(Một câu chuyện cảm động của một tác giả vô danh nhận được qua e-mail của một người bạn ở Malaysia, mong được chia sẻ với mọi người)
Suốt thời thơ ấu và cả khi lớn lên, lúc nào tôi cũng ghét mẹ tôi. Lý do chính có lẽ vì bà chỉ có một con mắt. Bà là đầu đề để bạn bè trong lớp chế giễu, châm chọc tôi. Mẹ tôi làm nghề nấu ăn để nuôi tôi ăn học. Một lần bà đến trường để kiếm tôi làm tôi phát ngượng. Sao bà lại có thể làm như thế với tôi? Tôi lơ bà đi, ném cho bà một cái nhìn đầy căm ghét rồi chạy biến. Ngày hôm sau, một trong những đứa bạn học trong lớp la lên: "Ê, tao thấy rồi. Mẹ mày chỉ có một mắt!".
Tôi xấu hổ chỉ muốn chôn mình xuống đất. Tôi chỉ muốn bà biến mất khỏi cuộc đời tôi. Ngày hôm đó, đi học về, tôi nói thẳng với bà: "Mẹ chỉ muốn biến con thành trò cười!". Mẹ tôi không nói gì. Còn tôi, tôi chẳng để ý gì đến những lời nói đó vì lúc ấy lòng tôi tràn đầy giận dữ. Tôi chẳng để ý gì đến cảm xúc của mẹ. Tôi chỉ muốn thoát ra khỏi nhà, không còn liên hệ gì với mẹ tôi. Vì thế, tôi cố gắng học hành thật chăm chỉ và sau cùng, tôi có được một học bổng để đi học ở Singapore.
Sau đó, tôi lập gia đình, mua nhà và có mấy đứa con. Vợ tôi là con nhà gia thế, tôi giấu nàng về bà mẹ của mình, chỉ nói mình mồ côi từ nhỏ. Tôi hài lòng với cuộc sống, với vợ con và những tiện nghi vật chất tôi có được ở Singapore. Tôi mua cho mẹ một căn nhà nhỏ, thỉnh thoảng lén vợ gởi một ít tiền về biếu bà, tự nhủ thế là đầy đủ bổn phận. Tôi buộc mẹ không được liên hệ gì với tôi.
Một ngày kia, mẹ bất chợt đến thăm. Nhiều năm rồi, bà không gặp tôi, thậm chí bà cũng chưa bao giờ nhìn thấy các cháu. Khi thấy một bà già trông có vẻ lam lũ đứng trước cửa, mấy đứa con tôi có đứa cười nhạo, có đứa hoảng sợ. Tôi vừa giận vừa lo vợ tôi biết chuyên, hét lên: "Sao bà dám đến đây làm con tôi sợ thế? Đi khỏi đây ngay!". Mẹ tôi chỉ nhỏ nhẹ trả lời "Ồ, xin lỗi, tôi nhầm địa chỉ!" và lặng lẽ quay đi. Tôi không thèm liên lạc với bà trong suốt một thời gian dài. Hồi nhỏ, mẹ đã làm con bị chúng bạn trêu chọc nhục nhã, bây giờ mẹ còn định phá hỏng cuộc sống đang có của con hay sao?
Một hôm, nhận được một lá thư mời họp mặt của trường cũ gởi đến tận nhà, tôi nói dối vợ là phải đi công tác. Sau buổi họp mặt, tôi ghé qua căn nhà của mẹ vì tò mò hơn là muốn thăm mẹ. Mấy người hàng xóm nói rằng mẹ tôi đã mất vài ngày trước đó và do không có thân nhân, sở an sinh xã hội đã lo mai táng chu đáo.
Tôi không nhỏ được lấy một giọt nước mắt. Họ trao lại cho tôi một lá thư mẹ để lại cho tôi:
"Con yêu quý,
Lúc nào mẹ cũng nghĩ đến con. Mẹ xin lỗi về việc đã dám qua Singapore bất ngờ và làm cho các cháu phải sợ hãi. Mẹ rất vui khi nghe nói con sắp về trường tham dự buổi họp mặt nhưng mẹ sợ mẹ không bước nổi ra khỏi giường để đến đó nhìn con. Mẹ ân hận vì đã làm con xấu hổ với bạn bè trong suốt thời gian con đi học ở đây.
Con biết không, hồi con còn nhỏ xíu, con bị tai nạn và hỏng mất một bên mắt. Mẹ không thể ngồi yên nhìn con lớn lên mà chỉ có một mắt nên mẹ đã cho con con mắt của mẹ. Mẹ đã bán tất cả những gì mẹ có để bác sĩ có thể thay mắt cho con nhưng chưa bao giờ mẹ hối hận về việc đó. Mẹ rất hãnh diện vì con đã nên người và mẹ kiêu hãnh vì những gì mẹ đã làm được cho con. Con đã nhìn thấy cả một thế giới mới bằng con mắt của mẹ, thay cho mẹ..
Mẹ yêu con lắm,
Mẹ...
Thứ Sáu, 5 tháng 8, 2016
GIẢN DỊ VỀ NHU CẦU VẬT CHẤT
Lại Thế Luyện
Phần nhiều đau khổ của chúng ta trong cuộc sống là do “không biết đủ”. Chương này gợi mở cho bạn những ý tưởng nhằm đơn giản hóa nhu cầu vật chất của bản thân. Mỗi chúng ta cần biết tự giải thoát mình khỏi những “ám ảnh” của vật chất, để có thể vươn tới nghệ thuật sống giản dị, cũng có nghĩa là vươn tới một cuộc sống hạnh phúc, thanh thản vậy!
Cuộc đời nhiều âu lo, do đâu?
Vì đâu chúng ta luôn bận rộn, cuống cuồng, hối hả với những lo âu hằng ngày? Có phải phần lớn những phức tạp, rắc rối, những lo âu hằng ngày của chúng ta đều liên quan đến chuyện tiền bạc, nhằm giải quyết những nhu cầu vật chất hằng ngày? Mọi băn khoăn, suy nghĩ, thắc mắc, lo lắng... hàng ngày hàng giờ của chúng ta phải chăng chỉ xoay quanh những chuyện cơm ăn, áo mặc, nhà ở, phương tiện đi lại?
Câu hỏi trên khiến chúng ta phải nhìn nhận một thực tế: Tại sao con người ít khi biết đủ? Tại sao lúc nào cũng phải tìm cách thu gom, tích cóp? Phần lớn nguyên nhân lâu nay được quy cho lòng tham vô đáy của con người. Tuy nhiên, chúng tôi thiết nghĩ, nguyên nhân trước tiên là do nỗi lo sợ bị thiếu thốn.
Cuộc sống vốn dĩ là không thể biết trước! Chúng ta chỉ có thể biết những gì đã xảy ra trong quá khứ và những gì đang diễn ra ở hiện tại, còn cuộc sống tương lai sẽ như thế nào thì không ai dự đoán cụ thể hay chắc chắn được. Ngay cả khi chúng ta mong muốn một cuộc sống phẳng lặng bình yên, thì những bão giông của cuộc đời cũng có thể bất chợt đổ xuống đầu mình. Chính vì nỗi lo lắng rằng tương lai mình có thể gặp chuyện bất trắc, có thể lâm vào cảnh thiếu thốn mà con người mới luôn tìm cách thu gom, tích cóp.
Nhưng thu gom, tích cóp bao nhiêu cũng không cảm thấy đủ. Từ đây, khái niệm “lòng tham vô đáy” mới xuất hiện. Nhu cầu vật chất của chúng ta là không có giới hạn, thành thử lại càng phải thu gom, tích cóp để thỏa mãn nhu cầu của bản thân mình. Từ đó, cuộc sống trở thành những bon chen, giành giật không hơn không kém. Bạn thử nghĩ xem, cuộc sống của chúng ta trên cõi đời này chỉ vỏn vẹn có bao nhiêu năm – không dài lâu bằng cuộc sống của một loài cây cổ thụ nữa, nhưng tại sao lại phải vất vả, mệt mỏi đến thế? Làm sao để thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn này?
Vẫn biết rằng, cuộc sống quanh ta không thiếu gì những người còn nghèo khổ. Vẫn biết rằng, hằng ngày có biết bao nhiêu người lương thiện phải “đổ mồ hôi, sôi nước mắt” mà vẫn chưa đủ ăn. Về vấn đề này, chúng tôi sẽ đề cập đến trong một dịp khác. Ở đây, chúng tôi chỉ muốn nói đến những con người không hề bị áp lực của những gánh nặng cuộc sống. Họ vẫn có của ăn của để, không thiếu thốn chi. Thế nhưng, họ lại coi việc chạy theo nhu cầu vật chất là điều đáng quan tâm bậc nhất trong cuộc sống, ngoài ra không có điều gì khác đáng để quan tâm cả!
Ý nghĩa cuộc sống của bạn chắc chắn không thể đo đếm bằng khối lượng hay giá trị tài sản mà bạn sở hữu. Trong cuộc sống, mọi thứ luôn biến đổi. Ngày hôm nay tài sản nằm trong tay bạn, nhưng ngày mai nó có thể nằm trong tay người khác. Nhận thức được tính chất mong manh đó, biết nỗ lực tự giải thoát mình khỏi những ràng buộc của nhu cầu vật chất bao nhiêu, chúng ta càng dễ dàng cảm nhận ý nghĩa của cuộc sống bấy nhiêu! Đừng chăm chút vẻ ngoài nhiều quá Biểu hiện trước tiên của việc không biết đơn giản hóa nhu cầu vật chất là chăm chút cho vẻ ngoài của bản thân mình nhiều quá! Những người như vậy không biết nghĩ đến người khác, nghĩ đến những người đói khổ xung quanh. Họ sẵn sàng bỏ ra một số tiền lớn để săn sóc cho làn da, mái tóc, chau chuốt từng chiếc móng tay, móng chân... nhưng lại tính toán, so đo từng đồng cắc một mỗi khi phải giúp đỡ một ai đó đang trong hoàn cảnh khốn khổ.
Nhiều người không tiếc bỏ ra rất nhiều thời gian, tiền của, thậm chí bất chấp hiểm nguy tính mạng để đi giải phẫu thẩm mỹ; nhưng khi phải giúp đỡ người khác thì họ tính toán, bủn xỉn đừng đồng một. Nói cách khác, xài tiền cho bản thân bao nhiêu họ vẫn không cảm thấy đủ, nhưng khi giúp đỡ ai một chút thôi thì họ luôn kể lể vì cảm thấy quá nhiều. Thói ích kỷ này một khi đã hằn sâu trong lòng thì thật là tai hại. Nó làm cho con người ta chỉ biết đến bản thân mình mà thôi!
Nhiều người dành phần lớn thời gian cho áo quần, cho cách ăn mặc, coi trọng vẻ ngoài hơn vẻ đẹp tâm hồn. Họ mất rất nhiều tiền bạc, thời gian cho những nhu cầu chưng diện này. Hẳn bạn thấy, nhiều người chẳng phải là nghệ sĩ hay ca sĩ gì ráo, vậy mà dép guốc mua về cả trăm đôi, áo quần cùng một lúc trong tủ hơn cả trăm bộ. Chưa hết! Lại còn cà vạt, khăn quàng cổ, túi xách, mũ nón... cũng từ vài chục đến hơn cả trăm cái.
Chao ôi! Có cần thiết gì mà phải phức tạp, rắc rối quá mức như vậy? Chỉ tính riêng thời gian để cất dép guốc, giặt ủi áo quần thôi cũng đã hết cả ngày! Nếu chậm chạp, lề mề thì có khi lại mất cả tuần, cả tháng. Thử hỏi, ai kính trọng mình, ai khâm phục mình chỉ vì những “lớp sơn” giả tạo như vậy? Có chăng cũng chỉ là những người hời hợt, không biết đánh giá con người. Trên đời này, chỉ có những kẻ hời hợt mới đánh giá con người qua dáng vẻ bên ngoài, vì họ đâu có đủ sâu sắc để nhìn thấy điều gì khác hơn nữa!
