Thứ Hai, 29 tháng 8, 2016

Salvador Dalí và cơn say siêu thực




Kết quả hình ảnh cho salvador dali tác phẩm nghệ thuật
Salvador Dali - The Persistence of Memory
Alice in Wonderland - Salvador DSalvador Dali – The Persistence of Memory                                              
Trong bộ môn văn học nghệ thuật nói chung, trường phái siêu thực hầu như đậm nét đối với hội họa. Surrealism ra đời vào đầu thế kỷ XX, đánh dấu giai đoạn nghệ thuật và văn chương về cái gọi là tiềm thức phát khởi trong mọi hình tượng giữa thực và ảo, được cấu tạo dựa trên một dạng tư tưởng siêu nhiên, một tư duy độc lập, không phụ thuộc vào bất cứ một quy luật, ước lệ, qui cách nào, cũng như không dính dáng vào bất kỳ một trạng huống hiện thực nào cả, nó tựa như mơ. Siêu thực là một trào lưu nghệ thuật cơ bản dựa trên cảm hứng sáng tạo nghệ thuật khởi phát từ giấc mơ và tiềm thức (Surrealism is an art movement based on creating art inspired by dreams and subconscious thoughts).

Vào hậu thế chiến I, nghệ sĩ châu Âu chủ trương tìm kiếm một con đường sáng tạo mới để thay thế cho một thế giới mù tăm xưa nay mà họ cho là đã đánh mất đi (hoặc chưa tiếp cận được) ý nghĩa đích thực của nghệ thuật, vốn lắng đọng sâu trong tiềm thức. Nhóm nghệ sĩ này được mệnh danh là trường phái siêu thực, một danh xưng gắn liền với niềm say mê chứng tỏ một “cõi ngoài kia” với một hiện thực phong phú hơn, thậm chí thực hơn cả những điều bình thường.

André Breton, thống soái của trường phái siêu thực đã từng tuyên bố rằng: chủ nghĩa siêu thực là một diễn giải về chức năng thực sự của trí tuệ (the true functioning of the mind). Dưới dạng thức tư duy bề mặt của chúng ta, chức năng đó chìm lắng trong cảm tính, ý tưởng và tiềm thức.

Salvador Dali - One Second Before Awakening From a Dream Caused by the Fligh
Salvador Dali – One Second Before Awakening From a Dream Caused by the Fligh

