trắng, mà phủ lên một lớp sơn mầu khác trước khi vẽ. Lớp sơn vẽ đầu tiên này thường gọi là sơn nền, hiểu là lớp sơn phủ lên toàn thể canvas. Có nhiều người, nhất là khi vẽ những bức phong cảnh nhiều chi tiết, lại dùng một vài mầu đơn giản, xám hay nâu (miễn là loại mau khô), vẽ trước rồi sau đó mới thực sự vẽ. Đó là sơn lót. Nền hay lót, chỉ là những tiếng gọi để ta dễ nhớ một ý niệm, thế thôi (Mà biết đâu lại trở thành tiếng kỹ thuật sau này không chừng). Không được dùng mầu trắng hay mầu vàng để sơn lót hay sơn nền, vì là những mầu rất lâu khô.
Dù là sơn nền hay sơn lót, theo cách “vẽ trên sơn đã khô”, thì dĩ nhiên phải để cho những lớp sơn này khô rồi mới vẽ lên. Ba đặc điểm chính của lối vẽ này là:
- Vì sơn dưới đã khô nên không thấm trộn với sơn mới vẽ, không tạo ra những mầu phụ mình không thích. Cũng vì thế mà chúng ta phải pha trộn mầu trên khay.
- Bức tranh có thể vẽ chi tiết hơn, vì chúng ta có thể thêm đưòng vẽ hay những lớp mầu một cách dễ dàng.
- Đợi sơn khô, chúng ta có thì giờ để suy nghĩ v à phát triển bức tranh kỹ lưỡng hơn.
Vẽ cách này nên kiên nhẫn, đừng lạm dụng chất mau khô để pha vào sơn, vì như thế khi khô, sơn có thể bị nứt hay tróc ra. Để sơn mau khô, người ta pha loãng mầu với Turpentine, đặc biệt khi vẽ lót. Tuy nhiên không nên pha loãng quá vì sơn bị xỉn đi.
Đi xa nhất theo lối vẽ này là Painting with glazes. Từ đầu tới cuối, bức tranh vẽ bằng sơn pha loãng với turpentine. Vẽ kiểu này tương tự như vẽ mầu nước. Lối vẽ này đã xưa cũ, chỉ còn dùng đôi chút với những lối vẽ khác, vì không tận dụng được cái hay của sơn dầu và mầu sắc không bền.


Vẽ trên nền 
tráng dầu (Painting over a Base of Oil): 
Dầu vừa là chất pha chế vừa dùng tráng nền để vẽ lên. Kỹ thuật này đặc biệt thích hợp để vẽ cảnh sương mù. Trước khi vẽ, phủ một lớp dầu mỏng (Linseed Oil) lên mặt canvas, đặc biệt những chỗ cần tạo ảo giác sương mù, hay mờ ảo như cảnh mùa đ ông trong tranh thủy mặc. Khi vẽ lên chỗ có dầu, mầu tự động loang ra tạo ra ảo giác cho người xem tranh. Kỹ thuật này giống kỹ thuật vẽ mầu nước. Tất nhiên tranh vẽ lối này rất lâu khô và hy vọng bạn không dị ứng với mùi dầu.

Vẽ những đường nhỏ cạnh nhau (Painting with Small Strokes of colour):
Đây là cách vẽ được những người theo phái ấn tượng xử dụng nhiều nhất. Thay vì pha mầu sẵn từ khay, người ta pha mầu bằng cách đặt những chấm nhỏ cạnh nhau. Kết quả là mầu sắc nhìn sẽ lung linh. mầu sắc rực lên. Nói chung thì lối vẽ ấn tượng có cái dẹp của nó, mặc dù chi tiết bị bỏ qua.

QUY LUẬT CHUNG
 :

Ánh sáng: 
Điều gì quan trọng nhất cần để ý và nắm vững khi vẽ một bức tranh? Đó là ánh sáng. Ánh sáng khiến ta nhìn được cái lồi lõm của sự vật. Chính ánh sáng làm cho ta thấy được chiều sâu của cảnh trí. Chính ánh sáng giúp ta phân biệt được cái thân cây sù sì khác với mặt hồ phẳng lặng. Trước khi kết thúc bài này, xin nhắc lại vài quy luật chung mà phần lớn liên hệ đến ánh sáng.
- Điểm sáng nhất trong bóng râm cũng không sáng bằng điểm tối nhất chường ra ánh sáng. Hay nói ngược lại: Điểm tối nhất của vùng chường ra ánh sáng cũng vẫn sáng hơn điểm sáng nhất trong bóng râm. Chà! Nghe có vẻ chơi chữ quá đi. Đừng cố hình dung mà mệt não. Hãy để một vật gì đó ra ngoài ánh sáng ban chiều hay ban sáng, rồi nhìn vào đó bạn sẽ thấy ngay.
- Đối tượng càng ở xa, càng mờ nhạt, và có mầu sắc lạnh hơn. Đối tượng càng ở gần, có mầu ấm hơn và rõ nét. Mầu đỏ và vàng là những mầu nóng nhất. Mầu xanh dương là mầu lạnh nhất. Khi pha chúng với nhau chúng ta được những mầu trung gian, hoặc hơi ấm, hay hơi lạnh. Một vật ở gần có mầu xanh, ở xa sẽ bớt xanh. Một vật ở gần có mầu đỏ, ở xa sẽ bớt đỏ...
