Thứ Ba, 2 tháng 8, 2016

LÀM SAO ĐỂ SỐNG QUA CƠN ĐAU TIM KHI BẠN Ở MỘT MÌNH ?

Người bệnh khi lên cơn đau tim thì tim họ sẽ đập loạn nhịp, yếu. Sau đó, họ cảm thấy choáng, uể oải. Khi bắt đầu cảm thấy như thế, thì chỉ còn 10 giây nữa họ sẽ ngất. Tuy nhiên người bệnh có thể tự giúp mình bằng cách ngay lập tức Ho thật mạnh, thật dài và thật sâu (như khạc đờm từ sâu trong ngực). Đồng thời, trước và xen kẽ mỗi cơn ho người bệnh hít một hơi thật sâu.
Người bệnh cần lặp lại hít thở sâu và cơn ho như trên mỗi 2 giây, chỉ dừng lại cho đến khi cảm thấy tim đập trở lại bình thường và người có thể giúp đỡ đến.
Hít thở sâu giúp cho oxy vào phổi nhiều hơn bình thường và mỗi cơn ho dài, mạnh, sâu giúp bóp mạnh quả tim làm cho máu lưu thông.
Một bác sĩ tim mạch nói rằng, nếu mỗi người đọc được thông tin này mà chia sẻ cho 10 người biết thì chúng ta sẽ cứu được ít nhất 1 người.
Xin vui lòng chia sẻ!

Bộ tranh vẽ "ĐẸP NHƯ THẬT" về Hà Nội

Theo Trí Thức Trẻ

Tác giả của bộ tranh này là họa sĩ Phạm Bình Chương (1973). Anh là cái tên tiêu biểu của nhóm nghệ sỹ có tên gọi Nhóm hiện thực – chuyên theo trường phái hiện thực. Họa sĩ Phạm Bình Chương tốt nghiệp khoa hội họa Trường ĐH Mỹ Thuật năm 1995. Hiện anh đang là giảng viên của trường. Anh từng nhận được rất nhiều giải thưởng của Hội Mỹ Thuật Việt Nam trong các năm 1997-1999.

Những hình ảnh quen thuộc của Hà Nội như ngõ nhỏ, phố cổ, cây bàn, quán nước...đều hiện ra vô cùng chân thực và đẹp đẽ trong bộ tranh này.
Chắc hẳn bạn sẽ cho rằng đây là ảnh chụp Hà Nội chứ không phải tranh vẽ bởi sự chân thật và tuyệt đẹp của nó.

Dù từng vẽ qua rất nhiều chủ đề nhưng Hà Nội phố luôn là chủ đề bất tận và tâm huyết nhất của anh. Có thể nói Phạm Bình Chương chính là chàng thi sĩ của Hà Nội trong mảng hội họa. Dù sử dụng lối vẽ thực nhưng tranh của Phạm Bình Chương vẫn rất thơ và bay bổng, vẽ Hà Nội hiện đại nhưng vẫn yên bình, phảng phất nét cổ kính. Không ép uổng theo một lối Hà Nội phải cổ hay Hà Nội phải thế này, thế kia. Hà Nội trong trang của Chương đúng như Hà Nội hiện đại mà chúng ta vẫn yêu thương, nhung nhớ.

Những hình ảnh quen thuộc của Hà Nội như ngõ nhỏ, phố cổ, cây bàn, quán nước...đều hiện ra vô cùng chân thực và đẹp đẽ trong bộ tranh này. Chắc hẳn bạn sẽ cho rằng đây là ảnh chụp Hà Nội chứ không phải tranh vẽ bởi sự chân thật và tuyệt đẹp của nó. 
Dù từng vẽ qua rất nhiều chủ đề nhưng Hà Nội phố luôn là chủ đề bất tận và tâm huyết nhất của anh. Có thể nói Phạm Bình Chương chính là chàng thi sĩ của Hà Nội trong mảng hội họa. Dù sử dụng lối vẽ thực nhưng tranh của Phạm Bình Chương vẫn rất thơ và bay bổng, vẽ Hà Nội hiện đại nhưng vẫn yên bình, phảng phất nét cổ kính. Không ép uổng theo một lối Hà Nội phải cổ hay Hà Nội phải thế này, thế kia. Hà Nội trong trang của Chương đúng như Hà Nội hiện đại mà chúng ta vẫn yêu thương, nhung nhớ.






















MỪNG CHO CON

(Truyện vui trúng ai nấy chịu)

Đám cưới xong, anh con trai chuyển ra nhà riêng để sống cùng vợ. Sau ngày đầu tiên, anh ấy nhắn tin về cho bố: “Bố ơi! Có vợ thật tuyệt vời! Chúng con suốt ngày quấn lấy nhau không rời. Cô ấy ngoan ngoãn và dịu dàng như một con mèo khiến con ngỡ mình như một con mãnh hổ đang dang vòng tay ra che chở. Những lúc nghỉ giải lao giữa hiệp, con và vợ lại mở cửa sổ phòng ngủ ra ngắm đất trời bao la, ngắm những chú bướm đùa giỡn cùng những cánh hoa! Thích lắm bố ạ!”.
Bố nhắn lại: “Ờ! Mừng cho con!”
Hai hôm sau, anh ấy lại nhắn cho bố: “Bố ơi! Con thấy hơi mệt! Tại mấy hôm nay hoạt động quá sức mà lại toàn phải ăn mì tôm. Vợ hỏi con: ăn mì tôm có nóng ruột không, con đành phải trả lời: Không! Chỉ cần được ở bên vợ thì ăn gì cũng ngon”.
Bố nhắn lại: “Ờ! Mừng cho con!”
Vài hôm sau, anh ấy lại nhắn cho bố: “Con ăn mì tôm cả tuần rồi bố ơi! Từ hôm cưới đến nay chưa được miếng cơm nào vào mồm. Vợ con nó hiện nguyên hình rồi! Nó bảo nó không biết nấu cơm, ai thích ăn thì đi mà nấu. Giờ những lúc nghỉ giải lao giữa hiệp, con cũng không được ngồi trên giường ngắm bướm, ngắm hoa nữa mà phải đi lau nhà, giặt quần áo, cọ bồn cầu. Nó còn vào danh bạ điện thoại của con, thấy số nào của mấy em trẻ trẻ là nó xóa hết. Nó bảo thà xóa nhầm còn hơn bỏ sót, có vợ rồi, đừng hòng mà đú đởn. Thẻ ngân hàng của con nó cũng cầm. Giờ muốn ăn gì, mua gì thì phải xin ý kiến nó, nó nghe thấy hợp lí thì mới cho tiền. Con giờ như thằng ô-sin rồi! Khổ quá bố ơi!”.
Bố nhắn lại: “Ờ! Mừng cho con!”
Anh ấy lập tức trách móc: “Bố vô tâm lắm! Con trai bố khổ sở mà bố không động viên được một câu!”.
Bố cũng không kém phần gay gắt: “Động viên à? Thế bao nhiêu năm nay, tao cũng làm ô-sin cho mẹ mày, cũng khổ như mày, mày đã động viên tao được câu nào chưa? Bố mừng cho mày vì cuối cùng cũng đã nhận ra được cái điều mà lẽ ra mày phải nhận ra từ lâu rồi! Mày có một tấm gương lù lù trước mặt là bố mày đây, sao mày không soi vào, sao mày không rút được kinh nghiệm? Đời mày rồi cũng khổ như đời bố mày thôi! Ngu! Ngu thì chết con ạ!"

