Thứ Bảy, 7 tháng 10, 2023

Văn Phụng và “Tôi đi giữa hoàng hôn”


Ảnh: Nhạc sĩ Văn Phụng và nhạc phẩm “Tôi đi giữa hoàng hôn” 

Văn Phụng tên thật là Nguyễn Văn Phụng, sinh năm 1930 tại Hà Nội, được học đàn piano từ nhỏ và năm 1945 đã đoạt giải nhất độc tấu piano trong một cuộc thi tại Nhà Hát Lớn ở Hà Nội với nhạc phẩm “La prière d’une vierge” (Lời nguyện cầu của một trinh nữ). Ông học trung học ở Trường Albert Sarraut và năm 18 tuổi, sau khi đậu tú tài, ông theo học ngành y theo ý muốn của cha, nhưng chỉ được một năm, ông bỏ học ngành y để theo âm nhạc. Năm 1946, trong một lần tản cư về Nam Định, Văn Phụng trú tại nhà thờ Tứ Trùng ở Chợ Cồn và gặp được linh mục Mai Xuân Đình, người đã chỉ dạy thêm cho ông về âm nhạc và giáo lý. Năm 1948, Văn Phụng trở về Hà Nội rồi theo lệnh tổng động viên, ông gia nhập Ban Quân nhạc Đệ tam Tiểu đoàn Danh dự và thời gian hoạt động tại đây, ông đã quen với những người về sau sẽ trở thành những nhạc sĩ nổi tiếng của miền Nam như nhạc sĩ Nhật Bằng, Đan Thọ, Nguyễn Hiền, Văn Khôi… Ông cũng được nhạc trưởng người Pháp gốc Đức Schmetzer chỉ dẫn thêm về hòa âm.
Năm 1948, Văn Phụng sáng tác ca khúc đầu tay “Ô Mê Ly” trong một lần vui đùa ca hát cùng bạn bè trong Ban Quân nhạc. Ông cũng thường trình diễn bài hát này tại những vũ trường ở Hà Nội. Bài hát đã được đón nhận nồng nhiệt và từ đó, tên tuổi Văn Phụng được giới yêu nhạc chú ý. Về sau, “Ô Mê Ly” sẽ nổi tiếng với tiếng hát của ban hợp ca Thăng Long.
Cuối năm 1954, Văn Phụng di cư vào Nam, làm nhạc trưởng của Đài Phát thanh Quân đội thuộc Nha Chiến tranh tâm lý và phụ trách chương trình ca nhạc trên Đài Phát thanh Sàigòn.
Sự nghiệp âm nhạc của ông trước năm 1975 đã khởi đầu với ca khúc “Ô mê ly” và kết thúc với ca khúc “Chán nản” sáng tác vào năm 1972. “Chán nản” được coi là nhạc phẩm cuối cùng của ông, được sáng tác khi ông lâm vào một tình trạng ông cho là rất chán nản trong cuộc đời mình, nhưng hoàn toàn không phải do tình yêu. Nhưng trên tất cả, ông là một người lạc quan, yêu đời và nét vui tươi trong tâm hồn ông đã thể hiện qua những ca khúc bất hủ của ông như ca sĩ Quỳnh Giao ghi nhận: “Từ Văn Phụng vui tươi và trong sáng như Phạm Đình Chương thời trẻ, chúng ta có “Vó câu muôn dặm”, “Ta vui ca vang” hay “Bức họa đồng quê”, “Mộng hải hồ”, những sáng tác đã được “Ô mê ly” (1948) báo hiệu từ lâu”.
Với những nhạc sĩ khác, mưa có thể đem lại cảm xúc buồn bã, hiu quạnh, nhưng với ông:
“Mưa rơi trên sông dài, mưa qua khắp non đoài
Mưa cho thắm hoa đời, mưa cho hết u hoài
Mưa cho đám lúa non mỉm cười
Mưa đem tươi vui về cho thắm áo nâu
Mưa cho nương dâu và khoai sắn lên mau
Mưa như trút sầu
Mưa tươi lúa đầu…” (Mưa)
Và nỗi buồn với ông cũng không quá thê thiết:
“Nỗi buồn ai hay cùng tôi
Nỗi buồn xé nát tim côi
Một mình một bóng trong đêm
Tìm về đường phố không tên