Điều đáng nói là, nhiều khi trong túi không có nhiều tiền nhưng vẫn cứ phải tìm cách đi vay mượn, để có thêm tiền mua sắm, để rồi cũng phải ăn diện “cho có với người ta”! Chính những suy nghĩ lầm lạc này dẫn đến tình trạng nợ nần chồng chất! Những người càng nghèo khổ lại càng mặc cảm, càng tìm cách dùng vẻ ăn diện bề ngoài để che giấu hoàn cảnh thực tế của mình thì càng có nguy cơ nợ nần chồng chất, đã nghèo lại càng nghèo thêm, không biết đến khi nào mới thoát khỏi vòng luẩn quẩn.
Đáng tiếc là, ở những xứ sở chậm tiến, trình độ dân trí còn thấp kém thì loại người suy nghĩ hời hợt lại chiếm số đông. Giới kinh doanh và quảng cáo lại luôn tìm cách tranh thủ nhược điểm này để khuếch trương hoạt động của mình. Thành thử, những suy nghĩ lệch lạc và tật đua đòi của nhiều người cứ thế mà ngày càng “liên tục phát triển”, ngày càng nhân rộng trong xã hội. Điều nguy hiểm nhất là, thời gian dành để chăm sóc ngoại hình, thời gian dành để tự ngắm vuốt chính mình trước gương lại nhiều hơn thời gian dành để tự kiểm thảo nội tâm.
Liệu một cách sống như vậy có thoả đáng không? Lớp “vỏ bọc trang trí” của ta lại quan trọng hơn bản thân ta hay sao? Chỉ biết chăm lo cho vẻ đẹp bề ngoài mà thiếu hẳn vẻ đẹp tâm hồn, thì thử hỏi vẻ đẹp lộng lẫy bên ngoài kia còn có ý nghĩa gì? Hay nó chỉ là phương tiện để tiếp tục lừa lọc những kẻ nhẹ dạ, hời hợt? Chỉ biết chăm lo cho vẻ đẹp bề ngoài mà thiếu chiều sâu tâm hồn, thì khi bề ngoài càng trở nên “đẹp” bao nhiêu, mức độ “suy thoái” trong tâm hồn cũng sẽ gia tăng tương ứng bấy nhiêu!
Bôi son trát phấn lên mặt cho đẹp, mà trong sâu thẳm nội tâm lại không đẹp, thì liệu gương mặt có đẹp được không? Dù bạn có sử dụng những loại mỹ phẩm danh tiếng hoặc mắc tiền cỡ nào, nhưng bạn vẫn mang một bộ mặt “sưng sỉa” khi gặp gỡ người khác, thì khuôn mặt của bạn cũng rất khó mà tươi đẹp cho được! Cần một lối sống giản dị, lành mạnh Thêm một biểu hiện nữa của việc không biết đơn giản hóa nhu cầu vật chất, đó là mua sắm quá mức cần thiết. Mỗi lần bước chân vào siêu thị hoặc những trung tâm thương mại lớn, có nhiều người dường như luôn bị “cám dỗ” bởi hết thảy những gì đang được trưng bày trước mắt họ. Có thể khái quát hoàn cảnh của những người như vậy trong câu này: “Không mua về thì thấy thiếu thiếu, nhưng mua về thì lại thấy... quá thừa!”. Nhà cửa của họ bị biến thành kho chứa đồ đạc mà họ không hay! Chỉ tính riêng thời gian dành để lo bảo quản, sắp xếp, dọn dẹp đồ đạc không thôi cũng đã đủ mệt. Do vậy, chúng ta nên biết đơn giản hóa việc mua sắm thì tốt hơn! Giàu có, nhưng vẫn lựa chọn một lối sống giản dị, đó mới là thái độ của người hiểu biết.
Chưa hết, trong cuộc sống bạn có thể để ý thấy nhiều người có thói quen ăn uống thiếu điều độ, dẫn đến béo phì, rồi lại mất thời gian để đi tập thể dục thẩm mỹ, đi giải phẫu thẩm mỹ, đi hút mỡ... với mong muốn được giảm cân. Thật là vớ vẩn quá! Những người khác thì có thói quen hút thuốc lá, uống bia rượu. Dường như họ không thể sống nổi nếu thiếu những thứ này! Những nguy cơ bệnh tật luôn rình rập những người có lối sống thiếu điều độ, không hài hòa với tự nhiên. Thế rồi, bao nhiêu bệnh tật rình rập, lại phải khổ sở, lo lắng, tìm cách chạy chữa!
Phần lớn bệnh tật của chúng ta đến từ lối sống thiếu lành mạnh, thiếu điều độ. Chúng ta ngủ nghỉ không đúng giờ giấc, cố gắng làm việc quá sức. Rất nhiều người dành cả tuổi trẻ của mình để lo kiếm tiền, đến tuổi trung niên tích lũy được một tài sản kếch xù thì lại mắc bệnh hiểm nghèo, muốn đánh đổi cả gia tài để lấy lại sức khỏe như trước cũng không được! Như vậy có phải là tự mình đưa bản thân mình vào “vòng luẩn quẩn” do chính mình tạo ra hay không?
Thay vào đó, một điều hết sức giản dị trong trường hợp này là, chỉ cần bạn thay đổi lối sống và chế độ ăn uống thì mọi chuyện sẽ tốt đẹp hơn ngay.
°
Với những biểu hiện cơ bản nêu trên, chúng ta thấy, nhiều khi chính ta tạo ra nhu cầu, tìm cách thỏa mãn nó một cách quá mức, để rồi chính những nhu cầu này lại hành hạ ngược trở lại bản thân ta. Chính vì nhu cầu vật chất quá nhiều mà chúng ta phải cặm cụi kiếm tiền bao nhiêu cũng không đủ để trang trải cho nhu cầu của chính mình. Điều này có khác nào tự mang dây trói buộc mình? Nhìn vào cuộc sống, bạn sẽ thấy nhiều người quanh bạn và có khi ngay cả chính bạn đang tự làm khổ bản thân vì cứ tự giam hãm mình trong những nhu cầu vật chất. Dần dà, con người dần trở thành nô lệ cho nhu cầu vật chất của chính mình mà không hay!
Muốn tránh khỏi những điều trên, để có được một cuộc sống giản dị, chúng ta phải làm gì? Hẳn bạn đã tìm ra câu trả lời rồi. Đó là, hãy biết đơn giản hóa nhu cầu vật chất của bản thân mình. Chừng nào chúng ta chưa biết đơn giản hóa nhu cầu vật chất của bản thân thì chừng đó ta vẫn còn bị những nỗi lo về vật chất đè nặng tâm hồn!
Tóm lại, người biết đơn giản hóa nhu cầu vật chất chính là người biết lựa chọn một lối sống lành mạnh. Một lối sống lành mạnh, sống khỏe, sống vui, sống đẹp, sống có ích, mở rộng tấm lòng với mọi người, đó là một lối sống giản dị nhất! Thoát khỏi những âu lo về tiền bạc Bất cứ ai trong chúng ta mà chẳng bị những nỗi lo về tiền bạc đè nặng tâm hồn mình? Cả ngày vất vả đi làm vì miếng cơm manh áo, chúng ta bị nỗi lo tiền bạc ám ảnh đã đành; thế nhưng, ngay cả khi đã đến giờ đi nghỉ rồi mà đầu óc vẫn bị ám ảnh bởi những lo nghĩ về đồng tiền đến nỗi không sao chợp mắt được, thì quả thực là đời sống rất khổ. Lẽ ra, sau những khoảng thời gian ban ngày vất vả lo làm ăn, chúng ta phải có thời gian để tận hưởng những thú vui tinh thần của cuộc sống. Nhưng đằng này, chúng ta lại tiếp tục sử dụng những khoảng thời gian quý báu này để tiếp tục lo âu đủ chuyện. Nỗi lo về tiền bạc dằn vặt chúng ta, khiến lòng ta ít khi nào được bình yên.
Nhiều người nghĩ rằng, sau khi họ đạt được sự giàu có rồi thì lòng họ sẽ có được sự an ổn, bình yên. Có thật vậy không? Thực tế cho thấy, nhiều người rất giàu có nhưng liệu trong tâm hồn họ đã tìm thấy sự bình yên chưa? Hay từ sâu thẳm lòng họ chỉ là cảm giác trống rỗng và vô nghĩa?
Trong ca khúc “Ở trọ”, cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã viết: “Con chim ở đậu cành tre. Con cá ở trọ trong khe nước nguồn.” Còn con người chúng ta thì đang ở trọ chính nơi trần gian này, nghĩa là không có gì vĩnh viễn, trường cửu cả! Mỗi chúng ta chỉ như một lữ khách đến với cuộc đời này! Thế thì, cứ mãi quay cuồng, hối hả, vất vả cả đời để làm gì? Dù đi nhanh hay đi chậm, rồi thì đến một lúc nào đấy, chúng ta cũng cùng đi về một cõi mà thôi! Thế thì, vội vã mà làm gì? Tìm cách bám víu vào cuộc sống này quá nhiều để làm gì? Không nên bám víu vào cuộc sống này nhiều quá! Cứ sống giản dị, bình tâm, thanh thản có phải là tốt hơn không?
Nhiều người, sau một trận ốm thập tử nhất sinh, mọi tham vọng làm giàu ích kỷ lập tức tan biến hết. Thay vào đó, họ chỉ có một mong ước được sống – sống một cách có ý nghĩa.
°
Để thoát khỏi những âu lo về tiền bạc, chúng ta phải làm sao? Đây là một câu hỏi rất quan trọng, nhưng tìm được câu trả lời cho nó lại là điều không dễ dàng.
Trước hết, phải thay đổi nhận thức của chúng ta về vấn đề tiền bạc. Cuộc sống của chúng ta có nhiều phương diện, có nhiều nhu cầu phong phú khác nhau? Không phải lúc nào cũng “đỏ mắt” kiếm tiền! Thời gian hai mươi bốn giờ mỗi ngày của chúng ta còn phải dành cho nhiều hoạt động phong phú khác nữa. Nếu chỉ quan tâm đến việc thỏa mãn nhu cầu vật chất, nếu chỉ quan tâm đến phương diện tiền bạc, thì liệu đó có phải là một thái độ sống khôn ngoan hay không?
Điều đáng sợ là, chính nỗi “ám ảnh” về tiền bạc khiến cho đầu óc của chúng ta không còn đủ sáng suốt để suy nghĩ về nhiều vấn đề quan trọng khác của cuộc sống. Phải thừa nhận rằng, tiền bạc rất khó kiếm và nó rất khó giữ. Tuy nhiên, nó không thể nào so sánh được với sự thanh thản tâm trí và sự bình yên về cảm xúc của chúng ta.
Thứ hai, hẳn bạn đồng ý với chúng tôi rằng, tương lai luôn nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta. Những gì bạn nắm giữ trong tay mình hôm nay không có nghĩa là ngày mai bạn có thể tiếp tục nắm giữ chúng. Tiền bạc mà bạn đang có trong tay, chưa chắc sẽ là sự đảm bảo vững chắc cho cuộc sống tương lai của bạn. Thế thì, tại sao chúng ta cứ tìm cách bấu víu vào những thứ không vững chắc như vậy?
Đừng bao giờ nghĩ rằng tiền bạc sẽ mang lại cho bạn một cuộc sống ổn định! Thực tế, mọi thứ trong cuộc sống quanh ta luôn thay đổi và biến động không ngừng. Đời sống phải có buồn có vui, có nụ cười có nước mắt, có đắng cay có ngọt ngào... mới là đời sống phong phú. Một cuộc sống yên ổn và sung sướng quá, lâu ngày cũng hóa thành chật hẹp, chán ngơ chán ngắt, không còn khiến chúng ta cảm nhận được niềm vui, hạnh phúc nữa!