Trị bệnh bằng THIỀN ĐỊNH

Thiền định là phương pháp trị liệu tuyệt vời nhất. Thiền định là sức mạnh tâm linh giúp gạn lọc tâm ý tiêu cực như phiền não, sợ hãi, lo lắng, đam mê, sầu muộn... Thiền định thắp sáng ý thức, tập trung tâm ý, dự trữ năng lượng giúp cơ thể phục hồi sức khỏe. Thiền định là nếp sống chánh niệm trong đời sống hàng ngày, tức là đi biết đi, ngồi biết ngồi, đau biết đau, buồn biết buồn... Thiền định có thể thực hiện trong mọi sinh hoạt của đời sống nhưng quan trọng nhất vẫn là ngồi thiền.

Ngồi thiền là cuộc trở về với bạn, sự sống và hiện tại. Ngồi thiền là đưa tâm rong ruổi trở về hợp nhất với thân ở trong trạng thái tĩnh lặng, do thế bạn trở thành sự sống, thâm nhập sự sống, cảm được chất liệu nuôi dưỡng từ sự sống. Cả con người bạn tỏa ra một sức sống tràn đầy từ đôi mắt, nụ cười, dáng ngồi.

Tuy nhiên, một số đông các bạn đang gặp nhiều khó khăn về phép ngồi thiền. Có lẽ, các bạn này chưa nắm rõ tư thế và nghệ thuật của phép ngồi thiền. Ngồi thiền là ngồi chơi. Ngồi chơi là ngồi thở. Nếu ngồi mà bạn không theo dõi hơi thở thì tâm ý bạn sẽ lén lút ra đi. Vì vậy “hơi thở là dây neo” giữ chiếc thuyền tâm ý ở lại với thân. Ngồi chơi cho vui, tức là ngồi không gồng gượng, không cố gắng, không gò bó, không căng thẳng, không mong cầu, do thế bạn sẽ ngồi được lâu, không bị nghẹt thở, không đau nhức, không mỏi mệt, không buồn ngủ. Phong cách ngồi chơi làm cho buổi ngồi thiền trở nên thoải mái, nhẹ nhàng và an lạc.

Thế ngồi vững nhất là ngồi kiết già, hai bàn chân chéo vào nhau, chân phải đặt trên bắp vế trái và chân trái trên bắp vế phải, gọi là liên hoa tọa (thế ngồi hoa sen). Bạn ngồi xếp bằng hai chân trên một cái gối dày vừa đủ để giữ vững toàn thân. Nếu ngồi kiết già quá khó thì bạn có thể ngồi bán già, chỉ chân này chéo vào chân kia hay ngược lại. Nếu ngồi bán già vẫn còn khó thì bạn có thể ngồi khép hai chân đặt về phía trước hoặc muốn ngồi như thế nào cũng được, miễn là cảm thấy thoải mái. Bạn cũng có thể ngồi trên ghế, hai bàn chân đặt trên sàn nhà và hai tay chạm vào nhau bắt ấn thiền định.

Quan trọng là giữ lưng cho thẳng, buông thư mà không gồng cứng ngắt. Ngồi sao mà phần trên từ bụng trở lên của cơ thể hoàn toàn thư giãn, thả lỏng, thoải mái. Bạn có cảm giác cơ thể nhẹ như một sợi tơ. Nếu ngồi mà tư thế nặng nề, mệt nhọc, khó thở thì bạn phải điều chỉnh lại tư thế. Có thể sống lưng cong quá, bụng bị ép, cơ thể gồng gượng cho nên máu huyết, tim mạch, hệ hô hấp không lưu thông. Hai bên sống lưng là hai luồng năng lượng, có những dây thần kinh và nhiều huyệt mạch điều khiển tất cả hoạt động trong cơ thể. Bạn phải trả xương sống trở về trạng thái cong tự nhiên của nó. Hãy để xương sống thả lỏng như lúc bạn đi hay đứng thì thần kinh, máu huyết, mạch huyệt mới đả thông. Lúc ấy năng lượng trong cơ thể mới lưu chuyển giúp cho tâm thức thông suốt và an lạc.

Tại một vài thiền viện, thiền sinh không được động đậy trong khi ngồi thiền, dù chân bị tê nhức thế nào họ cũng phải cố gắng chịu đựng, điều này không cần thiết. Ngồi thiền là để có an lạc và hạnh phúc. Nếu một phần nào của thân thể bị đau nhức, tức là thân thể bạn muốn báo động điều gì đó. Bạn phải biết lắng nghe nó, không nên bắt cơ thể chịu đựng quá sức, vì làm thế có thể bộ phận ấy sẽ bị tổn thương.

Nếu chân bạn bị tê đau trong khi ngồi, bạn có thể tự động sửa lại thế ngồi cho thoải mái hoặc đổi chân dưới lên trên. Bạn vừa làm một cách nhẹ nhàng chậm rãi, vừa theo dõi hơi thở và từng cử động của thân thể thì tâm bạn vẫn an trú trong định. Nếu chân vẫn không hết đau, làm bạn chịu hết nổi thì bạn có thể đứng dậy, đi thiền hành từng bước chậm rãi, đến lúc bạn thấy có thể ngồi lại được thì bạn ngồi xuống, miễn sao bạn đừng làm động niệm đến các bạn khác. Điều này không đến nỗi gây trở ngại gì cho thiền tập mà ngược lại giúp bạn thực hành ngồi thiền có hiệu quả hơn. Tuy nhiên, bạn được khích lệ ngồi yên cho đến lúc hết giờ thiền tập.