- Giữa vùng sáng (Highlight) và vùng tối (Shadow) luôn luôn có vùng có sắc độ trung gian (Halftone). Sắc độ trung gian này quan trọng vì nó thường chiếm phần lớn diện tích bức tranh và vì nó cân bằng được hai đầu. Cần nhận diện ra sắc độ này và phác họa nó trước tiên. Điều này giúp tránh vẽ bức tranh quá sáng hay quá tối. Khi vẽ xong mới nhận ra sai lầm này thì đã quá trễ.
- Luật Phối cả
nh: 

Đường chân trời là đường chính trong luật phối cảnh. Tầm mắt ta phóng xa sẽ ngừng lại ở đó. Những đường nằm trên đường chân trời khi chạy ra xa sẽ hạ thấp xuống và nhập với nó. Những đưòng nằm dưới đường chân trời khi chạy ra xa sẽ vươn lên cao rồi quy vào đó. Vẽ theo luật phối cảnh sẽ cho bức tranh có chiều sâu.

Thay lời kết
Sơn dầu rất đa dạng. Không như mầu nước chỉ vẽ theo kỹ thuật mầu nước, sơn dầu có cách vẽ riêng và có thể vẽ như mầu nước. Sơn dầu có thể vẽ những cảnh trí âm u mà cũng diễn tả được những cảnh trí rực rỡ. Và sau chót sơn dầu rất bền, bền nhất trong các loại media. Những bức tranh thời Leonardo Da Vinci, với kỹ thuật rất xưa mà vẫn giữ được tới ngày nay, thì sơn dầu hiện nay, với kỹ thuật pha chế tân tiến, chắc còn bền hơn nhiều.
ST

XEM TRANH - VẼ TRANH

Xem tranh và vẽ tranh, việc làm nào quan trọng hơn?
Riêng ở Việt Nam chúng ta, việc học vẽ tranh là một nhu cầu của nhiều người, nhất là của giới trẻ, thậm chí có nhiều em tuổi sinh viên coi việc tốt nghiệp được một bằng Đại học Mỹ thuật là một danh vọng nếu như họ không có đủ tiêu chuẩn để đậu các khoa bảng khác. Và chẳng có ai đi học xem tranh cả, có thể do không có nơi nào dạy cách xem tranh vì việc này chắc từ lâu người Việt đã coi là "chuyện nhỏ".
Thực ra, xem tranh cũng quan trọng không kém vẽ tranh. Biết và thích xem tranh là một điều rất quí, không những cho ai đó mà còn rất cần cho một nền mỹ thuật của đất nước họ. Một nền mỹ thuật èo uột chắc chắn vì bởi không có nhiều người thích và biết xem tranh. Do đó tất yếu các phòng triển lãm và bảo tàng mỹ thuật sẽ vắng như chùa Bà Đanh. Một tất yếu kế tiếp là thị trường nghệ thuật trở thành chỗ thao túng của những kẻ đội lốt art gallery để bán tranh chép, tranh giả và tranh "Cô gái áo dài với cành sen".Người biết xem tranh không nhất thiết phải vẽ được tranh, nhưng hoạ sĩ thì chắc phải biết xem tranh? Nhiều người trong chúng ta thường nghĩ vậy. Tuy nhiên, trên thực tế ở nước ta, hoạ sĩ không biết xem tranh không phải là không ít, hay chính xác hơn là phần đông họ chỉ thấy tranh của mình hoặc tranh của hoạ sĩ khác vẽ theo lối của mình là đẹp mà thôi. Vì thiếu kiến thức về sự phát triển của lịch sữ mỹ thuật và thiếu cập nhật thông tin mới về các trào lưu sáng tạo nghệ thuật đang xảy ra nên mọi cái khác với cách vẽ của họ đều bị chê là vẽ bậy bạ.Trong nhận định tác phẩm mỹ thuật, mỗi hệ qui chiếu có vai trò riêng để giúp thấy đúng giá trị sáng tạo của mỗi tác phẩm, nếu áp đặt lên tác phẩm khác trường phái bằng cái nhìn vị kỷ hoặc cục bộ thì chắc chắn tác phẩm ấy sẽ bị nhận một số phận không mấy tốt đẹp.Để tránh những sai sót trong xem tranh do cảm tính và chủ quan, việc xem tranh không chỉ cần phải được dạy trong các trường học từ mẫu giáo trở lên mà cũng phải được coi trọng tại các trường mỹ thuật. Dù đã có khoa Lý luận và Phê bình và môn lịch sử mỹ thuật, nhưng do chúng ta có ít thầy giỏi và sinh viên không mấy coi trọng giờ học lý thuyết (trừ sinh viên chuyên ngành Lý luận và Phê bình) nên nghệ thuật xem tranh của một số hoạ sĩ sau khi ra trường đã bộc lộ những khoảng trống kiến thức. Mặc khác, do có năng khiếu tốt và nhạy bén với thị hiếu nghệ thuật của khách mua tranh hoặc do thành công với cách vẽ hợp thị trường, họ đã sớm tự thấy mình có quyền đưa ra những nhận định thế nào là một bức tranh đẹp, những tiêu chí mỹ học rất chủ quan. Và thật nguy hiểm khi những hoạ sĩ như thế được cơ cấu ngồi