Thứ ba, một cuộc sống giản dị về vật chất sẽ giúp bạn cất khỏi vai mình những gánh nặng lo toan không cần thiết. Nhờ đó, bạn có thêm thời gian để suy nghĩ về những điều cao cả hơn trong cuộc đời. Từ đó, chúng ta có thể “mở mắt” ra để thấy những điều mà lâu nay chúng ta không thấy, do bị đồng tiền che khuất. Dẫu rằng tiền bạc có thể quyết định nhiều thứ và mang đến cho con người nhiều thứ, nhưng nó không thể mang lại cho con người kiến thức, đạo đức và tình yêu. Cả ba điều này là những giá trị tinh thần vô giá mà tiền bạc không thể nào mua được.
Vô nghĩa làm sao những kiếp người lúc nào cũng chỉ biết lo thu gom, tích cóp! Đến khi xuôi tay nhắm mắt cũng chẳng thể mang theo được gì. Để lại cho con cái thì chỉ góp phần làm tăng tính ỷ lại của chúng vào cha mẹ. Lúc còn sống ở trong nhà cao cửa rộng bao nhiêu, đến khi nằm xuống thì cũng chỉ cần hai mét vuông đất mà thôi!
°
Nói tóm lại, đừng bao giờ cho phép “cái tôi” điều khiển bạn đi đến niềm tin rằng, đời sống vật chất của mình là những vấn đề quan trọng. Hãy luôn luôn để cho nội tâm bạn xác định những gì là quan trọng trong cuộc sống của bạn. Mải mê đi theo con đường của nhu cầu vật chất sẽ dẫn đến sự mệt mỏi trống rỗng; nhưng trái lại, nếu bạn đi theo con đường của tinh thần, bạn sẽ sống một cuộc đời thật phong phú, trọn vẹn. Đừng bao giờ chỉ vì quá mải mê theo đuổi việc kiếm tiền đến nỗi không còn đủ thời gian, sức lực để chinh phục những đỉnh cao học vấn, đỉnh cao trí tuệ - sáng tạo mà lẽ ra bạn xứng đáng có được!
Và cũng đừng bao giờ mang nặng mặc cảm rằng, vì mình không đủ khả năng để ngước nhìn lên những đỉnh cao khác trong cuộc sống, nên chỉ còn cách duy nhất là cúi mặt xuống lo toan chuyện tiền bạc. Ngày hôm nay, bạn hãy nỗ lực tìm kiếm những khát vọng tinh thần của mình hơn là những gì đáp ứng đòi hỏi của nhu cầu vật chất. Sự lựa chọn này sẽ làm cho cuộc sống của bạn thay đổi hẳn! Bạn sẽ tìm thấy nhiều điều mới mẻ hơn trong cuộc sống của mình.
Điều chúng tôi mong mỏi là, bạn phải dám sống theo những giá trị cao đẹp của bản thân mình. Đó là một con đường không có sự vẫy gọi, phụ thuộc quá nhiều vào nhu cầu vật chất. Khi đó, bạn sẽ nhận ra những giá trị tinh thần của mình cao đẹp như thế nào. Ngay từ hôm nay, bạn có thể bắt đầu vun trồng chân giá trị tinh thần bên trong của chính mình.
Chỉ khi nào bạn đứng trên nền tảng của những giá trị đó, bạn mới có thể sống thanh thản, hạnh phúc - bất kể trong hoàn cảnh như thế nào. Thanh thản với đồng tiền Trong cuộc sống, bản thân đồng tiền không xấu xa. Nó là vật vô tri vô giác, không có tội tình gì. Giá trị của nó, sở dĩ có được, là do con người quy ước. Điều chúng tôi muốn nhấn mạnh ở đây là: “Chỉ có lòng ham hố tiền bạc của con người mới xấu xa. Chỉ có sự lo lắng thái quá về tiền bạc mới là đáng sợ!”
Lòng ham tiền rất nguy hiểm. Nó có thể khiến con người tự đánh mất chính mình trước mãnh lực của đồng tiền. Bạn thử nghĩ xem, một khi đã đặt nhu cầu vật chất lên trên hết thảy, thì rất có thể con người sẽ không khước từ bất cứ thủ đoạn bỉ ổi nào, miễn là vơ vét cho thỏa túi tham của mình.
Tiền bạc không phải là một cái gì đáng để bạn phải quá lo lắng. Một khi biết đơn giản hóa nhu cầu vật chất, bạn không những có một cuộc sống thoải mái, không phải lo âu về tài chính. Hãy sống thanh thản, thoát khỏi những lo âu về tiền bạc.
°
Viết đến đây, chúng tôi rất ngại sẽ bị quý bạn đọc hiểu lầm, cho là chúng tôi đang cố gắng cổ võ cho một lối sống khổ hạnh hoặc đang cố tình tìm cách đi ngược lại với đà tiến lên của kinh tế - xã hội. Thưa bạn, hoàn toàn không! Bản thân tôi chẳng những không muốn sống khổ hạnh, mà còn quan niệm rằng cuộc sống của con người chỉ phong phú, hài hòa khi cân bằng cả tinh thần lẫn vật chất, rằng càng vững vàng về phương diện vật chất thì càng có điều kiện quan tâm đến đời sống tinh thần. Vật chất để sinh tồn phải là cái có trước, sau đó mới có thể phát triển tinh thần. Đây là chân lý đã trở thành kiến thức nằm lòng, phổ biến, không thể chối cãi của xã hội loài người.
Hơn thế nữa, một xã hội không thể tiến lên được nếu như mọi thành viên trong đó đều suy nghĩ ì ạch, chẳng bao giờ dám nhen lên trong lòng mình khát vọng làm giàu. Một khi đất nước giàu có, thì những phúc lợi xã hội cho người dân sẽ có điều kiện được quan tâm nhiều hơn, có cơ sở để giải quyết thỏa đáng hơn. Xa hơn nữa, chúng tôi còn đi đến chủ trương rằng, cần phải giáo dục con người về cách làm giàu nữa!
Phần lớn những vất vả, lo toan trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta chẳng phải là xoay quanh chuyện kiếm tiền hay sao? Cho nên, việc dạy cách làm giàu cũng quan trọng chẳng kém gì việc dạy cách làm người. Nếu chúng ta phải dạy dỗ con cái ngay từ nhỏ về cách học làm người, thì tại sao chúng ta không dạy cho chúng hiểu về giá trị của đồng tiền, và thái độ quý trọng cùng cách sử dụng đồng tiền như thế nào? Nếu ngay từ nhỏ, đứa trẻ được dạy về những điều này, thì khi lớn lên, chúng sẽ biết đơn giản hóa nhu cầu vật chất của bản thân và biết làm giàu vì những mục tiêu chính đáng hơn để phục vụ người khác.
Con người, một khi chưa được giáo dục đầy đủ, chưa đủ bản lĩnh để làm chủ, sai khiến đồng tiền, thì rất dễ bị đồng tiền sai khiến.
Đến đây, có thể bạn thắc mắc hỏi chúng tôi rằng: “Thế thì ông, ông có muốn làm giàu không?” Chắc chắn chúng tôi sẽ trả lời bạn rằng: “Đương nhiên là muốn! Thậm chí, rất muốn nữa là đằng khác! Nó là một khát khao cháy bỏng trong tôi.” Nếu chúng tôi trả lời là “không muốn”, thì hóa ra là tự dối mình và dối người. Còn nếu nói lời khẳng định là mình “rất muốn” như vậy thì hóa ra, tự mình lại mâu thuẫn với chính mình trong những đoạn viết ở trên ư?
Hoàn toàn không có gì là mâu thuẫn ở đây cả! Bởi vì vấn đề tiền bạc rất đỗi phức tạp, nên để tìm được cách nói thỏa đáng về nó là điều rất khó. Điều chính yếu mà chúng tôi muốn nhấn mạnh suốt từ đầu chương này đến giờ, đó là: “Đừng vì đồng tiền mà đánh mất sự thanh thản và niềm vui cuộc sống. Đừng coi đồng tiền cao hơn những thứ khác trong cuộc sống của bạn. Trái lại, hãy biết đặt đồng tiền vào đúng vị trí của nó trong đời mình, biết làm ra nó và sử dụng nó cho những mục đích cao cả khác trong cuộc sống.”
°
Với một thái độ đúng đắn và tốt đẹp đối với tiền bạc, tiền bạc có thể giúp chúng ta nâng cao nhiều phương diện khác trong cuộc sống. Biết sử dụng đồng tiền một cách khôn ngoan, chúng ta có thể đem lại thật nhiều điều tốt đẹp cho xã hội.
Trong hành trình hoàn thiện bản thân, chúng ta nên thay đổi thái độ của chúng ta đối với tiền bạc và tìm kiếm niềm vui trong việc “làm ra tiền bạc để phụng sự cho những mục đích sống cao cả hơn”. Khi đó, tiền bạc trở thành phương tiện để thực hiện nhiều việc khác trong cuộc sống, chứ nó không phải là mục đích duy nhất trong cuộc sống. Khi chúng ta thịnh vượng, chúng ta có thể giúp những người chung quanh chúng ta cũng có được một cuộc sống đỡ vất vả, thiếu thốn hơn.
Khát vọng làm giàu của chúng ta phải được ươm mầm từ chính cuộc đời nhiều khổ cực của mỗi chúng ta, của gia đình chúng ta, của những người xung quanh ta. Ta làm giàu hoàn toàn không phải do sự thôi thúc của cái tôi ích kỷ, mà là vì muốn chung sức với mọi người vì một cuộc sống tốt đẹp hơn!
Khi bất cứ bạn trẻ nào có một khát vọng làm giàu chính đáng như vậy, thì việc kiếm tiền đối với bạn sẽ không còn là một nỗi lo hay một gánh nặng như trước đây nữa! Những ý tưởng sáng tạo của chúng ta nảy sinh khi chúng ta đang nỗ lực làm việc, khi chúng ta trực tiếp hướng khả năng của mình vào những mục tiêu cao đẹp. Nó là nguồn sức mạnh để thành công khi bánh xe của vận may bắt đầu quay tròn quanh ta. Đó là một cảm giác rất tuyệt vời.
Khi kiếm được tiền rồi, chúng ta hãy rộng rãi với đồng tiền. Nhiều tỷ phú thế giới tỏ ra khắt khe khi tiêu xài cho bản thân, nhưng họ lại rất rộng rãi khi giúp đỡ người khác. Đó là những tấm gương rất đáng để chúng ta học hỏi. Quả đúng như nhiều người Việt Nam mình vẫn quan niệm, những người biết “sống xởi lởi thì Trời cho”, còn cứ “tính toán so đo thì Trời lấy lại”. Một khi dám chia sẻ những gì mình có với người khác, lòng bạn sẽ không bị đè nặng bởi nỗi lo phải giữ tiền hoặc lo kẻ trộm sẽ đục tường khoét vách nhà bạn lấy mất! Hơn thế nữa, hành động chia sẻ giúp chúng ta trở nên tự tin hơn, vui vẻ hơn, ảnh hưởng đến những người chung quanh ta bằng những đóng góp tích cực. Nhiều người đã tìm thấy hạnh phúc nhờ những nỗ lực không mệt mỏi của bản thân để giúp đỡ người khác. Đồng tiền như vậy mới là đồng tiền thanh thản!
Một khi bạn có được thái độ đúng đắn đối với tiền bạc như vậy, bạn càng có động cơ cao cả thúc đẩy bạn hăng hái làm việc nhiều hơn, có kết quả hơn! Khi bạn nghĩ rằng, mình đang cố gắng kiếm thật nhiều tiền để giúp người khác, thì tầm vóc tư duy này sẽ giúp công việc của bạn thuận lợi, trôi chảy hơn. Trái lại, nếu lúc nào cũng chỉ chăm chăm kiếm tiền cho riêng mình, lúc nào cũng nghĩ “mình còn chưa đủ, làm sao nghĩ tới người khác?” thì khác nào chúng ta đang để cho mọi cơ hội tốt đẹp của cuộc sống tự đóng lại trước mắt mình. Nếu bạn không bao giờ thích làm ăn với những kẻ ích kỷ, thì thiên hạ cũng sẽ như vậy!