Đôi khi bạn ngồi thiền là để chạy trốn cuộc đời, chạy trốn chính mình, giống như con thỏ chui vào hang của nó. Làm như vậy, bạn có thể tạm yên ổn trong một thời gian ngắn, nhưng khi ló đầu ra khỏi hang, bạn vẫn phải đối diện với những vấn đề thường nhật của bạn. Giống như khi bạn tu hành ép xác, bạn mệt nhoài và có ảo tưởng là bạn chẳng còn vấn đề gì nữa. Nhưng khi cơ thể bạn phục hồi sinh khí thì những vấn đề kia cũng kéo về theo. Bạn không cần tu gấp, chỉ cần tu cho thảnh thơi, đều đặn và hạnh phúc. Tu là một chuyến đi. Chuyến đi vô cùng tận. Chuyến đi không có đích. Bạn hãy biết đi chậm rãi trong thanh thản. Mỗi ngày bạn nhớ quán chiếu nhìn sâu vào lòng mọi sự mọi việc đang xảy ra. Thực tập như thế bạn mới có thể tiếp xúc được sâu sắc với cuộc sống muôn hình vạn trạng và biến đổi vô thường.

Hãy nhớ bí mật của ngồi thiền là ngồi chơi, ngồi thở, vì vậy bạn tập ngồi thiền khắp mọi nơi. Khi ngồi tại văn phòng hay trong xe hơi, bạn hãy nhớ ngồi thở. Ngay cả khi đi mua sắm tại một siêu thị đông người hay đứng chờ hàng dài trước nhà băng, ga tàu lửa, trạm xe buýt, nếu bạn cảm thấy mệt mỏi, bực dọc, bất an thì bạn có thể tập thở và mỉm cười để đừng bị chìm trong hoàn cảnh đó. Bạn hãy giữ sự thăng bằng cho thân tâm. Muốn có khả năng đối diện với bao phiền toái của cuộc đời, bạn cần trở về với bạn bằng hơi thở ý thức. Ở đâu, trong tư thế nào, đi, đứng, nằm, ngồi, bạn cũng nhớ tập thở. Tu là thở. Tu là chơi, tu như chơi.

Ngồi thiền, bạn không suy nghĩ, không tính toán, không tạo tác gì hết mà chỉ thở, mở cửa tâm thức cho các hạt giống lưu chuyển. Bao nhiêu tâm ý đều được bạn nhận diện, bao nhiêu tình cảm đều cho tuôn chảy thông thương. Tâm thức bạn có nhiều dòng sông. Ngồi thiền như ngồi chơi bên bờ sông, bạn thấy rõ những gì đang trôi trên dòng sông ấy như cái thùng, cành cây, con thiên nga, cánh bèo... Ngồi thiền cũng thế! Bạn ngồi bên bờ sông tâm linh để nhìn dòng sông tâm ý cho rõ. Bờ sông tâm linh ấy là ánh sáng chánh niệm, thiền định được dựng lên từ hơi thở ý thức, bước chân tĩnh lặng, câu niệm Bụt, câu trì chú.

Ngồi thiền đúng cách giúp tâm sáng suốt nên bạn thấy biết rõ mọi hoạt động trong tâm ý. Bạn không xua đuổi mà cũng không bám víu vào tâm ý nào dù đó là an lạc hay hạnh phúc, buồn tủi hay khổ đau. Bạn giữ tâm ý thoáng như hư không, sáng như buổi bình minh, yên như hồ nước tĩnh lặng. Bạn giữ lấy tâm hồn nhiên, tâm bản nhiên sáng lạng để nhận diện suy tư, tâm ý, cảm thọ và chuyển hóa đi những bế tắt, buồn đau, muộn phiền. Càng yên càng nhẹ, càng sáng càng thông, càng vô tư càng thoải mái.

Có người nói thiền định đâu phải chỉ là ngồi, vì vậy bạn tập làm việc gì cũng là cơ hội sống thiền. Dù sao thế ngồi vẫn là tư thế vững chãi dễ đi sâu vào thiền định khai mở suối nguồn an lạc, thanh tịnh, thảnh thơi làm “thuốc an dưỡng” trị liệu cho thân thể và tâm hồn.

Nguồn : Làng Mai


Trị bệnh ĐAU NHỨC

Tập thở và vận động để trị bệnh đau nhức 

LêQuangThọ (bài do bạn SinhĐồ giới thiệu)

Một tờ báo Mỹ có kể một câu chuyện về một người đi ăn trộm, đang mò mẫm trong bóng tối bỗng đụng chạm làm rơi một món đồ gì đó, khiến ông chủ nhà thức giấc. Anh ăn trộm hoảng quá, đứng chết trân tại chỗ, chờ chủ nhà kêu 911. Nhưng bất ngờ, ông chủ nhà chỉ rên rẩm và nói: -Ăn trộm hả? Muốn lấy gì thì lấy đi. Nhưng, trước khi đi, đưa giùm tôi lọ thuốc phong thấp ở trên bàn đó và một ly nước nữa. Tôi đang đau quá, không dậy nổi.
Anh trộm chưng hửng một lúc, nhưng rồi cũng đưa lọ thuốc và nước cho chủ nhà xong, rồi chậm rãi nói:
-Ông bị đau nhức đầu gối phải không? Tôi cũng bị.. Nhưng uống thuốc này không hết đâu. Tôi dùng thuốc khác.
Chủ nhà vừa rên vừa hỏi:
-Thuốc gì vậy? Viết tên thuốc được không?
Anh trộm viết tên thuốc rồi vừa đưa cho ông chủ vừa nói:
-Tôi dùng thuốc này mới hết. Nhưng vì trước đây, đau quá, mất ngủ ban đêm quen rồi, nên bây giờ, hết bệnh, không biết làm gì cho hết đêm, đành đi ăn trộm .... Ông tha cho tôi. Tôi đi về nhé!
Nói xong, anh trộm ra mở cửa, đi về. Ông chủ nhà gọi với theo:
-Cám ơn nghe. Đêm nào mất ngủ, cứ tới đây, nói chuyện chơi.

Bài báo nói lên được một thực trạng về bệnh tật mà bao người Mỹ đang mắc phải: bệnh đau nhức các khớp xương

Phân loại
Bệnh đau nhức các khớp xương hay còn gọi là phong thấp, mà tiếng Mỹ gọi là arthritis (viêm khớp). Có hai loại đau nhức: Osteoarthristis (viêm xương-khớp), tạm gọi là loại Một (cho các vị cao niên dễ nhớ) và Rheumatoid Arthritis (viêm đa khớp dạng thấp) tạm gọi là loại Hai.