Tiềm thức thường xảy ra trong giấc mơ của chúng ta. Và nếu như bạn là con người nghệ thuật thì trạng thái hôn mê đó rất gần với một cảnh giới đặc trưng của sáng tạo nghệ thuật. Sự sáng tạo phát tiết từ tận đáy của tiềm thức, thăng hoa qua trí năng để rồi bắt chụp bằng tri giác, gây nên chuyển động ý thức, đi vào trí tuệ hiện thực, tập trung biểu hiện qua các sáng tác nghệ thuật nói chung. Đó chính là hành trình sáng tạo theo quan điểm của các nghệ sĩ siêu thực. Theo đó, nhà làm phim siêu thực nổi tiếng Luis Bũnuel đã từng cho rằng: “Mục đích thật sự của trường phái siêu thực không phải là để tạo ra một thứ văn chương mới, một thứ nghệ thuật mới, hay một khuynh hướng triết học mới. Cứu cánh của trường phái này là để phá vỡ những qui luật xã hội, đồng thời chuyển hóa và biểu hiện cuộc đời như tự nó.” (The real purpose of surrealism was not to create a new literary, artistic, or even philosophical movement, but to explode the social order, to transform life itself.)
Có thể nói, siêu thực là một thứ siêu lý của tiềm thức, một dạng thức gần như ‘mơ’, cái mơ của tiềm thức, chớ không phải mơ của cõi-đi-về (dreaming-day), cái mơ của siêu thực nó biến dạng qua nhiều hình thái khác nhau, gọi chung là giấc mơ toàn năng (the omnipotence of dreams).
Tuyên ngôn đầu tiên của trường phái siêu thực vào năm 1924 và lần thứ hai vào năm 1930; một nỗ lực đáng kể của André Breton, Paul Eluard và Pierre Reverdy, nhằm sắp xếp lại một cách có hệ thống những định nghĩa, lý thuyết và mang đến bầu không khí siêu thực đúng nghĩa. Theo đó, khuynh hướng siêu thực cố gắng dựng lên cái hình ảnh hồi tưởng với những đường nét bất ổn, hỗn mang, không hòa hợp của ảo giác, hay của chính những nghịch cảnh hiện hữu của con người…
Trường phái siêu thực đưa tới một cuộc cách mạng văn học, dựa trên những lý thuyết của Sigmund Freud về ý thức sáng tạo trong vị trí của tiềm thức với những tên tuổi như René Magritte, Joan Miró và rất nhiều nghệ sĩ khác vào những năm 1930-1940, trong đó có Salvador Dalí.
Ông là họa sĩ, nhà làm phim, nhà thiết kế, nghệ sĩ trình diễn và cũng là con người lập dị từ tinh thần đến thể chất, tự sáng chế ra cái gọi là ‘mô thức’ riêng cho mình. Từ đó ông nổi tiếng và được xem như biểu tượng thời thượng (icon) của nghệ thuật trong mắt giới thưởng lãm. Với Dalí, ta chứng kiến một thứ nghệ thuật bứt phá mà ông là người dẫn đầu cùng với thế hệ đi trước. Hiện tượng đó là dòng chảy kết nối với trường phái siêu thực để trình bày một “cuộc chơi” tựa như một nhục thể tuyệt mỹ của nghệ thuật (exquisite corpse). Qua những hình ảnh tối tăm khó hiểu ở tranh vẽ đầy tráng lệ, diễm ảo kia, ông muốn tìm kiếm cõi riêng cho mình. Dalí mặc nhiên trước hoàn cảnh, bất chấp luật điều tôn giáo hay chính trị xã hội; chính cái lối sống khinh mạng đó đã gây khó khăn phần nào cho ông trong thời nội chiến Tây Ban Nha.
Đó là biến động lớn về cả tâm lý lẫn sáng tạo của Dalí vào những năm 1927-1929. Thời điểm đó, những tác phẩm của Dalí đang lên tới đỉnh cao như một cuộc phiêu lưu cực kỳ táo bạo, một niềm ao ước vô biên của Salvador Dalí. Ông chịu ảnh hưởng nặng nề  về “cái mơ” (dreams) và “trí tuệ vô thức” (unconscious mind) của Freud, của chủ nghĩa tượng trưng cùng nhiều yếu tố khác nữa.
Salvador Dali - The Elephants


Salvador Dali – The Elephants
Salvador Dalí, cũng như những họa sĩ siêu thực khác, luôn cố gắng bày tỏ thế giới hình ảnh siêu thực nhằm gợi lên cái trạng thái quái lạ trong mơ. Diễn trình đó như một sự liên kết dấu hiệu của giấc mơ. Ngoài ra, có một phương cách khác cũng để tạo nên cái cảnh như mơ, đó chính là sắp xếp lại những biến thể khác nhau và chuyển hóa chúng thành những ẩn dụ. Cả hai mô hình này đều xuất hiện trong thế giới siêu hình, từ đó làm thành trường phái siêu thực của họa và thơ. Ngoài ra, hội họa siêu thực cũng thường thể hiện những cái gần gũi bên nhau nhưng hoàn toàn không ăn khớp với nhau, đúng theo thủ pháp của những giác mơ. Ở đây vai trò của siêu thực không phải làm nên ý thức cảm quan, ngược lại siêu thực là một nỗ lực tạo ra cách diễn đạt về những điều hết sức vô nghĩa.
Nghệ thuật của Dalí xa rời những tập quán cố cựu, những đề tài đóng băng để hướng tới con đường sáng tạo với những tác phẩm phóng chiếu giấc mơ trong tác phẩm của trường phái siêu thực. Vào những năm 1927-1928, một số tranh Salvador Dalí chịu ảnh hưởng kiểu cách siêu thực của một số họa sĩ như Jean Arp, Joan Miró và Yves Tanguy. Một vài họa phẩm của Dalí tạo nên được những đốm loé sắc bén, phá thể của những giấc mơ hãi hùng. Dù tranh của Dalí luôn thể hiện nhiều màu sắc, chất liệu trong sáng nhưng chúng không hề để lại một ấn tượng dịu êm nào mà ngược lại luôn chứa đựng những nội hàm khiếp đảm.
Trong loạt tác phẩm của Dalí, người ta tìm thấy con người thực trong tranh của ông. Chẳng hạn như qua bức “The First Days of Spring” (Những ngày đầu Xuân), một sự thật xuyên suốt thế giới siêu thực được trải ra trong tranh với những dấu hiệu cho thấy rằng có tồn tại những gì thuộc tiềm thức của ông. Dalí vẽ lên đó cả dòng đời đã qua của mình cùng những dấu tích của tuổi thơ. Đây có thể được xem là một bức chân dung Salvador Dalí tự họa chính mình.
Salvador Dali - First Days of Spring
Salvador Dali – First Days of Spring