°
Tóm lại, trong cuộc sống, điều quan trọng không phải là những thứ bạn đã từng sở hữu, mà là những điều tốt đẹp mà bạn để lại cho đời. Bất cứ công việc gì bạn làm với một ý hướng cao cả và nỗ lực làm thật tốt, đều là những đóng góp tích cực cho sự phồn vinh của xã hội!
Thay vì suốt cả đời cứ phải tối tăm mặt mũi vì tiền bạc, bạn hãy cố gắng để lại cho đời những kho tàng vô giá mà tiền bạc không thể nào mua được.
Phần nhiều đau khổ của chúng ta trong cuộc sống là do “không biết đủ”. Chương này gợi mở cho bạn những ý tưởng nhằm đơn giản hóa nhu cầu vật chất của bản thân. Mỗi chúng ta cần biết tự giải thoát mình khỏi những “ám ảnh” của vật chất, để có thể vươn tới nghệ thuật sống giản dị, cũng có nghĩa là vươn tới một cuộc sống hạnh phúc, thanh thản vậy!
Cuộc đời nhiều âu lo, do đâu?
Vì đâu chúng ta luôn bận rộn, cuống cuồng, hối hả với những lo âu hằng ngày? Có phải phần lớn những phức tạp, rắc rối, những lo âu hằng ngày của chúng ta đều liên quan đến chuyện tiền bạc, nhằm giải quyết những nhu cầu vật chất hằng ngày? Mọi băn khoăn, suy nghĩ, thắc mắc, lo lắng... hàng ngày hàng giờ của chúng ta phải chăng chỉ xoay quanh những chuyện cơm ăn, áo mặc, nhà ở, phương tiện đi lại?
Câu hỏi trên khiến chúng ta phải nhìn nhận một thực tế: Tại sao con người ít khi biết đủ? Tại sao lúc nào cũng phải tìm cách thu gom, tích cóp? Phần lớn nguyên nhân lâu nay được quy cho lòng tham vô đáy của con người. Tuy nhiên, chúng tôi thiết nghĩ, nguyên nhân trước tiên là do nỗi lo sợ bị thiếu thốn.
Cuộc sống vốn dĩ là không thể biết trước! Chúng ta chỉ có thể biết những gì đã xảy ra trong quá khứ và những gì đang diễn ra ở hiện tại, còn cuộc sống tương lai sẽ như thế nào thì không ai dự đoán cụ thể hay chắc chắn được. Ngay cả khi chúng ta mong muốn một cuộc sống phẳng lặng bình yên, thì những bão giông của cuộc đời cũng có thể bất chợt đổ xuống đầu mình. Chính vì nỗi lo lắng rằng tương lai mình có thể gặp chuyện bất trắc, có thể lâm vào cảnh thiếu thốn mà con người mới luôn tìm cách thu gom, tích cóp.
Nhưng thu gom, tích cóp bao nhiêu cũng không cảm thấy đủ. Từ đây, khái niệm “lòng tham vô đáy” mới xuất hiện. Nhu cầu vật chất của chúng ta là không có giới hạn, thành thử lại càng phải thu gom, tích cóp để thỏa mãn nhu cầu của bản thân mình. Từ đó, cuộc sống trở thành những bon chen, giành giật không hơn không kém. Bạn thử nghĩ xem, cuộc sống của chúng ta trên cõi đời này chỉ vỏn vẹn có bao nhiêu năm – không dài lâu bằng cuộc sống của một loài cây cổ thụ nữa, nhưng tại sao lại phải vất vả, mệt mỏi đến thế? Làm sao để thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn này?
Vẫn biết rằng, cuộc sống quanh ta không thiếu gì những người còn nghèo khổ. Vẫn biết rằng, hằng ngày có biết bao nhiêu người lương thiện phải “đổ mồ hôi, sôi nước mắt” mà vẫn chưa đủ ăn. Về vấn đề này, chúng tôi sẽ đề cập đến trong một dịp khác. Ở đây, chúng tôi chỉ muốn nói đến những con người không hề bị áp lực của những gánh nặng cuộc sống. Họ vẫn có của ăn của để, không thiếu thốn chi. Thế nhưng, họ lại coi việc chạy theo nhu cầu vật chất là điều đáng quan tâm bậc nhất trong cuộc sống, ngoài ra không có điều gì khác đáng để quan tâm cả!
Ý nghĩa cuộc sống của bạn chắc chắn không thể đo đếm bằng khối lượng hay giá trị tài sản mà bạn sở hữu. Trong cuộc sống, mọi thứ luôn biến đổi. Ngày hôm nay tài sản nằm trong tay bạn, nhưng ngày mai nó có thể nằm trong tay người khác. Nhận thức được tính chất mong manh đó, biết nỗ lực tự giải thoát mình khỏi những ràng buộc của nhu cầu vật chất bao nhiêu, chúng ta càng dễ dàng cảm nhận ý nghĩa của cuộc sống bấy nhiêu! Đừng chăm chút vẻ ngoài nhiều quá Biểu hiện trước tiên của việc không biết đơn giản hóa nhu cầu vật chất là chăm chút cho vẻ ngoài của bản thân mình nhiều quá! Những người như vậy không biết nghĩ đến người khác, nghĩ đến những người đói khổ xung quanh. Họ sẵn sàng bỏ ra một số tiền lớn để săn sóc cho làn da, mái tóc, chau chuốt từng chiếc móng tay, móng chân... nhưng lại tính toán, so đo từng đồng cắc một mỗi khi phải giúp đỡ một ai đó đang trong hoàn cảnh khốn khổ.
Nhiều người không tiếc bỏ ra rất nhiều thời gian, tiền của, thậm chí bất chấp hiểm nguy tính mạng để đi giải phẫu thẩm mỹ; nhưng khi phải giúp đỡ người khác thì họ tính toán, bủn xỉn đừng đồng một. Nói cách khác, xài tiền cho bản thân bao nhiêu họ vẫn không cảm thấy đủ, nhưng khi giúp đỡ ai một chút thôi thì họ luôn kể lể vì cảm thấy quá nhiều. Thói ích kỷ này một khi đã hằn sâu trong lòng thì thật là tai hại. Nó làm cho con người ta chỉ biết đến bản thân mình mà thôi!
Nhiều người dành phần lớn thời gian cho áo quần, cho cách ăn mặc, coi trọng vẻ ngoài hơn vẻ đẹp tâm hồn. Họ mất rất nhiều tiền bạc, thời gian cho những nhu cầu chưng diện này. Hẳn bạn thấy, nhiều người chẳng phải là nghệ sĩ hay ca sĩ gì ráo, vậy mà dép guốc mua về cả trăm đôi, áo quần cùng một lúc trong tủ hơn cả trăm bộ. Chưa hết! Lại còn cà vạt, khăn quàng cổ, túi xách, mũ nón... cũng từ vài chục đến hơn cả trăm cái.
Chao ôi! Có cần thiết gì mà phải phức tạp, rắc rối quá mức như vậy? Chỉ tính riêng thời gian để cất dép guốc, giặt ủi áo quần thôi cũng đã hết cả ngày! Nếu chậm chạp, lề mề thì có khi lại mất cả tuần, cả tháng. Thử hỏi, ai kính trọng mình, ai khâm phục mình chỉ vì những “lớp sơn” giả tạo như vậy? Có chăng cũng chỉ là những người hời hợt, không biết đánh giá con người. Trên đời này, chỉ có những kẻ hời hợt mới đánh giá con người qua dáng vẻ bên ngoài, vì họ đâu có đủ sâu sắc để nhìn thấy điều gì khác hơn nữa!
Điều đáng nói là, nhiều khi trong túi không có nhiều tiền nhưng vẫn cứ phải tìm cách đi vay mượn, để có thêm tiền mua sắm, để rồi cũng phải ăn diện “cho có với người ta”! Chính những suy nghĩ lầm lạc này dẫn đến tình trạng nợ nần chồng chất! Những người càng nghèo khổ lại càng mặc cảm, càng tìm cách dùng vẻ ăn diện bề ngoài để che giấu hoàn cảnh thực tế của mình thì càng có nguy cơ nợ nần chồng chất, đã nghèo lại càng nghèo thêm, không biết đến khi nào mới thoát khỏi vòng luẩn quẩn.
Đáng tiếc là, ở những xứ sở chậm tiến, trình độ dân trí còn thấp kém thì loại người suy nghĩ hời hợt lại chiếm số đông. Giới kinh doanh và quảng cáo lại luôn tìm cách tranh thủ nhược điểm này để khuếch trương hoạt động của mình. Thành thử, những suy nghĩ lệch lạc và tật đua đòi của nhiều người cứ thế mà ngày càng “liên tục phát triển”, ngày càng nhân rộng trong xã hội. Điều nguy hiểm nhất là, thời gian dành để chăm sóc ngoại hình, thời gian dành để tự ngắm vuốt chính mình trước gương lại nhiều hơn thời gian dành để tự kiểm thảo nội tâm.
Liệu một cách sống như vậy có thoả đáng không? Lớp “vỏ bọc trang trí” của ta lại quan trọng hơn bản thân ta hay sao? Chỉ biết chăm lo cho vẻ đẹp bề ngoài mà thiếu hẳn vẻ đẹp tâm hồn, thì thử hỏi vẻ đẹp lộng lẫy bên ngoài kia còn có ý nghĩa gì? Hay nó chỉ là phương tiện để tiếp tục lừa lọc những kẻ nhẹ dạ, hời hợt? Chỉ biết chăm lo cho vẻ đẹp bề ngoài mà thiếu chiều sâu tâm hồn, thì khi bề ngoài càng trở nên “đẹp” bao nhiêu, mức độ “suy thoái” trong tâm hồn cũng sẽ gia tăng tương ứng bấy nhiêu!
Bôi son trát phấn lên mặt cho đẹp, mà trong sâu thẳm nội tâm lại không đẹp, thì liệu gương mặt có đẹp được không? Dù bạn có sử dụng những loại mỹ phẩm danh tiếng hoặc mắc tiền cỡ nào, nhưng bạn vẫn mang một bộ mặt “sưng sỉa” khi gặp gỡ người khác, thì khuôn mặt của bạn cũng rất khó mà tươi đẹp cho được! Cần một lối sống giản dị, lành mạnh Thêm một biểu hiện nữa của việc không biết đơn giản hóa nhu cầu vật chất, đó là mua sắm quá mức cần thiết. Mỗi lần bước chân vào siêu thị hoặc những trung tâm thương mại lớn, có nhiều người dường như luôn bị “cám dỗ” bởi hết thảy những gì đang được trưng bày trước mắt họ. Có thể khái quát hoàn cảnh của những người như vậy trong câu này: “Không mua về thì thấy thiếu thiếu, nhưng mua về thì lại thấy... quá thừa!”. Nhà cửa của họ bị biến thành kho chứa đồ đạc mà họ không hay! Chỉ tính riêng thời gian dành để lo bảo quản, sắp xếp, dọn dẹp đồ đạc không thôi cũng đã đủ mệt. Do vậy, chúng ta nên biết đơn giản hóa việc mua sắm thì tốt hơn! Giàu có, nhưng vẫn lựa chọn một lối sống giản dị, đó mới là thái độ của người hiểu biết.
Chưa hết, trong cuộc sống bạn có thể để ý thấy nhiều người có thói quen ăn uống thiếu điều độ, dẫn đến béo phì, rồi lại mất thời gian để đi tập thể dục thẩm mỹ, đi giải phẫu thẩm mỹ, đi hút mỡ... với mong muốn được giảm cân. Thật là vớ vẩn quá! Những người khác thì có thói quen hút thuốc lá, uống bia rượu. Dường như họ không thể sống nổi nếu thiếu những thứ này! Những nguy cơ bệnh tật luôn rình rập những người có lối sống thiếu điều độ, không hài hòa với tự nhiên. Thế rồi, bao nhiêu bệnh tật rình rập, lại phải khổ sở, lo lắng, tìm cách chạy chữa!