Viêm khớp xương chậu (loại Một)
Loại Một gây ra những đau nhức ở cổ, vai, bàn tay, ngón tay, đầu gối, xương chậu... Nguyên nhân thường là do tuổi tác (phụ nữ trên 45 tuổi có thể mắc bệnh này), thoái hóa xương, di truyền, bệnh mập phì, hay do những động tác không ngay ngắn được lập đi lập lại lâu ngày như ngồi ghế cong lưng, ngồi lái xe mà thắt lưng bị bẻ cong, nghiêng đầu sang một bên, tay đánh máy suốt ngày không thư giãn, đứng một vị thế cong trong nhiều giờ, nhiều ngày.... Trên nước Mỹ có tới 21 triệu người bị đau loại Một.

Viêm đốt xương ngón chân (loại Hai)
Loại Hai cũng đau ở các đốt xương, có thể sưng lên, làm biến dạng xương, khó đi đứng, cử động. Loại này có trên 2 triệu nguời mắc bệnh. Nguyên nhân có thể do hệ thống miễn nhiễm không làm việc tốt, bị di truyền, hay vì thời tiết thay đổi đột ngột.
Nói chung cả hai loại đều gây đau nhức, nhiều người cảm thấy “khốn khổ, khốn nạn” khi bị các cơn đau hành hạ. Hoặc đi một lúc thì cảm thấy nhức chân, rồi đi lệch lạc. Hoặc ngủ không nổi vì khớp xương đầu gối buốt quá. Hoặc ngồi lâu thì tê hai bả vai..
Điểu trị.
Thường thì có ba (3) cách điều trị các bệnh đau nhức : Thuốc uống (Medication), giải phẫu (Surgery) và Không dùng thuốc (Non-medication). Hai phương pháp đầu tiên, dĩ nhiên, là phải qua Bác sĩ.
Phương pháp thứ Ba: Không dùng thuốc lại gồm ba cách: châm cứu, vật lý trị liệu, và tập luyện (exercise). Trong ba cách này, Tập Luyện (Exercise) dễ hơn cả và tác dụng lâu bền hơn cả. Châm cứu có tác dụng tức khắc, nhưng cũng hết tác dụng nhanh lắm. Vật Lý trị liệu cũng thế. Khi được mát xa (massage) thì thấy rất “đã”, nhưng chỉ một ngày sau là lại đau như cũ.
Vậy chỉ còn cách TẬP LUYỆN lấy một mình, không tốn tiền, không phải giải phẫu, cũng không phiền ai, nhưng chỉ cần Ý CHÍ tự thắng mà thôi.

Chĩ dẫn tập luyện
Người viết bài này, chỉ còn một ít chỗ khớp xương còn nguyên vẹn mà chưa lần ...gẫy. Tuổi trẻ, đi tập đủ loại võ nghệ: Nhu Đạo, Thái cực Đạo, Haikido, Aikido, Thiếu Lâm.. không môn nào mà không mang cho thân thể một lần trật xương, gẫy vỡ. Đấu vật thì cắm đầu xuống đất, lọi cổ tưởng chết. Rồi chống tay xuống đất, vỡ xương cổ tay, lọi cùi chỏ.. Nhẩy qua chướng ngại vật: gẫy vai (2 lần). Đá người thì bị lọi ngón chân. Vật người thì bị gẫy thắt lưng... Bó bột liên miên, hết tay lại chân. Vào nhà thương chích thuốc rồi qua Thầy Cự Thất bó gà, qua Thầy Tàu điểm huyệt, có lần nhờ thầy Cao Miên thổi bùa cho lành vai... Tất cả những lần gẫy vỡ ấy, tuổi thanh niên sung sức chẳng coi nhằm nhò gì, giờ này, mới thấy thấm thía: đau nhức khắp người. Muốn hết đau nhức mà không muốn uống thuốc, không chích Cortisone, không đi Bác sĩ chỉnh xương, thì phải tập luyện hoài hoài, ngưng tập là .. đau! Cho nên, viết bài này để chia sẻ những ai đau đớn vì bệnh phong thấp, nhức xương, mong mọi nguời cùng khỏe.