Có thể nói, sự kỳ dị trong tranh của Salvador Dalí luôn ngấm ngầm biểu lộ một sự diễm ảo ma mị của đời sống, nơi mà thế giới hiện thực bị xóa nhòa bởi những vệt cọ tái dựng của vô thức con người như một nỗ lực vượt thoát dựa trên sức mạnh vô biên của sáng tạo. Sau đây, chúng ta có thể bắt đầu thưởng ngoạn thế giới của thiên tài siêu thực này bằng sự gặp gỡ giữa ông và Lewis Carroll. Cả hai đều là những kẻ du cư sáng tạo nhất thế kỷ XX trên hành trình tìm về vô thức, tưởng tượng và giấc mơ.
Alice in Wonderland – Salvador Dalí
Frontispiece


Frontispiece

A Caucus Race and a Long Tale


A Caucus Race and a Long Tale
The Rabbit Sends in a Little Bill


The Rabbit Sends in a Little Bill

Pig and Pepper


Pig and Pepper
Mad Tea Party


Mad Tea Party
The Queen's Croquet Ground


The Queen’s Croquet Ground
The Mock Turtle's Story


The Mock Turtle’s Story
The Lobster's Quadrille


The Lobster’s Quadrille
Who Stole the TartsWho Stole the Tarts


Who Stole the TartsWho Stole the Tarts
Alice's Evidence

Alice’s Evidence
Võ Công Liêm Tiến Phát (biên tập)-Nguồn: Cuasang.com











SÀI GÒN năm 67-68 ( hình ảnh Full HD của John Beck )

Hình ảnh lịch sử
Từ những góc nhìn độc đáo, phó nháy người Mỹ John Beck đã ghi lại nhiều hình ảnh ấn tượng về Sài Gòn 1967-1968.
Những bức ảnh này được scan với độ phân giải cao, đạt độ sắc nét hiếm thấy dù đã có tuổi đời gần nửa thế kỷ (ấn vào ảnh để xem với độ phân giải cao nhất).
 
Đại lộ Lê Lợi.
 
Đại lộ Lê Lợi (bên phải) và một góc chợ Bến Thành (bên trái).
 
Cầu vượt bộ hành nối bùng binh Quách Thị Trang với bến xe buýt trước chợ Bến Thành.
 
Đại lộ Lê Lợi nhìn từ trên cầu vượt.
 
Đại Lộ Hàm Nghi.
 
Đại lộ Hàm Nghi nhìn từ trên cầu vượt bộ hành phía sông Sài Gòn.
 
Đại lộ Trần Hưng Đạo nhìn từ trên cầu vượt.
 
Tượng đài nữ Phật tử Quách Thị Trang và danh tướng Trần Nguyên Hãn trước chợ Bến Thành.
 
Nhà Quốc hội chính quyền Sài Gòn (Nhà hát Lớn). 
 
Đường Phan Châu Trinh, cửa Tây chợ Bến Thành.
 
Cổng chính của chợ Bến Thành.
 
Đường Lê Thánh Tôn, phía cửa Bắc chợ Bến Thành.
 
Góc ảnh khác về góc chợ Bến Thành phía cửa Bắc.
 Thiếu nữ áo dài chọn mua hoa quả.
 
Khách Tây cũng mua bán tại đây.
 
Những pa-nô quảng cáo cỡ lớn ở đường Phan Châu Trinh, cửa Tây chợ Bến Thành.
 
Đường Lý Thái Tổ.
 
Nhà thờ Bắc Hà trên đường Lý Thái Tổ.
Posted by Việt Anh
Theo KIẾN THỨC

Góc Thư giản

Khi thấy chữ nhỏ muốn cho to ra, hãy nhấn vô Ctrl Key (bên trái phía dưới bàn gõ) đồng thời gõ vô Key dấu + (góc phải phía trên). Nếu gõ một lần chữ chưa đủ lớn, thì gõ hai lần, ba lần ...
Ngược lại, Bấm Ctrl KeyKey dấu -( kế góc phải phía dưới ), chữ sẽ nhỏ lại.