Phần lớn bệnh tật của chúng ta đến từ lối sống thiếu lành mạnh, thiếu điều độ. Chúng ta ngủ nghỉ không đúng giờ giấc, cố gắng làm việc quá sức. Rất nhiều người dành cả tuổi trẻ của mình để lo kiếm tiền, đến tuổi trung niên tích lũy được một tài sản kếch xù thì lại mắc bệnh hiểm nghèo, muốn đánh đổi cả gia tài để lấy lại sức khỏe như trước cũng không được! Như vậy có phải là tự mình đưa bản thân mình vào “vòng luẩn quẩn” do chính mình tạo ra hay không?
Thay vào đó, một điều hết sức giản dị trong trường hợp này là, chỉ cần bạn thay đổi lối sống và chế độ ăn uống thì mọi chuyện sẽ tốt đẹp hơn ngay.
°
Với những biểu hiện cơ bản nêu trên, chúng ta thấy, nhiều khi chính ta tạo ra nhu cầu, tìm cách thỏa mãn nó một cách quá mức, để rồi chính những nhu cầu này lại hành hạ ngược trở lại bản thân ta. Chính vì nhu cầu vật chất quá nhiều mà chúng ta phải cặm cụi kiếm tiền bao nhiêu cũng không đủ để trang trải cho nhu cầu của chính mình. Điều này có khác nào tự mang dây trói buộc mình? Nhìn vào cuộc sống, bạn sẽ thấy nhiều người quanh bạn và có khi ngay cả chính bạn đang tự làm khổ bản thân vì cứ tự giam hãm mình trong những nhu cầu vật chất. Dần dà, con người dần trở thành nô lệ cho nhu cầu vật chất của chính mình mà không hay!
Muốn tránh khỏi những điều trên, để có được một cuộc sống giản dị, chúng ta phải làm gì? Hẳn bạn đã tìm ra câu trả lời rồi. Đó là, hãy biết đơn giản hóa nhu cầu vật chất của bản thân mình. Chừng nào chúng ta chưa biết đơn giản hóa nhu cầu vật chất của bản thân thì chừng đó ta vẫn còn bị những nỗi lo về vật chất đè nặng tâm hồn!
Tóm lại, người biết đơn giản hóa nhu cầu vật chất chính là người biết lựa chọn một lối sống lành mạnh. Một lối sống lành mạnh, sống khỏe, sống vui, sống đẹp, sống có ích, mở rộng tấm lòng với mọi người, đó là một lối sống giản dị nhất! Thoát khỏi những âu lo về tiền bạc Bất cứ ai trong chúng ta mà chẳng bị những nỗi lo về tiền bạc đè nặng tâm hồn mình? Cả ngày vất vả đi làm vì miếng cơm manh áo, chúng ta bị nỗi lo tiền bạc ám ảnh đã đành; thế nhưng, ngay cả khi đã đến giờ đi nghỉ rồi mà đầu óc vẫn bị ám ảnh bởi những lo nghĩ về đồng tiền đến nỗi không sao chợp mắt được, thì quả thực là đời sống rất khổ. Lẽ ra, sau những khoảng thời gian ban ngày vất vả lo làm ăn, chúng ta phải có thời gian để tận hưởng những thú vui tinh thần của cuộc sống. Nhưng đằng này, chúng ta lại tiếp tục sử dụng những khoảng thời gian quý báu này để tiếp tục lo âu đủ chuyện. Nỗi lo về tiền bạc dằn vặt chúng ta, khiến lòng ta ít khi nào được bình yên.
Nhiều người nghĩ rằng, sau khi họ đạt được sự giàu có rồi thì lòng họ sẽ có được sự an ổn, bình yên. Có thật vậy không? Thực tế cho thấy, nhiều người rất giàu có nhưng liệu trong tâm hồn họ đã tìm thấy sự bình yên chưa? Hay từ sâu thẳm lòng họ chỉ là cảm giác trống rỗng và vô nghĩa?
Trong ca khúc “Ở trọ”, cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã viết: “Con chim ở đậu cành tre. Con cá ở trọ trong khe nước nguồn.” Còn con người chúng ta thì đang ở trọ chính nơi trần gian này, nghĩa là không có gì vĩnh viễn, trường cửu cả! Mỗi chúng ta chỉ như một lữ khách đến với cuộc đời này! Thế thì, cứ mãi quay cuồng, hối hả, vất vả cả đời để làm gì? Dù đi nhanh hay đi chậm, rồi thì đến một lúc nào đấy, chúng ta cũng cùng đi về một cõi mà thôi! Thế thì, vội vã mà làm gì? Tìm cách bám víu vào cuộc sống này quá nhiều để làm gì? Không nên bám víu vào cuộc sống này nhiều quá! Cứ sống giản dị, bình tâm, thanh thản có phải là tốt hơn không?
Nhiều người, sau một trận ốm thập tử nhất sinh, mọi tham vọng làm giàu ích kỷ lập tức tan biến hết. Thay vào đó, họ chỉ có một mong ước được sống – sống một cách có ý nghĩa.
°
Để thoát khỏi những âu lo về tiền bạc, chúng ta phải làm sao? Đây là một câu hỏi rất quan trọng, nhưng tìm được câu trả lời cho nó lại là điều không dễ dàng.
Trước hết, phải thay đổi nhận thức của chúng ta về vấn đề tiền bạc. Cuộc sống của chúng ta có nhiều phương diện, có nhiều nhu cầu phong phú khác nhau? Không phải lúc nào cũng “đỏ mắt” kiếm tiền! Thời gian hai mươi bốn giờ mỗi ngày của chúng ta còn phải dành cho nhiều hoạt động phong phú khác nữa. Nếu chỉ quan tâm đến việc thỏa mãn nhu cầu vật chất, nếu chỉ quan tâm đến phương diện tiền bạc, thì liệu đó có phải là một thái độ sống khôn ngoan hay không?
Điều đáng sợ là, chính nỗi “ám ảnh” về tiền bạc khiến cho đầu óc của chúng ta không còn đủ sáng suốt để suy nghĩ về nhiều vấn đề quan trọng khác của cuộc sống. Phải thừa nhận rằng, tiền bạc rất khó kiếm và nó rất khó giữ. Tuy nhiên, nó không thể nào so sánh được với sự thanh thản tâm trí và sự bình yên về cảm xúc của chúng ta.
Thứ hai, hẳn bạn đồng ý với chúng tôi rằng, tương lai luôn nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta. Những gì bạn nắm giữ trong tay mình hôm nay không có nghĩa là ngày mai bạn có thể tiếp tục nắm giữ chúng. Tiền bạc mà bạn đang có trong tay, chưa chắc sẽ là sự đảm bảo vững chắc cho cuộc sống tương lai của bạn. Thế thì, tại sao chúng ta cứ tìm cách bấu víu vào những thứ không vững chắc như vậy?
Đừng bao giờ nghĩ rằng tiền bạc sẽ mang lại cho bạn một cuộc sống ổn định! Thực tế, mọi thứ trong cuộc sống quanh ta luôn thay đổi và biến động không ngừng. Đời sống phải có buồn có vui, có nụ cười có nước mắt, có đắng cay có ngọt ngào... mới là đời sống phong phú. Một cuộc sống yên ổn và sung sướng quá, lâu ngày cũng hóa thành chật hẹp, chán ngơ chán ngắt, không còn khiến chúng ta cảm nhận được niềm vui, hạnh phúc nữa!
Thứ ba, một cuộc sống giản dị về vật chất sẽ giúp bạn cất khỏi vai mình những gánh nặng lo toan không cần thiết. Nhờ đó, bạn có thêm thời gian để suy nghĩ về những điều cao cả hơn trong cuộc đời. Từ đó, chúng ta có thể “mở mắt” ra để thấy những điều mà lâu nay chúng ta không thấy, do bị đồng tiền che khuất. Dẫu rằng tiền bạc có thể quyết định nhiều thứ và mang đến cho con người nhiều thứ, nhưng nó không thể mang lại cho con người kiến thức, đạo đức và tình yêu. Cả ba điều này là những giá trị tinh thần vô giá mà tiền bạc không thể nào mua được.
Vô nghĩa làm sao những kiếp người lúc nào cũng chỉ biết lo thu gom, tích cóp! Đến khi xuôi tay nhắm mắt cũng chẳng thể mang theo được gì. Để lại cho con cái thì chỉ góp phần làm tăng tính ỷ lại của chúng vào cha mẹ. Lúc còn sống ở trong nhà cao cửa rộng bao nhiêu, đến khi nằm xuống thì cũng chỉ cần hai mét vuông đất mà thôi!
°
Nói tóm lại, đừng bao giờ cho phép “cái tôi” điều khiển bạn đi đến niềm tin rằng, đời sống vật chất của mình là những vấn đề quan trọng. Hãy luôn luôn để cho nội tâm bạn xác định những gì là quan trọng trong cuộc sống của bạn. Mải mê đi theo con đường của nhu cầu vật chất sẽ dẫn đến sự mệt mỏi trống rỗng; nhưng trái lại, nếu bạn đi theo con đường của tinh thần, bạn sẽ sống một cuộc đời thật phong phú, trọn vẹn. Đừng bao giờ chỉ vì quá mải mê theo đuổi việc kiếm tiền đến nỗi không còn đủ thời gian, sức lực để chinh phục những đỉnh cao học vấn, đỉnh cao trí tuệ - sáng tạo mà lẽ ra bạn xứng đáng có được!
Và cũng đừng bao giờ mang nặng mặc cảm rằng, vì mình không đủ khả năng để ngước nhìn lên những đỉnh cao khác trong cuộc sống, nên chỉ còn cách duy nhất là cúi mặt xuống lo toan chuyện tiền bạc. Ngày hôm nay, bạn hãy nỗ lực tìm kiếm những khát vọng tinh thần của mình hơn là những gì đáp ứng đòi hỏi của nhu cầu vật chất. Sự lựa chọn này sẽ làm cho cuộc sống của bạn thay đổi hẳn! Bạn sẽ tìm thấy nhiều điều mới mẻ hơn trong cuộc sống của mình.
Điều chúng tôi mong mỏi là, bạn phải dám sống theo những giá trị cao đẹp của bản thân mình. Đó là một con đường không có sự vẫy gọi, phụ thuộc quá nhiều vào nhu cầu vật chất. Khi đó, bạn sẽ nhận ra những giá trị tinh thần của mình cao đẹp như thế nào. Ngay từ hôm nay, bạn có thể bắt đầu vun trồng chân giá trị tinh thần bên trong của chính mình.
Chỉ khi nào bạn đứng trên nền tảng của những giá trị đó, bạn mới có thể sống thanh thản, hạnh phúc - bất kể trong hoàn cảnh như thế nào. Thanh thản với đồng tiền Trong cuộc sống, bản thân đồng tiền không xấu xa. Nó là vật vô tri vô giác, không có tội tình gì. Giá trị của nó, sở dĩ có được, là do con người quy ước. Điều chúng tôi muốn nhấn mạnh ở đây là: “Chỉ có lòng ham hố tiền bạc của con người mới xấu xa. Chỉ có sự lo lắng thái quá về tiền bạc mới là đáng sợ!”
Lòng ham tiền rất nguy hiểm. Nó có thể khiến con người tự đánh mất chính mình trước mãnh lực của đồng tiền. Bạn thử nghĩ xem, một khi đã đặt nhu cầu vật chất lên trên hết thảy, thì rất có thể con người sẽ không khước từ bất cứ thủ đoạn bỉ ổi nào, miễn là vơ vét cho thỏa túi tham của mình.
Tiền bạc không phải là một cái gì đáng để bạn phải quá lo lắng. Một khi biết đơn giản hóa nhu cầu vật chất, bạn không những có một cuộc sống thoải mái, không phải lo âu về tài chính. Hãy sống thanh thản, thoát khỏi những lo âu về tiền bạc.