vào các hội đồng nghệ thuật!Xem tranh, lợi cho ai?Xem tranh là một thú giải trí rất văn hoá cũng như đi xem kịch, xem phim, đọc sách... của con người. Ở đây chúng ta không bàn đến những lợi ích quan trọng mà thú xem tranh mang đến cho mỗi người vì nó quá hiển nhiên, điều lợi ích mang tính chiến lược cho mỗi nền mỹ thuật quốc gia là tạo được một tập quán xem tranh cho người dân thì cơ hội phát triển nền mỹ thuật quốc gia mới thật sự đầy triển vọng. Đó chính là nguồn khách cho các phòng triển lãm, cho thị trường mỹ thuật và cho các viện bảo tàng, thậm chí họ cũng là nguồn độc giả cho các bài báo và sách viết về mỹ thuật. Riêng với giới doanh nhân, biết xem tranh đồng nghĩa với biết thẩm định cơ bản về tác phẩm sẽ giúp họ đi vào con đường kinh doanh nghệ thuật một cách lành mạnh, hòng tạo được một thị trường nghệ thuật chuyên nghiệp cho đất nước.Rõ ràng, tình trạng vắng hoe khách xem tranh của các bảo tàng mỹ thuật và phòng triển lãm trên toàn Việt Nam hiện nay là hậu quả tất yếu gây ra bởi lỗ hổng giáo dục mỹ thuật tại học đường ở nước ta từ hằng chục năm qua. Nhìn ra ngoài, không phải nhờ sự giàu có và hùng cường về khoa học và kinh tế mà tất yếu nền mỹ thuật của các nước phương Tây trở nên tiên tiến, chắc chắn là không phải như vậy và cũng chắc chắn rằng ta sẽ trở nên có văn hoá văn minh sau khi ta có nhiều tiền. Văn hoá luôn là cái nền cho mọi sự thăng tiến, vì thế người phương Tây luôn chuẩn bị cái nền văn hoá từ rất sớm cho lớp công dân trẻ của họ. Tác giả đã từng chứng kiến cảnh các bé từ 6-8 tuổi được cô giáo hướng dẫn xem tranh tại Bảo tàng Mỹ thuật Hiện đại Paris một cách nghiêm túc và hào hứng. Thật ngạc nhiên khi chứng kiến cảnh một bé gái khoảng 7 tuổi trả lời một cách chính xác một bức tranh lập thể của Picasso vẽ về một bãi biển đang được treo trước mặt bé. Càng ngạc nhiên hơn khi cô giáo hỏi bức treo bên phía tay phải em là của hoạ sĩ nào? Bé trả lời không đắn đo: "Thưa cô, đó là tranh của hoạ sĩ Kandinsky, một tác phẩm trừu tượng". Thì ra, sau khi trao đổi với cô giáo của các bé, tác giả mới biết là các em được chuẩn bị ở lớp rất kỹ bằng các bài giảng về cách vẽ cũng như xem tác phẩm được in lại của các hoạ sĩ mà các em sẽ đi xem tại bảo tàng mỹ thuật. Mặt khác, cũng nằm trong chiến lược giáo dục văn hoá của nước Pháp, cứ mỗi thứ Tư trong tuần, các học sinh được xem tranh miễn phí và sinh viên thì vào cửa được giảm giá phân nửa, thảo nào các bảo tàng mỹ thuật ở các nước tiên tiến lúc nào cũng đông người xem dù vé vào cửa không rẻ. Để việc xem tranh trở thành một tập quán thì việc xem tranh phải được bắt đầu từ tuổi thơ. Nếu không được hướng dẫn từ mẫu giáo thì chí ít cũng phải từ tiểu học, để đến trung học mới thực hiện việc hướng dẫn các em xem tranh đã là trễ, nhưng nền giáo dục của chúng ta vẫn còn đặt nó bên ngoài dù bây giờ đã là thế kỷ 21. Chơi tranh Những gì cần cho người chơi tranh? Như thế, biết xem tranh thì mới nên chơi tranh, vì nhờ có kiến thức nên không khó tránh được việc mua nhầm tranh giả, nhận biết giá trị sáng tạo của hoạ sĩ và sự khác nhau giữa các trường phái và nhận ra phong cách của từng hoạ sĩ. Tất nhiên, việc bạn yêu một loại tranh nào lại là chuyện riêng của bạn, nhưng có kiến thức về mỹ thuật bạn sẽ tránh được việc khen chê không đúng cách. Biết xem tranh có trình độ cao (chỉ bắt buộc cho hoạ sĩ và nhà phê bình) là biết cả màu vẽ tốt hay xấu, biết cả bố vẽ thuộc loại được dệt từ loại sợi nào và đã được sơn lót có đúng cách không... Để chơi tranh của các danh hoạ, người sưu tập tất nhiên là phải có nhiều tiền, tuy nhiên có ít tiền vẫn chơi được tranh, không nhất thiết phải cố mua tranh của các danh hoạ, bạn có thể chọn tranh của các hoạ sĩ trẻ, chưa nổi tiếng nhưng nhờ có trình độ xem tranh cao tay, bạn có thể nhận ra tài năng đầy triển vọng trong số họ để mua. Dù sao