Nguyên lý:
Hệ thống thần kinh của con người chạy cùng khắp thân thể, chỗ nào cũng có, từ đầu cho tới ngón tay, ngón chân. Tuy nhiên, theo hình vẽ về hệ thần kinh được treo tại các phòng mạch Tây, Đông Y, ta thấy chùm dây thần kinh đi từ sau ót tỏa ra cánh tay, xuống lưng, qua xương sống, tới hông, đùi, rồi chân (trông như một bó dây điện) là chùm quan trọng nhất. Nếu bị “kẹt” đâu đó, thì đau. “Kẹt” trên cổ có thể gây đau ra cánh tay, bàn tay. “Kẹt” thấp xuống dưới thì đau bắp thịt lưng, đau thắt lưng, “kẹt” ở chỗ thắt lưng lại gây đau ở đùi, chân... Cho nên, khi bị đau quá vì xương thoái hóa hay vì đụng xe, mà phải giải phẫu, bác sĩ sẽ cân nhắc rất kỹ. Mổ ở thắt lưng, nếu “xui”chạm dây thần kinh, có thể bị liệt chân mà thôi, nếu mổ ở cổ mà bị “xui”, có thể liệt cả người! Vì thế, chỉ những trường hợp đau cổ chịu hết nổi, bắt buộc phải giải phẫu thì phải ký giấy chấp nhận 50/50, một là khỏi, hai là đời xe lăn. Hên thì cũng có thể phải ghép một cây sắt vào trong cổ. Đôi khi phải mổ lại.. Chỉ còn cách Tập Luyện, cho thư giãn thần kinh chỗ gây đau, cho mạnh bắp thịt chỗ đau, cho khớp xương được chuyển động dịu dàng trở lại, kích thích chất nhờn đầu khớp xương phục hoạt, điều chỉnh lại những chỗ lệch lạc xương cốt, thì sẽ .. bớt đau (không phải HẾT đau, vì hễ ngưng tập một thời gian, có thể đau lại).
A- CHỮA ĐAU CỔ, ĐAU VAI, ĐAU TAY:
1-Xoay cổ trái phải: nhìn thẳng trước mặt, xoay cổ từ trái sang phải chầm chậm, mắt vẫn nhìn ra đằng trước, từ từ hít vào. Từ từ trả cổ trở lại phía trước, rồi xoay sang bên phải, mắt vẫn nhìn ra đằng trước, thở ra. Nhớ xoay cho hết cỡ, tới khi không xoay được nữa thì thôi. Làm 10 lần.
2-Gập cổ: ngửa cổ lên chầm chậm cho tới hết cỡ, từ từ hít vào. Chầm chậm gập cổ xuống ngực, hết cỡ, thở ra. Làm 10 lần.
3-Bẻ cổ: Mắt nhìn thẳng đằng trước, bẻ cổ nghiêng xuống đầu vai trái, hít vào. Từ từ thở ra, bẻ cổ qua đầu vai bên kia. (Khác với xoay cổ trái phải: ở đây, khi bẻ đầu xuống vai thì đầu vai có hơi nhô lên cho chạm với đầu, còn xoay cổ trái phải thì chỉ quay đầu vào khoảng trống sau vai mà thôi). Làm 10 lần.
4-Xoay cổ vòng tròn: Dùng điểm tựa là cổ, xoay vòng đầu chung quanh cổ, từ phải sang trái 10 lần rồi từ trái qua mặt 10 lần.
B- CHỮA ĐAU CÁNH TAY, BÀN TAY:
1-Xoay vai: hai tay buông thỏng, dùng đầu vai làm điểm tựa, xoay vai theo một vòng tròn chạy chung quanh đầu vai ( không phải nhô lên, hụp xuống) từ sau ra trước, rồi từ trước ra sau. 10 lần. Trong khi xoay vai, vẫn hít thở đều đặn.
2-Lắc bàn tay: giơ cánh tay ra trước mặt, cùi chỏ ép hai bên thân mình, giữ nguyên cổ tay và cánh tay, hai bàn tay để trước mặt, lòng bàn tay hướng vào phía ngực. Lắc từ trên xuống dưới (như giũ giũ bàn tay) thật mạnh 10 lần. Đổi hướng, cho mu bàn tay lên trên, lòng bàn tay hướng về mặt đất, giũ mạnh bàn tay từ trên xuống dưới. 10 lần. Đổi hướng, hai lòng bàn tay quay vào nhau, giũ mạnh bàn tay từ trái qua phải, từ phải qua trái. Những người thư ký đánh máy, làm “neo”, thợ may.... phải tập bàn tay thường xuyên, nếu không, có thể bị mổ cổ tay vì khớp xương cổ tay bị cứng khô lại.
3-Vẽ vòng trên đất: đứng rộng chân ra, một tay vịn vào mặt bàn, nguời nghiêng xuống cho song song với mặt đất, cánh tay buông thỏng, tưởng tượng như đang cầm một cái que, vẽ một vòng tròn tưởng tượng thật to trên mặt đất . Vẽ nhanh 10 lần rồi đổi tay. Hít thở đều hòa.
C- CHỮA ĐAU THẮT LƯNG, ĐÙI, CHÂN:
1-Xoay thắt lưng theo vòng tròn: hai tay chống hông, ngón tay để ra sau lưng, ngón cái phía trước, các ngón tay ấn mạnh vào thắt lưng, dùng thắt lưng làm điểm tựa, xoay vòng bụng ra trước rồi vòng qua bên phải (bên trái) ra sau, rồi vòng tới trước. Làm liên tục không ngừng, khi ra tới trước, thì bụng phải ưỡn ra hết cỡ. Khi ra sau thì thắt lưng cong lại cũng hết cỡ. Hít thở chầm chậm theo vòng.
2-Gập lưng: cũng như gập cổ, ngửa lưng ra, hít vào, gập thắt lưng xuống, thở ra. Khi ngửa lên, ngửa hết cỡ, khi gập xuống, cũng gập hết cỡ.
3-Xoay hông: hai tay buông thõng bên sườn, vặn người qua bên trái thì hai cánh tay cũng “văng” theo bên trái, nghĩa là không dùng sức tay, chỉ để cho hai cánh tay “văng” theo mà thôi. Xong, vặn người qua bên phải. Hai cánh tay lại “văng” theo bên phải. Nhớ khi xoay sang bên nào thì xoay gót chân bên đó, và bàn chân bên đó nhấc lên, nghĩa là xoay trên gót chân mà thôi. Mục đích làm cho vòng xoay rộng thêm, nếu giữ nguyên bàn chân trên mặt đất, vòng xoay sẽ ngắn lại. Hít thở chầm chậm.
D- CHỮA ĐAU ĐẦU GỐI:
1-Xoay gối trái phải: đứng vừa phải, hai bàn tay đặt trên đầu gối, thấp người xuống, xoay đầu gối theo một vòng tròn về phía phải (theo vòng kim đồng hồ) 10 lần rồi đổi hướng quay theo bên trái.
2-Xoay gối trong ngoài: đứng rộng chân ra, hai tay đặt trên đầu gối, thấp người xuống, xoay đầu gối từ ngoài vào trong rồi từ trong ra ngoài.
Các thế đầu gối này, mới đầu thì chỉ thấp người xuống một chút, sau đó, mỗi ngày càng thấp người xuống hơn, công lực sẽ mạnh hơn. Chỉ cần làm 10 phút, là đã thở mạnh, toát mồ hôi rồi. Người nhức đầu gối ban đêm phải tập trước khi lên giường ngủ.
Lưu ý:
- Những thế tập này chỉ được áp dụng với người chưa giải phẫu xương lần nào. Nếu đã giải phẫu cổ thì không được tập cổ. Nếu giải phẫu lưng rồi mà muốn tập lưng, phải hỏi bác sĩ, xem phim X-ray có trở ngại gì không..
- Phối hợp vừa châm cứu, vừa mát xa, vừa tập luyện thì rất tốt.
- Trường hợp đau kinh niên vì xương rồi, có thể uống thêm Glucosamine có bán tại các tiệm thuốc Tây để kích thích chất nhờn đầu xương và xương.

- Mua một cái máy mát-xa nhỏ cầm tay để chà xát chung quanh chỗ bắp thịt đau sẽ hiệu nghiệm nhanh hơn.

Vài hàng trao đổi những kinh nghiệm trong suốt mấy chục năm qua, nếu có chi sai sót, mong cao nhân chỉ điểm thêm. Chúc quý vị sống lâu, sống khỏe mạnh, và hạnh phúc.



Vô Thường

"Sinh lão bệnh tử là quy luật ở đời, không chống lại được. Khi thần chết gọi thì thanh thản mà đi. Cốt sao sống ngay thẳng không hổ thẹn với lương tâm và cuối cùng đặt cho mình một dấu châm hết thật tròn..."

1-Thời gian : Vô Thường
Tháng ngày hối hả, đời người ngắn ngủi, thoáng chốc đã già. Chẳng dám nói hiểu hết mọi lẽ nhân sinh nhưng chỉ có hiểu đời thì mới Qua một ngày vui một ngày.sống thanhthản, sống thoải mái.
Qua một ngày mất một ngày.
Vui một ngày lãi một ngày.

2-Hạnh phúc : Vô Thường
Hạnh phúc do mình tạo ra. Vui sướng là mục tiêu cuối cùng của đời người, niềm vui ẩn chứa trong những sự việc vụn vặt nhất trong đời sống, mình phải tự tìm lấy. Hạnh phúc là cảm giác, cảm nhận, điều quan trọng là ở tâm trạng.