°
Viết đến đây, chúng tôi rất ngại sẽ bị quý bạn đọc hiểu lầm, cho là chúng tôi đang cố gắng cổ võ cho một lối sống khổ hạnh hoặc đang cố tình tìm cách đi ngược lại với đà tiến lên của kinh tế - xã hội. Thưa bạn, hoàn toàn không! Bản thân tôi chẳng những không muốn sống khổ hạnh, mà còn quan niệm rằng cuộc sống của con người chỉ phong phú, hài hòa khi cân bằng cả tinh thần lẫn vật chất, rằng càng vững vàng về phương diện vật chất thì càng có điều kiện quan tâm đến đời sống tinh thần. Vật chất để sinh tồn phải là cái có trước, sau đó mới có thể phát triển tinh thần. Đây là chân lý đã trở thành kiến thức nằm lòng, phổ biến, không thể chối cãi của xã hội loài người.
Hơn thế nữa, một xã hội không thể tiến lên được nếu như mọi thành viên trong đó đều suy nghĩ ì ạch, chẳng bao giờ dám nhen lên trong lòng mình khát vọng làm giàu. Một khi đất nước giàu có, thì những phúc lợi xã hội cho người dân sẽ có điều kiện được quan tâm nhiều hơn, có cơ sở để giải quyết thỏa đáng hơn. Xa hơn nữa, chúng tôi còn đi đến chủ trương rằng, cần phải giáo dục con người về cách làm giàu nữa!
Phần lớn những vất vả, lo toan trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta chẳng phải là xoay quanh chuyện kiếm tiền hay sao? Cho nên, việc dạy cách làm giàu cũng quan trọng chẳng kém gì việc dạy cách làm người. Nếu chúng ta phải dạy dỗ con cái ngay từ nhỏ về cách học làm người, thì tại sao chúng ta không dạy cho chúng hiểu về giá trị của đồng tiền, và thái độ quý trọng cùng cách sử dụng đồng tiền như thế nào? Nếu ngay từ nhỏ, đứa trẻ được dạy về những điều này, thì khi lớn lên, chúng sẽ biết đơn giản hóa nhu cầu vật chất của bản thân và biết làm giàu vì những mục tiêu chính đáng hơn để phục vụ người khác.
Con người, một khi chưa được giáo dục đầy đủ, chưa đủ bản lĩnh để làm chủ, sai khiến đồng tiền, thì rất dễ bị đồng tiền sai khiến.
Đến đây, có thể bạn thắc mắc hỏi chúng tôi rằng: “Thế thì ông, ông có muốn làm giàu không?” Chắc chắn chúng tôi sẽ trả lời bạn rằng: “Đương nhiên là muốn! Thậm chí, rất muốn nữa là đằng khác! Nó là một khát khao cháy bỏng trong tôi.” Nếu chúng tôi trả lời là “không muốn”, thì hóa ra là tự dối mình và dối người. Còn nếu nói lời khẳng định là mình “rất muốn” như vậy thì hóa ra, tự mình lại mâu thuẫn với chính mình trong những đoạn viết ở trên ư?
Hoàn toàn không có gì là mâu thuẫn ở đây cả! Bởi vì vấn đề tiền bạc rất đỗi phức tạp, nên để tìm được cách nói thỏa đáng về nó là điều rất khó. Điều chính yếu mà chúng tôi muốn nhấn mạnh suốt từ đầu chương này đến giờ, đó là: “Đừng vì đồng tiền mà đánh mất sự thanh thản và niềm vui cuộc sống. Đừng coi đồng tiền cao hơn những thứ khác trong cuộc sống của bạn. Trái lại, hãy biết đặt đồng tiền vào đúng vị trí của nó trong đời mình, biết làm ra nó và sử dụng nó cho những mục đích cao cả khác trong cuộc sống.”
°
Với một thái độ đúng đắn và tốt đẹp đối với tiền bạc, tiền bạc có thể giúp chúng ta nâng cao nhiều phương diện khác trong cuộc sống. Biết sử dụng đồng tiền một cách khôn ngoan, chúng ta có thể đem lại thật nhiều điều tốt đẹp cho xã hội.
Trong hành trình hoàn thiện bản thân, chúng ta nên thay đổi thái độ của chúng ta đối với tiền bạc và tìm kiếm niềm vui trong việc “làm ra tiền bạc để phụng sự cho những mục đích sống cao cả hơn”. Khi đó, tiền bạc trở thành phương tiện để thực hiện nhiều việc khác trong cuộc sống, chứ nó không phải là mục đích duy nhất trong cuộc sống. Khi chúng ta thịnh vượng, chúng ta có thể giúp những người chung quanh chúng ta cũng có được một cuộc sống đỡ vất vả, thiếu thốn hơn.
Khát vọng làm giàu của chúng ta phải được ươm mầm từ chính cuộc đời nhiều khổ cực của mỗi chúng ta, của gia đình chúng ta, của những người xung quanh ta. Ta làm giàu hoàn toàn không phải do sự thôi thúc của cái tôi ích kỷ, mà là vì muốn chung sức với mọi người vì một cuộc sống tốt đẹp hơn!
Khi bất cứ bạn trẻ nào có một khát vọng làm giàu chính đáng như vậy, thì việc kiếm tiền đối với bạn sẽ không còn là một nỗi lo hay một gánh nặng như trước đây nữa! Những ý tưởng sáng tạo của chúng ta nảy sinh khi chúng ta đang nỗ lực làm việc, khi chúng ta trực tiếp hướng khả năng của mình vào những mục tiêu cao đẹp. Nó là nguồn sức mạnh để thành công khi bánh xe của vận may bắt đầu quay tròn quanh ta. Đó là một cảm giác rất tuyệt vời.
Khi kiếm được tiền rồi, chúng ta hãy rộng rãi với đồng tiền. Nhiều tỷ phú thế giới tỏ ra khắt khe khi tiêu xài cho bản thân, nhưng họ lại rất rộng rãi khi giúp đỡ người khác. Đó là những tấm gương rất đáng để chúng ta học hỏi. Quả đúng như nhiều người Việt Nam mình vẫn quan niệm, những người biết “sống xởi lởi thì Trời cho”, còn cứ “tính toán so đo thì Trời lấy lại”. Một khi dám chia sẻ những gì mình có với người khác, lòng bạn sẽ không bị đè nặng bởi nỗi lo phải giữ tiền hoặc lo kẻ trộm sẽ đục tường khoét vách nhà bạn lấy mất! Hơn thế nữa, hành động chia sẻ giúp chúng ta trở nên tự tin hơn, vui vẻ hơn, ảnh hưởng đến những người chung quanh ta bằng những đóng góp tích cực. Nhiều người đã tìm thấy hạnh phúc nhờ những nỗ lực không mệt mỏi của bản thân để giúp đỡ người khác. Đồng tiền như vậy mới là đồng tiền thanh thản!
Một khi bạn có được thái độ đúng đắn đối với tiền bạc như vậy, bạn càng có động cơ cao cả thúc đẩy bạn hăng hái làm việc nhiều hơn, có kết quả hơn! Khi bạn nghĩ rằng, mình đang cố gắng kiếm thật nhiều tiền để giúp người khác, thì tầm vóc tư duy này sẽ giúp công việc của bạn thuận lợi, trôi chảy hơn. Trái lại, nếu lúc nào cũng chỉ chăm chăm kiếm tiền cho riêng mình, lúc nào cũng nghĩ “mình còn chưa đủ, làm sao nghĩ tới người khác?” thì khác nào chúng ta đang để cho mọi cơ hội tốt đẹp của cuộc sống tự đóng lại trước mắt mình. Nếu bạn không bao giờ thích làm ăn với những kẻ ích kỷ, thì thiên hạ cũng sẽ như vậy!
°
Tóm lại, trong cuộc sống, điều quan trọng không phải là những thứ bạn đã từng sở hữu, mà là những điều tốt đẹp mà bạn để lại cho đời. Bất cứ công việc gì bạn làm với một ý hướng cao cả và nỗ lực làm thật tốt, đều là những đóng góp tích cực cho sự phồn vinh của xã hội!
Thay vì suốt cả đời cứ phải tối tăm mặt mũi vì tiền bạc, bạn hãy cố gắng để lại cho đời những kho tàng vô giá mà tiền bạc không thể nào mua được.
Nụ cười sơn cước - Tô Hải
Trong khuya vắng lặng, nghe "Nụ Cười Sơn Cước" mở đầu với những chan chứa tình.
"Tôi nhớ mãi một chiều xuân....chia phôi. Mây mờ buông xuống núi đồi, và trong lòng mưa hơn cả ngoài trời.." Tâm tình nhạc sĩ đã dẫn người nghe vào ngay cùng không gian sầu đọng của mình, những tơ vương u ẩn, những nhớ thương, những nhìn quanh đâu cũng thấy cảnh như đang cùng chia sẻ nỗi buồn ... "Thơ thẩn đàn chim ngừng tiếng hót, và mưa xuân đang tưới luống u sầu. Buồn cho dòng nước mờ xóa bóng chim uyên, và gió chiều còn khóc thương mãi cho mối tình còn vấn vương...". Nghe sao nồng nàn thiết tha ! Và tiếp nỗi cảm hoài tuôn trào. "Ai về sau dẫy núi Kim Bôi, nhắn giùm tim tôi chưa phai mờ. Hình dung một chiếc thắt lưng xanh, một chiếc khăn mầu trắng trăng, một chiếc vòng sáng long lanh, Với Nụ Cười nàng quá xinh.." Những lời hát kể lể thật dung dị, với nhịp 3/4 Valse nhè nhẹ chậm rãi dễ hát, dễ thuộc. Tác giả nhạc sĩ Tô Hải đã tạo một bản tình ca thời kháng chiến (1947) thật phổ thông dân gian. Ai nghe cũng muốn hình tưởng tới "dẫy núi Kim Bôi" tỉnh Hòa Bình, vùng núi đồi sơn cước và "với Nụ Cười nàng quá xinh".... Trong số này chắc có VCH, một người luôn tận tụy với nhiếp ảnh. Có lẽ cũng chỉ vì yêu "Nụ Cười Sơn Cước", VCH đã săn chụp được bao nhiêu nụ cười rạng rỡ của các nàng Sơn Nữ trong sắc phục cổ truyền. Suốt dọc ca khúc, bao hình ảnh VCH lồng theo, những thửa ruộng bậc thang, những sàn nhà tranh với khói lam chiều tỏa lan, những đàn chim rừng bay tìm về tổ trong cảnh hôn hoàng, xen trong những rặng đồi núi mờ sương... Thật công trình, thật đẹp, lạ, càng coi càng thẫn thờ yêu cảnh. Trần Thái Hòa, giọng hát trầm ấm dịu nhẹ, hay, truyền cảm, khiến người nghe như mình cũng đang tìm về lại không gian của một "Nụ Cười Sơn Cước" xa xưa nào đó..... Cuối, cám ơn VCH đã luôn cống hiến nghệ thuật ĐẸP cho bằng hữu. TNT |
Nhân sinh tiền tiến tứ bộ
(Đây là bốn bài viết rất có ý nghĩa, rất đáng để chúng ta đọc.
Xin được chia sẻ cùng quý vị. - Nếu bạn đã có đọc qua những bài này rồi, đọc lại một lần nữa, bạn sẽ có thêm những lãnh hội khác biệt hơn)
Năm đó tại Alaska Hiệp Chúng Quốc, có đôi trai gái kết hôn với nhau. Kết quả của cuộc hôn nhân đó là vấn đề sinh dưỡng, người đàn bà vì bị khó sanh mà phải từ biệt cõi đời, để lại một đứa bé thơ cho người chồng. Anh chồng vừa rất bận rộn trong sinh kế, lại vừa rất bận rộn việc gia đình. Vì không có người giúp trông coi đứa con thơ, anh huấn luyện được một con chó, con chó này rất thông minh, lại rất ngoan ngoãn nghe lời, nó biết trông coi em bé,nó tha bình sữa để cho bé bú, nuôi dưỡng bé. Có một ngày kia, người chủ có việc phải rời nhà,anh dặn dò con chó trông coi nuôi nấng cho bé con. Anh đi tới một thôn làng khác,vì gặp phải tuyết lớn rơi,không thể về nhà được trong cùng ngày đó. Qua đến ngày thứ hai mới về được nhà, con chó nghe tiếng lập tức chạy ra nghênh đón chủ mình.