chơi tranh thật vẫn thú vị hơn là chơi tranh của các bậc thầy mà toàn là copy. Một trong những điều kiện quan trọng mà người mua tranh phải biết là xem bức tranh có được vẽ bằng mầu tốt không, tranh có bị nấm mốc và mầu có bị xuống chất không, toan vẽ mặt sau có bị thấm dầu không (nếu là tranh sơn dầu), khi đưa lên ngược sáng, có tia sáng nào lọt qua sau lưng bức tranh không và cuối cùng là biết treo tranh đúng cách nhằm bảo quản tác phẩm. Một trong những sai lầm quan trọng là treo tranh tại những nơi ẩm thấp, nhiều khói và hơi nước như tại những nhà hàng ăn uống, quán phở và quán café, hoặc để ánh sáng mặt trời chiếu thẳng vào mặt tranh. Tất cả những điều đó hay điều kiện thời tiết có độ ẩm cao như ở miền Bắc Việt Nam vào mùa Thu-Đông đều có thể khiến tranh bị hư hỏng (xuống mầu, bong tróc, nấm mốc,...). Điều này đã xảy ra cho tranh của các danh hoạ Việt Nam thuộc các thế hệ mỹ thuật Đông Dương do tư nhân và nhà nước lưu giữ không được bảo quản đúng cách là khá nhiều, nhất là các tranh sơn dầu và bột màu được vẽ trong giai đoạn chiến tranh Việt Nam. Tất nhiên, nếu ở phương Tây thì bạn có thể uỷ thác những việc thẩm định, tư vấn, xử lý kỹ thuật phục chế,... cho các chuyên gia hoặc công ty bảo hiểm tác phẩm nghệ thuật, còn ở trong nước thì ngay cả nhiều hoạ sĩ Việt có tiếng đương thời cũng không biết nhiều về những điều bài viết vừa đề cập, huống gì đến những người buôn bán tranh, kể cả những "đại gia" sưu tập tranh như THT, BQC, D.VL, Apricot,...Vậy chơi tranh có lợi gì? Chơi tranh có 5 cái lợi:- Thứ nhất là để giữ lại trong nhà mình một hoặc nhiều tác phẩm nghệ thuật mà nó đem lại cho mình những thú vị tinh thần đặc biệt mỗi khi ngồi trước nó. Từ khi ngôi nhà có những bức tranh ấy, ngôi nhà trở nên đẹp hơn và rộn rã hơn. Hạnh phúc gia đình cũng tăng phần đậm đà hơn.- Chơi tranh sẽ giáo dục được con cháu về tình yêu nghệ thuật và hiểu biết lịch sử phát triển nền mỹ thuật đất nước một cách thực tế nhất.- Chơi tranh cũng là cách đầu tư không sợ rớt giá.- Chơi tranh sẽ giữ lại cho đất nước những tác phẩm quí của các danh hoạ Việt Nam.- Và sau cùng, chơi tranh là nuôi dưỡng tài năng sáng tạo của hoạ sĩ Việt Nam, giúp ngành gallery Việt Nam phát triển theo hướng chuyên nghiệp và sẽ giúp tranh của họ luôn có giá xứng đáng trên thị trường nghệ thuật quốc tế.Thẩm định tranhMột khoa học chưa được quan tâm đúng mức ở Việt NamThẩm định tranh là việc xem tranh của giới chuyên môn (hoạ sĩ, nhà phê bình). Họ không xem tranh như người yêu tranh (chủ yếu là cảm tính), Họ không hỏi đại loại như bức tranh này vẽ cái gì, mầu sắc êm dịu hay "chỏi" quá, v.v. và v.v..., mà họ sẽ đánh giá phong cách hội hoạ, trình độ kỹ năng và sau cùng là hiệu quả thẩm mỹ của tác phẩm. Đây là một khoa học đòi hỏi người thẩm định tranh phải có nhiều kiến thức chuyên môn. Các trường mỹ thuật ở Việt Nam từ sau ngày giành được độc lập từ tay người Pháp không có khoa dạy về cách thẩm định tác phẩm hội hoạ đúng chuyên môn. Dưới thể chế xã hội chủ nghĩa, khoa Lý luận và Phê bình chỉ tập trung ở nội dung chính trị, xem nhẹ phần sáng tạo nghệ thuật và dị ứng với những cái mới. Ngay cả hoạ sĩ nổi tiếng Nguyễn Huy Tiếp, từng được đào tạo ở Liên Xô cũ, hiện là Chủ tịch Hội đồng Nghệ thuật của Hội Mỹ thuật Việt Nam vừa phát biểu trên kênh truyền hình VTV về nghề vẽ tranh sơn dầu, sau khi cho biết: vẽ tranh sơn dầu tưởng là dễ mà thực ra rất khó, muốn vẽ được tranh mầu dầu người vẽ phải có nghề,... Nhưng khi được phóng viên truyền hình hỏi: "Theo hoạ sĩ, vẽ thế nào là có nghề?" lại cũng trả lời loanh quanh là: vẽ làm sao để diễn tả được cảm xúc của tác giả, đường cọ vẽ phải toát lên được ý nghĩa sâu xa mà hoạ sĩ muốn gửi gắm, v.v và v.v... Đây là câu hỏi rất hay, người hỏi đã chụp ngay được chỗ quan trọng đầy hứa hẹn sẽ mở ra một "kho ý kiến chuyên nghiệp" từ một