3-Tiền : Vô Thường
Tiền không phải là tất cả nhưng không phải không là gì. Đừng quá coi trọng đồng tiền, càng không nên quá so đo, nếu hiểu ra thì sẽ thấy nó là thứ ngoại thân, khi ra đời chẳng mang đến, khi chết chẳng mang đi. Nếu có người cần giúp, rộng lòng mở hầu bao, đó là một niềm vui lớn. Nếu dùng tiền mua được sức khỏe và niềm vui thì tại sao không bỏ ra mà mua ? Nếu dùng tiền mà mua được sự an nhàn tự tại thì đáng lắm chứ ! Người khôn biết kiếm tiền, biết tiêu tiền. Làm chủ đồng tiền, đừng làm tôi tớ cho nó. (Khó lắm !?!?)

4- Đời sống : Vô Thường
“Quãng đời còn lại càng ngắn thì càng phải làm cho nó phong phú”. Người già phải thay đổi quan niệm cũ kỹ đi, hãy chia tay với “ông sư khổ hạnh”, hãy làm “con chim bay lượn”. Cần ăn thì ăn, cần mặc thì mặc, cần chơi thì chơi, luôn luôn nâng cao chất lượng cuộc sống, hưởng thụ những thành quả công nghệ cao, đó mới là ý nghĩa sống của tuổi già.

5-Thê´Gian : Vô Thường
-Tiền bạc là của con ( không chắc lắm) - Tài sản có thể bị mất vì các nguyên nhân: 1-Thiên tai, 2- Hỏa hoạn, 3- Pháp lênh của vua hay chính quyền tich thu, quốc hửu hóa, 4- Trộm cướp, 5- Con cái.
- Địa vị là tạm thời, vẻ vang là quá khứ, sức khỏe là của mình.
-Cha mẹ yêu con là vô hạn; con yêu cha mẹ là có hạn.
-Con ốm cha mẹ buồn lo; cha mẹ ốm con nhòm một chút, hỏi vài câu là thấy đủ rồi.
-Con tiêu tiền cha mẹ, thoải mái ; Cha mẹ tiêu tiền con, chẳng dễ.
-Nhà cha mẹ là nhà con ; Nhà con không phải là nhà cha mẹ.
Khác nhau là thế, người hiểu đời coi việc lo liệu cho con là nghĩa vụ, là niềm vui, không mong báo đáp.
-Chờ báo đáp là tự làm khổ mình.
--Ốm đau trông cậy ai ? Trông cậy con ư ? Nếu ốm dai dẳng chẳng có đứa con có hiếu nào ở bên giường đâu (cửu bệnh sàng tiền vô hiếu tử). Trông vào bạn đời ư ? Người ta lo cho bản thân còn chưa xong, có muốn đỡ đần cũng không làm nổi.
Trông cậy vào đồng tiền ư ? - Chỉ còn cách ấy.
-Cái được, người ta chẳng hay để ý; cái không được thì nghĩ nó to lắm, nó đẹp lắm.
Chân lý của Đạo, thực ra sự sung sướng và hạnh phúc trong cuộc đời tùy thuộc vào sự thưởng thức nó ra sao. Người hiểu đời rất quý trọng và biết thưởng thức những gì mình đã có, và không ngừng phát hiện thêm ý nghĩa của nó, làm cho cuộc sống vui hơn, giàu ý nghĩa hơn.
Cần có tấm lòng rộng mở, yêu cuộc sống và thưởng thức cuộc sống, trông lên chẳng bằng ai, trông xuống chẳng ai bằng mình (tỷ thượng bất túc tỷ hạ hữu dư), biết đủ thì lúc nào cũng vui (tri túc thường lạc).
Tập cho mình nhiều đam mê, vui với chúng không biết mệt, tự tìm niềm vui.
Tốt bụng với mọi người, vui vì làm việc thiện, lấy việc giúp người làm niềm vui.
Con người ta vốn chẳng phân biệt giàu nghèo sang hèn, tận tâm vì công việc là coi như có cống hiến, có thể yên lòng, không hổ thẹn với lương tâm là được.. Huống hồ nghĩ ra, ai cũng thế cả, cuối cùng là trở về với tự nhiên. Thực ra ghế cao chẳng bằng tuổi thọ cao, tuổi thọ cao chẳng bằng niềm vui thanh cao.
Quá nửa đời người dành khá nhiều cho sự nghiệp, cho gia đình, cho con cái, bây giờ thời gian còn lại chẳng bao nhiêu nên dành cho mình, quan tâm bản thân, sống thế nào cho vui thì sống, việc nào muốn thì làm, ai nói sao mặc kệ vì mình đâu phải sống vì ý thích hay không thích của người khác, nên sống thật với mình.
Sống ở trên đời không thể nào vạn sự như ý, có khiếm khuyết là lẽ thường tình ở đời, nếu cứ chăm chăm cầu toàn thì sẽ bị cái cầu toàn làm cho khổ sở. Chẳng thà thản nhiên đối mặt với hiện thực, thế nào cũng xong.
Tuổi già, tâm không già, thế là già mà không già ; Tuổi không già ma` tâm già, thế là không già mà già. Nhưng xử lý một vấn đề thì nên nghe nguoi`già.
Sống phải năng hoạt động nhưng đừng quá mức. Ăn uống quá thanh đạm thì không đủ chất bổ ; quá nhiều thịt cá thì không hấp thụ được. Quá nhàn rỗi thì buồn tẻ; quá ồn áo thì khó chịu…. Mọi thứ đều nên “vừa phải”.
Người ngu gây bệnh (hút thuốc, say rượu, tham ăn tham uống…).
Người dốt chờ bệnh (ốm đau mới đi khám chữa bệnh).
Người khôn phòng bệnh, chăm sóc bản thân, chăm sóc cuộc sống..
Khát mới uống, đói mới ăn, mệt mới nghỉ, thèm ngủ mới ngủ, ốm mới khám chữa bệnh… Tất cả đều là muộn.
Chất lượng cuộc sống của người già cao hay thấp, chủ yếu tùy thuộc vào cách tư duy, tư duy hướng lợi là bất cứ việc gì đều xét theo yếu tố có lợi, dùng tư duy hướng lợi để thiết kế cuộc sống tuổi già sẽ làm cho tuổi già đầy sức sống và sự tự tin, cuộc sống có hương vị; tư duy hướng hại là tư duy tiêu cực, sống qua ngày với tâm lý bi quan, sống như vậy sẽ chóng già chóng chết.
Chơi là một trong những nhu cầu cơ bản của tuổi già, hãy dùng trái tim con trẻ để tìm cho mình một trò chơi ưa thích nhất, trong khi chơi hãy thể nghiệm niềm vui chiến thắng, thua không cay, chơi là đùa. Về tâm và sinh lý, người già cũng cần kích thích và hưng phấn để tạo ra một tuần hoàn lành mạnh.
“Hoàn toàn khỏe mạnh”, đó là nói thân thể khỏe mạnh, tâm lý khỏe mạnh và đạo đức khỏe mạnh. Tâm lý khỏe mạnh là biết chịu đựng, biết tự chủ, biết giao thiệp; đạo đức khỏe mạnh là có tình thương yêu, sẵn lòng giúp người, có lòng khoan dung, người chăm làm điều thiện sẽ sống lâu.
Con người là con người xã hội, không thể sống biệt lập, bưng tai bịt mắt, nên chủ động tham gia hoạt động công ích, hoàn thiện bản thân trong hoạt động xã hội, thể hiện giá trị của mình, đó là cuộc sống lành mạnh.
Cuộc sống tuổi già nên đa tầng đa nguyên, nhiều màu sắc, có một hai bạn tốt thì chưa đủ, nên có cả một nhóm bạn già, tình bạn làm đẹp thêm cuộc sống tuổi già, làm cho cuộc sống của bạn nhiều hương vị, nhiều màu sắc.
Con người ta chịu đựng, hóa giải và xua tan nỗi đau đều chỉ có thể dựa vào chính mình. Thời gian là vị thầy thuốc giỏi nhất. Quan trọng là khi đau buồn bạn chọn cách sống thế nào.
Tại sao khi về già người ta hay hoài cựu (hay nhớ chuyện xa xưa)? Đến những năm cuối đời, người ta đã đi đến cuối con đường sự nghiệp, vinh quang xưa kia đã trở thành mây khói xa vời, đã đứng ở sân cuối, tâm linh cần trong lành, tinh thần cần thăng hoa, người ta muốn tim lại những tình cảm chân thành. Về lại chốn xưa, gặp lại người thân, cùng nhắc lại những ước mơ thuở nhỏ, cùng bạn học nhớ lại bao chuyện vui thời trai trẻ, có như vậy mới tìm lại được cảm giác của một thời đầy sức sống. Quý trọng và được đắm mình trong những tình cảm chân thành là một niềm vui lớn của tuổi già.
Nếu bạn đã cố hết sức mà vẫn không thay đổi tình trạng không hài lòng thì mặc kệ nó ! Đó cũng là một sự giải thoát. Chẳng việc gì cố mà được, quả (trai') ngắt vội không bao giờ ngọt.
Sinh lão bệnh tử là quy luật ở đời, không chống lại được. Khi thần chết gọi thì thanh thản mà đi. Cốt sao sống ngay thẳng không hổ thẹn với lương tâm và cuối cùng đặt cho mình một dấu châm hết thật tròn.