Người chủ mở cửa phòng ra xem xét, thì thấy đâu đâu cũng đều là máu, ngẩn đầu lên nhìn,trên giường cũng là máu,chẳng thấy đứa con đâu cả, trên mình con chó, và miệng của nó cũng dính đầy máu me,người chủ phát hiện được cái tình cảnh này, ngỡ là con chó đã trở lại cái tính dã man của loài thú, nó đã ăn thịt con mình,trong cơn giận dữ, anh xách cây dao to chặt đầu con chó đi, anh đã giết chết con chó thật sự rồi. Sau đó, bổng nhiên anh nghe tiếng con nhỏ của mình, lại thấy nó từ dưới gầm giường bò ra, thế là anh bồng đứa bé lên, tuy là trên mình em cũng có dính máu, nhưng em không có bị thương tích gì. Anh rất lấy làm lạ, chẳng biết việc gì đã xảy ra, anh nhìn kỹ lại con chó, đùi của nó đã bị mất một miếng thịt, còn kế bên là một con sói, miệng nó đang gậm miếng thịt của con chó. à, thì ra con chó nó đã cứu tiểu chủ nhân, lại bị chủ nó giết nó một cách tàn nhẫn dã man oan uổng, đây đã là một sự ngộ nhận (hiểu lầm) hết sức là đau lòng của con người.
Ghi chú : Việc hiểu lầm, con người ta thường vì không hiểu nhau,không có lý trí, không chịu nhẫn nại,khiếm khuyết về suy nghĩ,không chịu tìm hiểu đối phương từ nhiều phương diện,để phản tỉnh chính mình,lại vì não trạng bị quá xung động, trong tình huống vô ý thức mà phát sinh. Sự ngộ nhận ở điểm khởi đầu,là cứ nghĩ đến cái sai cái quấy ngàn lần vạn lần của đối phương. Vì vậy, đã làm cho sự ngộ nhận càng lúc càng thêm sâu đậm,đưa đến việc không thể hóa giải được. Con người phát sinh sự ngộ nhận đối với loài vật (con), mà đã có cái kết quả ghê tởm nghiêm trọng như vậy; nếu đây là sự ngộ nhận giữa con người và con người, chắc chắn là khó mà tưởng tượng nỗi cái hậu quả của nó.
2. ĐINH TỬ (Cây đinh)
Có một cậu bé trai, nó có cái tật xấu là ưa nổi nóng quạu quọ, vì vậy, cha của nó đã đưa cho nó một túi đinh; lại bảo nó, mỗi khi nó có nổi nóng quạu quọ thì hãy đóng một cây đinh lên trên bờ rào phía sau vườn nhà. Ngày thứ nhất, nó đóng được 37 cây đinh. Và từ từ mỗi ngày số đinh được đóng lên bờ rào mỗi ít đi. Nó cũng đã phát hiện là nó đã khống chế được cái tật xấu của nó cũng như cái việc đóng những cây đinh có hơi dễ dàng.
Cuối cùng, có một ngày kia cậu bé này cũng thấy là mình vẫn đủ nhẫn nại để không nổi lên cái tật xấu nóng nảy quạu quọ nữa, nó báo cho cha nó biết việc này.
Cha nó lại bảo nó, bắt đầu từ nay, mỗi khi nó khống chế được cái tật xấu của nó thì hãy đi nhổ một cây đinh. Ngày ngày trôi qua, sau cùng thì nó báo cho cha nó hay là, nó đã nhổ hết những cây đinh rồi. Cha nó nắm tay nó, cùng đi ra sau vườn nhà và nói rằng: Con của cha, con ngoan lắm, con làm rất hay. Nhưng mà hãy nhìn những cái lỗ đinh trên bờ rào, cái bờ rào này không thể hồi phục được cái nguyên trạng của nó nữa. Một khi con nổi nóng thì những lời nói của con nó cũng giống như những cái lỗ cây đinh này, chúng đã để lại những vết hằn. Giả dụ như con dùng dao đâm người ta một dao, thì bất luận là con đã nói bao nhiên lần những lời tạ lỗi, cái vết thương đó nó vẫn sẽ vĩnh viễn còn đó.
Những lời nói (xóc óc) nhức nhối cũng ví như sự nhức nhối thực tại, không làm sao chấp nhận được (dù đó chỉ là lời nói).
Ghi chú: Giữa người và người với nhau, thường do sự kiên trì về cố chấp bởi những lỗi lầm giữa đôi bên, đã tạo nên những thương tổn vĩnh viễn cho nhau.
Nếu mọi người trong chúng ta đều có thể tự mình làm, bắt đầu có thái độ khoan dung đối với mọi người, bạn nhất định sẽ nhận được những kết quả tốt mà bạn không hề nghĩ tới... Giúp mở cánh cửa sổ cho người ta, cũng là để cho chính mình nhìn thấy được một không gian hoàn chỉnh hơn.
3. THẢ MẠN HẠ THỦ (Xin hãy chậm xuống tay)
Đại đa số các cộng sự viên đều rất phấn khởi, vì ở khâu làm việc này vừa đổi lại một viên quản đốc mới, nghe nói ông này rất có khả năng, đặc biệt được đưa đến đây để chỉnh đốn nghiệp vụ và nhân sự; ấy thế mà, cứ một ngày rồi một ngày trôi qua, ông quản đốc mới này chẳng có làm gì hết, mỗi ngày đều có những quà cáp được đưa vào văn phòng, ông vẫn "trốn" luôn trong đó, ít khi nào chịu ra ngoài, cái thành phần bất hảo ở khâu này, hiện tại chúng lại càng lộng hành tác oai tác quái dữ hơn.
"ông ta đâu có phải là người có khả năng! ông chỉ là một lão già tốt và nhu nhược, so với quản đốc trước còn dễ bị người ta ăn hiếp nhiều hơn" !
Bốn tháng trời trôi qua,đang trong tình trạng thất vọng đối với ông quản đốc hiền hòa mềm yếu này, bổng dưng ông ta "diễn oai", cái thành phần bất hảo kia, đều bị ông bứng từng tên một,cho về vườn "đuổi gà", còn những người có khả năng đều được ông cất nhắc cho thăng tiến. Xuống tay vừa nhanh,vừa chính xác, đối với bốn tháng "bảo thủ" được biểu hiện vừa qua, nay ông rõ ràng là một nhân vật cứng rắn và cương quyết,lại hoàn toàn khác xưa. Trong tiệc liên hoan cuối năm,sau khi đã qua ba tuần rượu, ông quản đốc mới bèn thố lộ tâm tình :
"Tôi nghĩ là cái nhìn của các bạn đối với tôi trong những ngày vừa mới nhậm chức,và sau khi tôi khai đao múa búa trừ hại, nhất định là có những thắc mắc phải không? Xin hãy nghe tôi kể lại một câu chuyện, các bạn sẽ hiểu ngay:
"Tôi có một người bạn,ông ta mua một căn nhà có cả một vườn cây hoa thảo,khi mới dọn vào, ông ta liền chỉnh đốn, tất cả những hoa thảo cây cối, đều được làm sạch hết, để trồng lại những bông hoa mới. Có một ngày kia, người chủ nhà cũ đến thăm, mới vừa bước vào cổng, ông giựt mình hỏi rằng:
"những cây hoa quý Mẫu Đơn giờ đâu mất hết rồi"?
Bạn tôi bấy giờ mới hiểu ra là,chính mình đã triệt hạ hết những cây Mẫu Đơn quý mà mình tưởng chúng là những hoa rừng cỏ dại. Sau này, ông ta lại mua thêm một căn nhà nữa,tuy là vườn cây hoa cỏ tạp nhạp, ông vẫn "án binh bất động". Quả nhiên trong mùa Đông cứ ngỡ là những cây rừng cỏ dại thì, mùa Xuân lại nở hoa dầy đặc xinh tươi; trong những ngày Xuân ngỡ là cỏ dại thì, mùa Hạ lại hiện ra những tấm thảm gấm hoa tươi mát; và trong nửa năm chẳng động tịnh gì đến những loài cây nho nhỏ,thì những ngày Thu đã đỏ hồng những chiếc lá dễ thương. Mãi cho đến cuối Thu, ông mới thực sự thấy được những loài cây cỏ vô dụng, và bắt đầu dọn dẹp sạch sẽ, đồng thời giữ lại những loài hoa thảo mộc thật sự trân quý. Nói đến đây, ông quản đốc bèn nâng ly :
Xin cho tôi kính tửu các vị ở đây, vì các vị cũng như là những hoa mộc ở trong "vườn hoa" công ty này,các bạn đã là những cây trân quý trong đó, những cây trân quý này không thể nào trong năm mà có thể đơm bông kết trái hết được, cần phải trải qua một thời gian dài mới có thể nhận ra được.
4. KHOAN ĐẠI (Đại lượng bao dung)
Đây là một câu chuyện về một anh chiến binh, người vừa trở về từ chiến trường Việt Nam . Từ San Francisco, anh điện thoại về cho cha mẹ anh và báo tin rằng:
"Con đã về rồi, con xin có một thỉnh cầu. Con muốn dắt theo một người bạn đồng hành cùng về nhà mình".
"Dĩ nhiên là được"!
Ba má anh đáp,
"ba má rất vui mừng được gặp bạn con".
Người con lại tiếp tục
"nhưng mà có một việc con cần phải thưa trước cho ba má rõ, bạn con đã bị thương từ chiến trường Việt Nam, nó đã bị mất đi một cánh tay và một cái chân, hiện tại nó chẳng có nơi để nương tựa, con muốn đem nó về cùng sinh hoạt chung với gia đình mình".
"Con ơi, thật là điều đáng tiếc, có thể chúng ta giúp tìm một nơi cho nó được an thân sinh sống".
Cha anh lại nói tiếp
"con ạ, chắc con chẳng biết là con đang nói gì phải không? Như bạn của con là một người tàn phế, hẳn là chúng ta phải mang một gánh nặng trách nhiệm lớn đó con. Chúng ta lại phải đối diện với những khó khăn trong cuộc sống của chính mình trong tương lai, không thể vì nó mà làm ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của gia đình mình. Ba đề nghị với con là hãy về nhà trước và hãy quên người bạn đó đi, tự nó nhứt định cũng sẽ tìm được một nơi dung thân mà con".
Nói xong ông liền cúp điện thoại, từ đó hai ông bà không nhận được tin tức gì từ đứa con nữa.
Vài ngày sau, hai ông bà nhận được điện thoại của cảnh sát San Francisco báo cho hay là, con trai ông đã té lầu chêt rồi. Cảnh sát tin rằng đây chỉ là chuyện đơn thuần tự sát mà thôi. Thế là hai ông bà gấp rút bay qua San Francisco, nhờ cảnh sát đưa đi nhận diện di thể của con mình. Đúng rồi, chính là con mình đây, không sai, điều hết sức ngạc nhiên ở đây là con trai của mình, tại sao mà nó lại chỉ có một cánh tay, và cũng chỉ có một cái chân mà thôi.
Cha mẹ trong câu chuyện này cũng như trong đại đa số chúng ta hầu hết đều giống nhau. Cùng với những người, với sự ưa thích về diện mạo xinh đẹp, hoặc giả là nói năng duyên dáng và dí dỏm, thì lại có thể chấp nhận quá dễ dàng, thế nhưng để ưa thích những sự việc mà có thể gây bất tiện, hoặc là làm cho chúng ta không vui thì lại rõ ràng là một điều khó lòng mà chấp nhận được.