hoạ sĩ đã từng được đào tạo tại Nga trước kia và hiện đang đứng đầu nhóm những nhà thẩm định tác phẩm nghệ thuật của HMTVN. Thế nhưng, theo dõi cuộc phỏng vấn đến kết thúc nhưng người xem vẫn không thấy ông nói đến phần cơ bản nhất về kỹ thuật sử dụng mầu dầu đúng cách và những phụ liệu hỗ trợ nào cần cho mỗi cách vẽ. Hay thế nào là "matière", có mấy loại và các cách tạo ra matière thích hợp cho từng loại toan và cho từng trường phái. (Có thể vì trả lời trên VTV, ông không thể giải thích sâu về chuyên môn vì thời gian và đối tượng xem truyền hình là đại chúng, hay muốn giữ cho riêng mình những bí quyết nghề nghiệp được học từ nước ngoài?)Cái đẹp và hay của một tác phẩm hội hoạ không hẳn chỉ là ý nghĩa của nội dung bức vẽ mà trong hội hoạ hiện đại nhiều khi cái đẹp cũng phụ thuộc vào nghệ thuật sử dụng chất liệu hỗ trợ. Từ Hiện đại đến Đương đại, các chất liệu hỗ trợ cho sáng tác đã tiến một bước khá dài và giữ một vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra những giá trị của tác phẩm. Ngày nay chất liệu mỹ thuật không còn đơn thuần là chất liệu, mà dưới tay của nghệ sĩ, nó đã là ngôn ngữ nghệ thuật của riêng họ.erre Soulages - Peinture 195 x 130 (1948), New York, Museum of Modern Art. Như thế, chất liệu mỹ thuật là một ngành công nghiệp tiên tiến với những sáng tạo ngày càng mới lạ, mở đường cho ý tưởng thực hiện tác phẩm của nhà nghệ sĩ. Rõ ràng là có một sự gắn kết vô hình giữa nhà sáng tạo chất liệu mỹ thuật và người làm ra tác phẩm nghệ thuật. Một trong nhiều ví dụ về sự đóng góp rất âm thầm của những nhà hoá học cho giới nghệ sĩ tạo hình là mầu đen trong tranh trừu tượng của danh hoạ Soulages được chế riêng bởi một kỹ sư hoá học theo yêu cầu của hoạ sĩ, vì ông không muốn dùng mầu đen có trên thị trường.Để thẩm định một bức tranh, bạn cần có những phẩm chất nào?Được ngồi vào ghế của một nhà thẩm định tranh là một vinh dự lớn cho người làm nghệ thuật, nhưng nó cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ bất lợi nếu bạn không có đủ kiến thức chuyên môn về cả lý thuyết lẫn kỹ thuật vẽ tranh. Có thể coi một nhà thẩm định tác phẩm nghệ thuật như một người thuộc hết quyển tự điển, họ nhìn vào một tác phẩm là biết ngay lối vẽ này thuộc về trường phái nào, bút pháp ở trình độ nào, kỹ thuật non tay hay điêu luyện, tư duy nghệ thuật của tác giả mới lạ hay vay mượn của ai,... Nếu không có nghề như thế, một sự lầm lẫn trao huy chương vàng cho một bức tranh chép như Hội đồng Nghệ thuật của HMTVN đã thực hiện trong cuộc triển lãm toàn quốc năm 2007 là dễ hiểu.Khi nói về phê bình thơ, có một câu được truyền tụng như sau: "Phê bình thơ thì ai cũng phê bình được, nhưng để phê bình cho hay thì phải là một nhà thơ có tài". Còn về mỹ thuật thì: "Một nhà phê bình hội hoạ giỏi có khi là một hoạ sĩ thất bại." Chữ "tài" trong câu nói thứ nhất là có nghĩa đòi hỏi ở một nhà phê bình thơ một phẩm chất đặc biệt. Có tài lớn anh mới nhận ra giá trị của tác phẩm mà anh đang xem thuộc cỡ nào dù nó khác "chiêu" hay cùng môn phái, hơn nữa, anh còn nhận ra tương lai rực rỡ của một tài năng lớn đang tiềm ẩn. Còn trong câu nói thứ hai, sao lại là một "hoạ sĩ thất bại"? Nghe ra có vẻ mâu thuẫn nhưng thật ra, đây là cách nói khéo, một kiểu ca ngợi kín đáo, dành cho những nhà phê bình không phải là hoạ sĩ nhưng lại có kiến thức mỹ thuật rất uyên bác và một cảm quan thưởng ngoạn sáng tạo nghệ thuật bén nhạy như trường hợp tác giả của Tuyên ngôn Siêu thực (Manifeste du Surréalisme), nhà văn André Breton và tác giả cuốn sách nổi tiếng Les Voix du silence, nhà văn André Malraux, cả hai đều là người Pháp, đã viết và đóng góp cho sự phát triển mỹ thuật hiện đại phương Tây rất lớn.Riêng mỹ thuật Việt Nam, Thái Bá Vân, tác giả của cuốn sách Tiếp xúc với mỹ thuật, là một người cũng đã để lại một dấu ấn khó quên trong chúng ta.