Sống ngày nào, vui ngày nấy ! Đó là giải thoát !

Theo : Trung tâm văn hóa Phật giáo Liễu quán

Dưỡng sinh phòng tránh đột tử và tai biến tim mạch não

Đột tử là chết đột ngột, gặp không chỉ ở người cao tuổi mà ngay cả ở người tuổi chưa cao và phần lớn là những người có bệnh tim mạch, cao huyết áp, xơ vữa động mạch, rối loạn chức năng thần kinh vận động não. Điều đáng lưu ý là đột tử thường xảy ra lúc vừa ngủ dậy. Chúng ta có thể phòng tránh được đột tử nếu như biết sớm và thực hiện được những lời khuyên đơn giản.

NẾP SỐNG DƯỠNG SINH

Nếp sống dưỡng sinh là kế hoạch luyện tập dần dần định hình phong cách sống theo nhịp điệu chu kỳ của cơ thể như: Thức ngủ, làm việc, nghỉ ngơi, sinh hoạt, ăn uống, bài tiết…

Tất cả đều tương quan với nhịp điệu của thời gian, không gian và môi trường. Nếp sống cần thiết của một người thường được giới hạn bởi đơn vị thời gian trong một ngày: Gồm 24 giờ, trong đó có 8 giờ lao động, 8 giờ sinh hoạt, nghỉ ngơi, 8 giờ ngủ để lại sức, phù hợp với nhịp điệu chu kỳ sinh lý của cơ thể, song đối với môi trường chung quanh, chúng ta luôn phải tạo điều kiện thích nghi với những biến đổi của môi trường như: Ánh sáng, nhiệt độ, mưa gió, thời tiết, ion không khí, cường độ điện trường, từ trường của trái đất…

Sức khỏe là vốn quý của mỗi người và của toàn xã hội, tu dưỡng và bảo vệ sức khỏe là công việc cần được quan tâm thực hiện hàng ngày. Dựa vào sự tiến bộ của y học hiện đại, theo kinh nghiệm thực tế của những người đã có một cuộc sống khỏe mạnh cũng như qua sự phát sinh bệnh tật của một số bệnh nhân mà ta đề ra những nếp sống dưỡng sinh cho phù hợp nhằm mục đích:
– Chủ động cân bằng trạng thái sinh lý cơ thể thích nghi được với môi trường, với hoàn cảnh xã hội để duy trì sức khỏe bản thân.

– Tu dưỡng tinh thần, tăng cường thể chất trong điều kiện làm việc, sinh hoạt, bồi dưỡng đúng mực và điều độ.

– Phòng chống một số bệnh phát sinh.

– Dự phòng tai nạn, tai biến đối với người cao tuổi, đối với bệnh nhân thần kinh, tim mạch, đái tháo đường, cao huyết áp…

NẾP SỐNG DƯỠNG SINH PHÒNG TRÁNH ĐỘT TỬ

Ngay từ khi thức giấc để đón chào buổi sáng ban mai với một niềm hy vọng tốt đẹp trong ngày thì bạn cũng chớ quên rằng những tai biến, bệnh tật vẫn đang rình rập bên ta, chớ quên cảnh giác với những biến cố chỉ vì sự không chú ý của mình mà tác hại đến sức khỏe, dẫn đến đột quỵ, tử vong…

Lý do là: Qua một đêm ngủ ngon giấc hoặc một giấc ngủ trưa khi thức giấc nghĩ đến công việc cần làm hoặc khi nghe tiếng chuông điện thoại, khi buồn đi tiểu, ta thường có thói quen vùng ngay dậy, đứng phắt ngay lên… Động tác đó thường gây nên trạng thái đột ngột đối với não, với hệ thống thần kinh, tim mạch, làm rối loạn các hoạt động sinh lý khác trong cơ thể. Nó chỉ có thể bình thường đối với những người khỏe mạnh nhưng lại nguy hiểm đối với người yếu sức, người có bệnh, người cao tuổi.