Chúng ta thường là chấp nhận sự kiên trì, xa lánh những người không có được sự khỏe mạnh, tốt tướng hoặc thông minh như chúng ta . Tuy nhiên cũng có một số người thì lại nhân từ hơn chúng ta rất nhiều. Họ không bao giờ oán than hay hối tiếc khi họ thương yêu chúng ta, cho dù là chúng ta bị tàn phế ở mức độ nào đi chăng nữa, họ vẫn mở rộng vòng tay đón nhận chúng ta.
Đêm nay trước khi vào giấc ngủ, ta hãy thử thử tiếp nạp tha nhân, bất luận họ là những con người như thế nào, hãy dùng cái tâm để hiểu dùm cho giữa những khác biệt của họ và của ta. Mỗi một con người đều có tàng ẩn trong tâm một món đồ quý giá thần kỳ, đó là "Tình Bạn", bạn sẽ không thể nào biết được cái Tình Bạn đó sẽ phát sinh bằng cách nào, và vào lúc nào? Thế nhưng bạn chắc chắn phải biết rằng Tình Bạn sẽ mang đến cho chúng ta một món quà rất đặc biệt trân quý. Bạn bè có thể ví như là một bảo vật quý hiếm. Bảo vật này mang lại cho chúng ta những nụ cười, khích lệ chúng ta thành công. Họ (bạn bè) lắng nghe tiếng nói từ nội tâm của chúng ta, cùng chúng ta chia sẻ từng câu khen tặng tốt đẹp.. Trái tim của họ lúc nào cũng vì chúng ta mà rộng mở. Bây giờ xin hãy nói với bạn bè của bạn là, bạn đã có rất nhiều sự ưu tư, và rất cần đến họ, bạn không thể thiếu họ được.
Đầu tiên, hãy nghĩ xem, đây có thể là một sự
"Ngộ Nhận" (hiểu lầm hoặc sai lầm)?
Kế đó là, ta có cần phải đóng một cây đinh
"Đinh Tử"?
Và nếu có thể thì, xin hãy chậm xuống tay
"Thả Mạn Hạ Thủ",
Bởi vì, lúc mà bạn có sự
" Khoan Đại" (Đại lượng bao dung) đối với ngưòi khác, cũng tức là lúc mình đã "Khoan Đại" với chính mình.
|
8 tỷ phú có thể mua cả thế giới nhưng lại chọn cách sống vô cùng giản dị
Có lẽ ai cũng cho rằng những tỷ phú giàu nhất thế giới hẳn có một cuộc sống xa hoa, hào nhoáng, nhưng thực tế họ là những người sống cực kỳ đơn giản, đạm bạc, không thích sự khoe mẽ hay phô trương trên truyền hình. Nguyên nhân cốt lõi họ kiếm được nhiều tiền, thoải mái về tài chính là sự cần kiệm.
Bạn có muốn biết bí quyết cần kiệm ấy là gì không?
1. Michael Bloomberg – Cựu thị trưởng của thành phố New York
Tổng giá trị tài sản của ông: 42,1 tỷ đô la Mỹ
Tỷ phú Bloomberg được biết trên thế giới là người giàu thứ 9 ở nước Mỹ, nhà sáng lập công ty truyền thông về tin tức tài chính thế giới Bloomberg LP, và là cựu Thị trượng thành phố New York. Bloomberg nhận chức Thị trưởng từ năm 2002 với mức lương là 1 USD/năm, và ông đã xây dựng lại thành phố New York sau thảm họa của sự kiện 11/9.
Nhưng có một điều hầu hết mọi người không biết về Thị trưởng Bloomberg là trong 10 năm qua, ông chỉ sở hữu hai đôi giày làm việc. Ông tiết kiệm tiền cho những thứ khác thay vì tiêu xài cho những đôi giày mà ông sẽ không bao giờ thực sự dùng.
Tỷ phú Michael Bloomberg đang đứng cạnh Tổng thống Barack Obama tại Bảo tàng tưởng niệm những nạn nhân đã thiệt mạng trong vụ thảm họa sự kiện 11/9 (Ảnh: Dogecoint)
Tỷ phú Michael Bloomberg đang đứng cạnh Tổng thống Barack Obama tại Bảo tàng tưởng niệm những nạn nhân đã thiệt mạng trong vụ thảm họa sự kiện 11/9 (Ảnh: Dogecoint)
2. Bill Gates – Chủ tịch tập đoàn Microsoft
Bill Gates – Giám đốc điều hành của Microsoft. (Ảnh qua hotbirthdays.com)
Bill Gates – Giám đốc điều hành của Microsoft. (Ảnh qua hotbirthdays.com)
Tổng giá trị tài sản của ông: 87,4 tỷ đô la Mỹ
Tỷ phú Bill Gates nắm ngôi vị giàu nhất hành tinh. Với ông, phạm sai lầm với tiền là chuyện bình thường trong cuộc sống; tuy nhiên, những người thành công về mặt tài chính không những nhận biết mình phạm lỗi mà quan trọng hơn là họ học từ những lỗi đó. Bill Gates nói: “Không gì sai với việc ăn mừng thành công, nhưng quan trọng là để ý đến những bài học thất bại.”
3. Ingvar Kamprad – Nhà sáng lập hãng nội thất IKEA
Tổng giá trị tài sản của ông: 39,3 tỷ đô la Mỹ
Tỷ phú người Thụy Điển Ingvar Kamprad được coi là một nhà kinh doanh tài ba nhất của xứ sở Bắc Âu. Với tập đoàn IKEA, Ingvar Kamprad đã trở thành một trong những đại gia đồ gỗ lớn nhất thế giới với 202 cửa hàng tại 32 quốc gia trên toàn thế giới.
Ông là người vô cùng giản dị, tiết kiệm và sống rất bình dân. Ông không phung phí cho các thứ vật chất xa xỉ, vẫn lái chiếc Volvo cà tàng, đi máy bay với loại vé phổ thông và mua hàng giảm giá. Ông đã viết trong hồi ký của mình: “Chúng tôi không cần những chiếc xe hơi lộng lẫy, những trang phục đắt tiền, những chức danh ấn tượng hay những biểu tượng cá nhân. Chúng tôi dựa vào sức mạnh và ý chí của chúng tôi”.
Tỷ phú cùng chiếc xe chiếc Volvo cà tàng của ông (Ảnh: Eblogauto)
Tỷ phú cùng chiếc xe chiếc Volvo cà tàng của ông (Ảnh: Eblogauto)
4. Warren Buffett – Chủ tịch kiêm giám đốc hãng Berkshire Hathaway
Tổng giá trị tài sản của ông: 60,7 tỷ đô la Mỹ
Ngoài là một nhà đầu tư, doanh nhân người Hoa Kỳ, Warren Buffett còn nổi danh là nhà từ thiện đã tặng 99% giá trị tài sản của mình cho hoạt động của Hội Gates do Bill Gates sáng lập, đồng thời có trong hội đồng đại học Grinnell.
Tỷ phú Warren Buffett quan niệm cái gì đáng mua mới mua, không nên chi tiền vào những thứ không nhất thiết. Một ví dụ điển hình ông vẫn sống tại ngôi nhà mua năm 1958 ở Omaha, Nebraska với trị giá 31.500 đô la Mỹ. Ông cho rằng không có lý do gì để sống trong một ngôi nhà biệt thự lớn chỉ bởi vì có khả năng mua. Hơn nữa, ông tích cóp từng chút một cho việc tái đầu tư của ông để tạo “tiền ra tiền, lãi ra lãi”.
Tỷ phú Warren Buffett và ngôi nhà của ông mua năm 1958 ở Omaha, Nebraska với trị giá 31.500 đô la Mỹ (Ảnh: Mnn)
Tỷ phú Warren Buffett và ngôi nhà của ông mua năm 1958 ở Omaha, Nebraska với trị giá 31.500 đô la Mỹ (Ảnh: Mnn)
Tổng giá trị tài sản của ông: 78,5 tỷ đô la Mỹ
Tỷ phú Carlos Slim Helu đang nắm giữ vị trí thứ hai trên bảng xếp hạng những tỷ phú giàu nhất thế giới chỉ sau ông hoàng công nghệ Bill Gates.
Mặc dù giàu có thế, nhưng ông không hề hoang phí. Ông chỉ có duy nhất một căn nhà tại thành phố Mexico, có nội thất khá bình thường, không hề hào nhoáng như những biệt thự đắt đỏ ở Mỹ. Đối với ông, bắt đầu tiết kiệm thu nhập càng sớm càng tốt cùng việc quản lý tốt số tiền ấy, thì chắc chắn cuộc sống sẽ trở nên giàu có không kể đến bất kỳ công việc nào.
6. Mark Zuckerberg – Ông chủ Facebook
Tổng giá trị tài sản: 42,8 tỷ đô la Mỹ
Tỷ phú Mark Zuckerberg được đánh giá là tỷ phú trẻ tuổi nhất thế giới trong khi đó ông trùm viễn thông Carlos Slim và tỷ phú công nghệ Bill Gates chỉ làm được điều này ở tuổi 71 và 58.
Mark Zuckerberg có lối sống khá giản dị. Thay vì vận những trang phục đắt giá, đi những chiếc xe hơi đời mới, sang trọng, nhưng anh vẫn như thuở nào, mặc quần jeans, áo thun, đi giày thể thao và vẫn khiêm tốn lái chiếc xe Acura với trị giá 30.000 đô la Mỹ.
Tỷ phú Mark Zuckerberg vẫn giản dị như thởu nào (Ảnh: Kozaczek)
Tỷ phú Mark Zuckerberg vẫn giản dị như thởu nào (Ảnh: Kozaczek)
7. Jim Walton – Chủ tịch và CEO Ngân hàng Arvest
Tổng giá trị tài sản của ông: 34,7 tỷ đô la Mỹ
Tỷ phú Jim Walton là con trai út của Sam Walton, người sáng lập nên hãng bán lẻ lớn nhất thế giới Wal-Mart. Ngoài việc đảm trách chức vụ điều hành trong Ban Giám Đốc của Wal-Mart, ông còn là Chủ tịch của Arvest Bank, và là người đồng sáng lập Nhà xuất bản Community Inc. (CPI).
Hiện nay Jim vẫn đang sử dụng chiếc xe tải nhỏ 15 năm tuổi thuộc hạng “siêu bình dân”. Ông thấy rằng nghĩ cách để có được tất cả hơn là lái những chiếc xe đắt tiền mà chúng ta có thể sở hữu nó.
Tổng giá trị tài sản của ông: 31,7 tỷ đô la Mỹ
Tỷ phú Lý Gia Thành là nhà đầu tư, nhà tư bản công nghiệp, và nhà từ thiện người Hồng Kông, giàu thứ 20 thế giới và số 1 châu Á. Ông đã được Forbes tôn vinh là người quyền lực nhất châu Á.
Ông có phong cách sống khá giản đơn, thường đi những đôi giày đen đơn giản và đeo đồng hồ Seiko không quá đắt tiền. Ông đưa ra quan điểm của mình: Khi bạn bắt đầu một cuộc sống, bạn nên chủ trương cho mình một cách sống “ít” đi và thích nghi với một lối sống phù hợp và không phô trương.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Góc Thư giản
Khi thấy chữ nhỏ muốn cho to ra, hãy nhấn vô Ctrl Key (bên trái phía dưới bàn gõ) đồng thời gõ vô Key dấu + (góc phải phía trên). Nếu gõ một lần chữ chưa đủ lớn, thì gõ hai lần, ba lần ...
Ngược lại, Bấm Ctrl Key và Key dấu -( kế góc phải phía dưới ), chữ sẽ nhỏ lại.
Ngược lại, Bấm Ctrl Key và Key dấu -( kế góc phải phía dưới ), chữ sẽ nhỏ lại.