Sài Gòn 12-2008
© 2009 Trịnh Cung

Phối màu tạo hiệu ứng

Phối màu tạo hiệu ứng Từ màu căn bản có thể tạo ra hơn 1400 màu sắc khác nhau. Dãi màu rộng tạo ra từ việc phối màu được ứng dụng trong các lãnh vực nghệ thuật và thiết kế như đồ họa, quảng cáo, thời trang... tạo nên những hiệu ứng nhất định.

KHỎE MẠNH Muốn phối màu tạo ra hiệu ứng khỏe mạnh, sôi động thì phải luôn kết hợp với màu đỏ. Chủ đề chính của bức tranh kết hợp với màu đỏ sẽ gây sự chú ý. Màu có hiệu ứng khỏe mạnh sẽ tạo ngay cho người xem tình cảm yêu hoặc ghét. Vì vậy hiệu ứng khỏe mạnh sẽ làm tăng tình cảm người xem với chủ đề chính. Trong lĩnh vực quảng cáo, hiệu ứng khỏe mạnh của màu sắc rất cần để chuyển tải những chủ đề chính đến người xem. 
 ĐẦM ẤM Muốn phối màu tạo ra hiệu ứng đầm ấm, dồi dào, tráng lệ thì phải luôn kết hợp với màu tối. Chẳng hạn như nét thâm trầm sâu lắng thể hiện qua màu đỏ huyết dụ là sự phối hợp giữa màu đen và màu đỏ. Thêm màu xanh lá cây đậm và màu vàng sậm sẽ tạo ra sự dồi dào, sung túc. Những nét sậm này lại tạo ra sự xa hoa, lộng lẫy. Nếu dùng hiệu ứng này thiết kế vải sợi sẽ cho ra những xấp tơ lụa mang tính quý phái, sang trọng. 
 LÃNG MẠN Màu hồng tạo ra nét lãng mạn. Màu hồng được tạo ra từ việc kết hợp màu trắng với màu đỏ. Cũng như màu đỏ, màu hồng gây sự chú ý và tạo ra sự sôi nổi nhưng nhẹ nhàng và êm ái hơn. Muốn tạo hiệu ứng lãng mạn thì kết hợp màu hồng với những màu tương đồng và dùng thêm độ sáng tối. Dùng màu hồng để tạo ra thiệp chúc mừng thì thật tinh tế và trang nhã. Cũng với hiệu ứng lãng mạn mà hoa hồng luôn tượng trưng cho tình yêu nồng thắm. 
 SINH ĐỘNG Hiệu ứng sinh động và nhiệt thành được làm rõ nét trong thiết kế và đồ họa bằng cách dùng màu một cách bình thường nhưng phải biết tạo ra nét chấm phá. Ví dụ như trong hình trên, màu đen dùng làm nền cho bức ảnh, màu đỏ cam là trung tâm gây chú ý. Với hiệu ứng ánh sáng làm màu đỏ cam lôi cuốn hơn. Để tạo nét sinh động, trẻ trung cho bức ảnh người ta dùng một đốm sáng xanh lóe lên và thêm độ bóng của các thân cây dù. 
 BỤI ĐẤT Hiệu ứng bụi đất thường được dùng màu sậm. Màu đỏ cam đậm hay gọi là màu đất có một nét “bụi”. Khi dùng với màu trắng nó tạo ra chói chang, rực rỡ. Hiệu ứng màu bụi đất tạo ra một nét trầm lắng, vô tư, người xem được thư giãn. Màu đất thường dùng trong trang trí nội thất, làm người ta gợi lên những khung cảnh miền viễn tây nước Mỹ hoặc bụi đất của Mêhicô hoặc vùng hoang mạc hoặc bụi đỏ của cao nguyên Pleiku. 
 THÂN THIỆN Để phối màu tạo ra nét thân thiện, nhiệt tình, người ta thường dùng màu cam. Màu cam và màu tương đồng của nó đều được tạo ra trên nền màu đỏ. Chính vì vậy, màu cam được dùng để tạo ra các món ăn nhanh trong nhà hàng. Nó làm người ta cảm giác món ăn ngon và giá cả hợp lý. Màu cam còn dùng trong các dụng cụ cứu hộ như áo phao. Chúng ta thử tượng tượng xem, màu cam của áo phao sẽ nổi bật hẳn trên nền biển xanh 
 ÔN HÒA Màu sáng với độ tương phản cao thường phù hợp với việc phối ra màu sắc  với hiệu ứng ôn hòa. Màu hồng quả đào trong bảng màu tạo ra nét ôn hòa, trang nhã và ngọt ngào. Chính vì vậy mà trong nhà hàng và các tiệm bán thời trang thường dùng màu sắc này. Khi phối hợp với màu tím nhạt và màu xanh nó sẽ làm sáng dịu khung cảnh. Dùng các sắc màu này để trang trí nhà cũng rất hợp. Màu sắc ôn hòa sẽ tạo ra cảm giác ngọt ngào, êm ái.