Vì trong giấc ngủ, các hoạt động cơ thể đều trong trạng thái nghỉ ngơi, thần kinh tinh thần thư giãn, tim đập chậm lại, lưu thông máu chậm lại, phổi thở chậm lại, các vận động cơ bắp gần như ngừng – quá trình trao đổi chất cũng giảm. Khi thức giấc nếu vùng dậy đột ngột, các hoạt động thần kinh, cơ bắp đang ở trạng thái nghỉ ngơi chuyển sang trạng thái vận động, gây mất thăng bằng thể dịch, làm rối loạn các chức năng thần kinh vận mạch não, tim, phổi dẫn đến choáng váng, nhức đầu, xây sẩm, bàng hoàng, hồi hộp và cũng là khoảnh khắc gây ra những tai biến, bại liệt, tàn tật hoặc tử vong đối với những người đang có bệnh thần kinh, tim mạch, đái tháo đường, cao huyết áp…

Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy, ngay ở người bình thường khi ngủ dậy cũng phải sau 5 phút đến vài chục phút, trạng thái ức chế trong giấc ngủ mới xóa hết được qua vận động thân thể. Vì vậy, khi thức giấc không nên vùng dậy ngay mà cần có ít phút (tối thiểu là 5 phút đến 10 phút) nằm yên cho tỉnh táo, nếu trời rét hãy mở chăn ra cho cân bằng áp khí, đồng thời thực hiện ngay những động tác khởi động như xoa mặt, xoa gáy, xoa vai cổ, xoa đầu, xoa ngực… Ngồi dậy vuốt ngược 2 cánh tay, vỗ nghiêng nhẹ 2 bàn tay với nhau, xoa vuốt lưng hông, vuốt nắm 2 chân. Giữ tư thế nằm ngửa co 2 chân lại, ưỡn mông lên, hạ mông xuống rồi duỗi chân ra, gấp chân cao 900 ngồi dậy, nằm xuống lặp lại nhiều lần động tác như vậy như thế 10 lần để vận động cả vùng cơ xương, khớp, lưng hông… Sau đó thong thả đứng dậy ra ngoài là vô sự.

Khởi động như vậy có tác dụng làm cho máu huyết lưu thông, cho cơ xương khớp giãn đều, hệ thần kinh, hệ vận động, hệ thực vật và các cơ quan chức năng hưng phấn trở lại, tăng cường khả năng trao đổi chất, xóa đi những vết nhăn trên mặt, hạn chế được sự thoái hóa da… tạo điều kiện thích nghi cho cơ thể chuyển từ trạng thái tĩnh sang trạng thái vận động mà không để xảy ra một tai biến nào. Cần thực hiện thường xuyên nếp sống dưỡng sinh khi thức giấc (không kể ngủ đêm hay ngủ ngày) để phòng tránh được những tai biến tim, mạch, não và đột tử đối với người cao tuổi và nhất là đối với bệnh nhân tim mạch, cao huyết áp, rối loạn thần kinh vận mạch não, người hay có hội chứng tiền đình, hay đau đầu chóng mặt, rối loạn thần kinh thực vật…

Khởi động như vậy không chỉ dành cho người bệnh, người cao tuổi mà ngay cả cho người bình thường. Các bạn cũng nên thường xuyên thực hiện mỗi sáng 15-20 phút và coi đó là một bài tập thể dục dưỡng sinh cơ bản trên giường để phòng bệnh, chống lão hóa vì ý nghĩa tác dụng đặc trưng của nó.

BS. QUÁCH TUẤN

NÊN GIÚP -KHÔNG NÊN PHẠT - Thích Nhất Hạnh

Một người không biết xử lý đau khổ của mình thường vung vãi đau khổ ra chung quanh. Mình khổ và làm người khác khổ. Thường thường là như vậy. Vì vậy cho nên phải học cách xử lý đau khổ để đừng có vung vãi đau khổ ra chung quanh.
Nếu là cha hay là mẹ thì bạn phải biết rằng hạnh phúc trong gia đình bạn là một điều rất quan trọng. Vì tình thương đối với những người thân mà bạn không muốn làm cho họ khổ lây khi bạn khổ. Bạn thực tập chăm sóc khổ đau là vì khổ đau của bạn không phải là một vấn đề của riêng bạn. Khổ đau không phải là một vấn đề cá nhân. Hạnh phúc cũng không phải là một vấn đề cá nhân.
Khi một người giận mà không biết cách chăm sóc cơn giận cho nên đau khổ, cô đơn rồi làm cho những người chung quanh cùng khổ. Thoạt đầu chúng ta nghĩ rằng người đó đáng bị ta trừng phạt. Ta muốn trừng phạt vì người ấy làm cho ta khổ. Nhưng chỉ sau mươi, mười lăm phút thiền hành và quán chiếu ta khám phá ra rằng người ấy cần được giúp đỡ hơn là trừng phạt. Đây là một tuệ giác tốt đẹp.
Người kia có thể là người rất thân của ta, là vợ hay chồng, hay là con cái của ta. Nếu chính ta không giúp những người ta thương thì ai giúp họ bây giờ?
Vì biết ôm ấp cơn giận mà bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn nhưng bạn nhận ra rằng người kia đang khổ. Nhờ thấy như vậy mà bạn có ý muốn đến với người ấy. Không ai giúp đỡ cho người ấy được ngoại trừ bạn. Và bây giờ trong lòng bạn tràn đầy ý muốn giúp đỡ. Đây là một ý tưởng hoàn toàn khác hẳn - ý muốn trừng phạt không còn nữa. Sân hận của bạn đã biến thành tình thương.
Thực tập Chánh Niệm đưa đến Định và Tuệ. Tuệ giác là hoa trái của sự tu tập. Nhờ đó mà bạn có khả năng thương yêu và tha thứ. Chỉ trong mười lăm phút hay nửa giờ sự thực tập có thể giải phóng bạn ra khỏi tâm sân hận và biến bạn thành một người dễ thương. Đây là sức mạnh của giáo pháp. Đây là mầu nhiệm của tu tập.
Thích Nhất Hạnh

Góc Thư giản

Khi thấy chữ nhỏ muốn cho to ra, hãy nhấn vô Ctrl Key (bên trái phía dưới bàn gõ) đồng thời gõ vô Key dấu + (góc phải phía trên). Nếu gõ một lần chữ chưa đủ lớn, thì gõ hai lần, ba lần ...
Ngược lại, Bấm Ctrl KeyKey dấu -( kế góc phải phía dưới ), chữ sẽ nhỏ lại.