 ĐÓN CHÀO Màu vàng cam hay màu hổ phách đều được tạo ra trên nền màu đỏ. Chính vì vậy chúng gây sự chú ý và như mời gọi, đón chào người xem. Thật vậy, trong cuộc sống màu của những đồ vật vàng đã nói lên sự quyến rũ, mời gọi của nó. Nếu kết hợp với màu sáng của pha lê thì có một nét đẹp thật tuyệt vời. Màu vàng cam và màu tương đồng với nó phù hợp với không khí lễ hội. Trong các đám cưới Á đông không thể thiếu sắc màu này. 
 CHUYỂN ĐỘNG Những màu sắc sáng phối hợp với nhau ra hiệu ứng này. Tuy nhiên, nên lấy màu vàng làm trung tâm. Màu vàng có như ánh sáng mặt trời, tạo ra hiệu ứng chuyển động. Khi thêm màu trắng vào màu vàng, mức độ tỏa sáng càng tăng lên. Nếu phối màu ở độ tương phản cao, màu vàng có thể kết hợp với màu tím. Ngoài ra màu vàng và những màu tương đồng sẽ tạo ra hiệu ứng làm cho khoảng không gian chung quanh chuyển động. 
 THANH LỊCH Để có hiệu ứng thanh lịch, chỉ nên phối những màu nhẹ với nhau. Chẳng hạn như màu vàng nhạt phối với màu trắng cho ra màu vàng kem. Nếu trong một căn phòng trắng cũng có thể điểm vài màu sậm hơn. Ví dụ vòm hành lang trong hình trên có nền vàng nhã, được tô điểm thêm bằng khung đèn trần màu đen. Trong thời trang, các chất liệu vải, tơ lụa, len, nhung dùng màu kem sẽ tạo được một ấn tượng thoải mái và thanh lịch 
 THEO MỐT Cái gì mốt của hôm nay có thể là bình thường với ngày mai. Để tạo ra hiệu ứng hợp thời trang nên dùng màu tạo ấn tượng trẻ trung. Màu lục nhạt là một màu dễ gây ấn tượng trẻ trung và nổi bật. Màu lục nhạt phối với những màu sáng tương đồng được dùng nhiều trong thời trang. Ngoài ra để tô điểm có thể dùng kèm với màu đỏ cam nhạt và màu tím. Trong hình ở trên, lục lam làm nền làm nổi bật áo len màu đỏ cam nhạt, màu xanh lá, xanh tím và màu tím là những màu tạo nét chấm phá. 
 TƯƠI MÁT Hiệu ứng tươi mát, trong lành trong phối màu là sự cân bằng của màu xanh, vàng và xanh lá. Màu xanh lá là một màu yếu nên có thể phối hợp với một phần của màu đỏ để tạo thêm sinh khí cho bức tranh. Tuy nhiên với những màu tương đồng của màu xanh luôn tạo ra ấn tượng tươi mát, trong lành. Ví dụ như một đụn rơm mới trên bầu trời trong xanh hoặc như hình trên là một chiếc ghế đang tắm nắng mai trên thảm cỏ xanh của công viên. 
 TRUYỀN THỐNG Phối màu truyền thống mang một ý nghĩa lịch sử. Màu xanh, màu đỏ tía, màu nâu vàng, màu xanh lá tạo ra ấn tượng cổ xưa. Màu xanh lá cây đi với màu sậm tối luôn tạo cho người xem một cảm giác bền vững. Thật vậy, màu xanh lá phối với màu vàng đậm hoặc màu đỏ tía trong sắc tối sẽ tạo ấn tượng ấm áp và bền vững. Trong trang trí, cách phối màu này thường dùng để lấp khoảng trống các văn phòng vì nó tạo được cảm giác cố định, lâu dài. 
 DỄ CHỊU Muốn phối màu để tạo ra một cảm giác dễ chịu luôn phải là màu lạnh. Đó là màu lục lam, đôi lúc có thể đi kèm với màu đỏ cam. Màu lục lam luôn tạo ra một cảm giác hưng phấn, dễ chịu. Nó thường được dùng trong quảng cáo du lịch, gợi lên cho người xem một cảm giác thư thái, nghỉ ngơi. Màu lục lam sẽ rạng rỡ hơn nếu được kết hợp với màu trắng của bọt nước hoặc sóng biển. 
 NỒNG NHIỆT Màu ngọc bích tạo ra một cảm giác trẻ trung, nồng nhiệt. Dãy màu từ lục lam sáng đến ngọc bích nếu phối với màu trắng sẽ cho ra màu mát. Dùng màu đỏ cam ấp áp để nổi bật giữa nền màu ngọc bích mát lạnh hoặc có thể cho màu vàng cam và màu tím đi chung với màu ngọc bích để tạo sự trang nhã, sang trọng. Vì vậy, màu sắc trên được dùng nhiều trong các ngành thiết kế. 
 CỔ ĐIỂN Nét cổ điển tạo ra cảm giác mạnh mẽ và uy quyền. Nét cổ điển được tạo ra từ màu vàng và những màu tương đồng. Nó nói lên quyền lực của vua chúa. Màu xanh dương lại là màu tô đậm thêm uy quyền. Để nhấn mạnh thêm sức mạnh quyền lực có thể phối thêm màu đỏ. Cũng không lạ gì, màu tạo ra quyền lực lại chính là ba màu cơ bản phối ra các màu khác. 
 TIN CẬY Một trong những màu được dùng rộng rãi đó là màu xanh biển. Màu xanh biển tạo ra một cảm giác tin cậy, mạnh mẽ. Nếu nền màu vàng được tô đậm nét uy quyền bằng màu xanh thì nền màu xanh biển sẽ mềm mại hơn nếu được tô điểm bằng màu vàng. Nếu muốn tạo ra một cảm giác mạnh mẽ là kiên quyết thì màu xanh phối hợp với màu đỏ và màng vàng (ba màu căn bản). 
 BÌNH YÊN Đứng trước một màu xanh của biển người ta thường thấy một cảm giác bình yên, thanh thản. Trong những môi trường làm việc căng thẳng nếu màu lục lam được dùng làm nền chính thì sẽ làm cho mọi người thấy công việc nhẹ nhàng hơn. Màu xanh, màu đỏ, màu vàng vẫn có thể phối hợp với nhau trong cùng môi trường để tạo thêm nét sinh động nhưng phải là dạng màu kem. 
 VƯƠNG GIẢ Sự mạnh mẽ của màu xanh pha trộn với rực rỡ của màu đỏ tạo ra màu xanh tím. Để làm giảm bớt sự mạnh mẽ, người ta pha thêm chút màu đen để tạo ra màu tím thẫm. Màu tím thẫm nếu đặt trên nền vàng sẽ làm màu vàng rực rỡ hơn. Chẳng khác nào quả mận chín tắm trong nắng vàng của mùa hè. Nếu đặt màu tìm thẫm trên màu vàng cam sẽ tạo ra một nét đẹp vương giả. 
 LÔI CUỐN Màu tím có sức mạnh lôi cuốn riêng của nó. Sự mạnh mẽ của màu xanh pha trộn với cuốn hút của màu đỏ đã tạo ra sức mạnh lôi cuốn đó. Không biết người ta phải tốn bao nhiêu công sức để làm thơ ca ngợi màu áo tím. Màu tím và màu vàng luôn quyện với nhau, cùng tô điểm để làm đẹp hơn. Nếu bất chợt thấy một tà áo dài tím bước đi trên xác lá vàng thì chắc chắn đó là một bài thơ hay. 
 NHỚ NHUNG Vẫn là màu tím nhưng là màu tím nhạt. Một lá thư bằng màu tím nhạt chắc chắn muốn nói lên sự nhớ nhung. Màu tím luôn là màu lãng mạn của thơ ca. Ví dụ như: “Chiều tím, chiều nhớ thương ai, còn thương nhớ hoài…” (Đan Thọ - Đinh Hùng). Màu tím sẽ rực rỡ hơn với màu vàng và say đắm, nồng nhiệt với màu hồng. Có lẽ vậy mà trong bài Chiều tím, tác giả đã phối màu rất tuyệt: “… Nét hoa mơ vàng và em với chàng kề vai áo phấn hương…”. 
 MÃNH LIỆT Để tạo ra sự mãnh liệt người ta thường dùng màu đỏ tím hay màu cánh sen đậm. Đỏ tím hay cánh sen trong sắc tươi thắm sẽ tạo ra một sức sống mãnh liệt. Có thể dùng sự chỏi màu của màu cánh sen, màu vàng và màu xanh lá cây để tạo ra cảm giác chuyển động, nhưng phải có giới hạn trong cách phối màu này. Hình trượt tuyết trên là ví dụ minh họa. Màu cánh sen nổi trên nền trời xanh biếc, màu vàng và màu xanh lá chỉ là để thêm nét chấm phá. 
 ÊM DỊU Không như sự mãnh liệt của màu hoa cà, màu cánh sen, khi phối màu tạo sự  êm dịu cần một chút tương phản. Màu tím hoa cà chen lẫn màu cánh sen, màu xám và màu trắng sẽ tạo ra một khung cảnh êm đềm. Hình ảnh ở trên là sự phối màu tuyệt vời đó. Ngoài ra có thể tô điểm như thêm màu xanh lá mạ hoặc tăng sự tương phản bằng cách thêm màu đen làm nền. Những sắc màu trên đều được tự nhiên phối màu sẵn qua những cảnh hoàng hôn, gió núi. 
 NGHỀ NGHIỆP Màu sắc trong công sở được chú ý đặc biệt. Thời trang công sở thường ở màu xám, thiên về sậm đen. Bởi vì những màu này là màu trung tính, không làm mất đi nét riêng của mỗi người. Nếu phối màu, lấy màu xám làm nền và màu đỏ, đỏ cam hay nâu làm màu tô điểm thì thật đẹp. Màu sắc trung tính tạo nên sự tự tin trong công việc, một điều rất cần thiết cho những nhà doanh nghiệp và những người thường xuyên có nhu cầu giao tiếp. 
(Sưu tầm)

Góc Thư giản

Khi thấy chữ nhỏ muốn cho to ra, hãy nhấn vô Ctrl Key (bên trái phía dưới bàn gõ) đồng thời gõ vô Key dấu + (góc phải phía trên). Nếu gõ một lần chữ chưa đủ lớn, thì gõ hai lần, ba lần ...
Ngược lại, Bấm Ctrl KeyKey dấu -( kế góc phải phía dưới ), chữ sẽ nhỏ lại.