Bước chân nào còn lưu luyến?
Nỗi buồn ai hay cùng tôi
Nỗi buồn xé nát tim côi
Một mình thổn thức bao đêm
Một mình tìm cánh sao rơi
Biết ai xẻ mối u sầu...” (Nỗi buồn)
Có một chút buồn và một chút nhớ nhung khi ngày tháng dần trôi vương nhẹ trong những giai điệu của “Tôi đi giữa hoàng hôn”. Ca sĩ Quỳnh Giao đã nói về hoàn cảnh ra đời của ca khúc “Tôi đi giữa hoàng hôn” của Văn Phụng: “Khi Sài gòn say mê nhịp điệu slow rock và các ca khúc của Paul Anka, chúng ta có Văn Phụng viết “Tôi đi giữa hoàng hôn”.
Ca khúc theo điệu slow rock này thể hiện nỗi u hoài của một người bước đi một mình khi hoàng hôn dần buông, thấy thương nhớ vô vàn hình bóng của người yêu trong một buổi chiều chia tay trên bến sông và tự hứa với lòng sẽ không bao giờ để cho tình yêu nhạt phai dù cảnh đời có bao đổi thay như mưa gió tơi bời hay nắng cháy và sương khói mịt mù .
TÔI ĐI GIỮA HOÀNG HÔN
Tôi đi giữa hoàng hôn,
Khi ánh chiều buông, khi nắng còn vương
Một mình tôi ngắm cánh chim lạc loài
Mà lòng mình thấy u hoài
Tôi thương nhớ ngày qua, trên bến hoàng hoa*
Hay những đường xa
Thường thường hai đứa dắt nhau tươi cười
Mắt say sưa thắm mộng đời.
Dù cho mưa gió, bên mái tranh nghèo
Dù cho nắng, dù cho sương khói mịt mù
Niềm thương yêu hằng xin mãi mãi không hề phai
Nhớ, nhớ, nhớ đêm nào, trên bến tìm sao
Hai đứa nhìn nhau, không nói một câu
Như thầm mơ ước, ước mơ dạt dào
Như thầm hẹn nhau mùa sau.
Tôi vẫn đi giữa hoàng hôn
Tôi vẫn đi giữa hoàng hôn
Tôi vẫn đi giữa hoàng hôn
Lòng thương nhớ...
*Bến hoàng hoa: Theo "Thành ngữ điển tích – Danh nhân từ điển” quyển 1 của tác giả Trịnh Văn Thanh, "Hoàng hoa: Địa danh. Đời Chiến Quốc và đời Đường, quân Trung Nguyên thường giao chiến với rợ Đột Quyết và Nhu Nhiên ở đất Hoàng Hoa. Lại cũng có nghĩa là hoa cúc vàng. Thường năm cứ đến tháng 9 thì hoa cúc vàng nở rộ, đó là lúc người trai đúng tuổi phải đi lính thú, và đến tháng 9 năm sau lại về. Cho nên người ta gọi thời kỳ đi lính thú là “hoàng hoa”. Trong Kinh Thi, chương “Hoàng hoàng giả hoa” có chép: “Người đi lính thú hay đi sứ phương xa nhớ nhà làm thơ “hoàng hoa”. Nghĩa bóng, nơi xa xôi hiu quạnh. Trong “Chinh phụ ngâm” có câu:
Xót người lần lữa ải xa
Xót người nương chốn hoàng hoa dặm dài…".
Như vậy, “bến hoàng hoa” có thể hiểu là bến chia tay xa xôi, hiu quạnh.

Ca khúc “Tôi đi giữa hoàng hôn” với giọng ca Hà Thanh

Ca khúc “Tôi đi giữa hoàng hôn” với giọng ca Tuấn Ngọc

Ca khúc “Tôi đi giữa hoàng hôn” với giọng ca Trịnh Nam Sơn

Ca khúc “Tôi đi giữa hoàng hôn” với giọng ca Châu Hà

Theo : FB HUỲNH DUY LỘC






STILL LIFE TECHNIQUES - PENCIL DRAWING

 Hãy dạy bản thân cách vẽ tĩnh vật theo chủ nghĩa tự nhiên bằng bút chì trên giấy.

Bài học từng bước này sẽ hướng dẫn bạn các kỹ thuật vẽ được sử dụng để tạo tĩnh vật bằng bút chì 2B trên giấy mực.

Bước 1 đến 4: Các bước này trình bày cách vẽ hình dạng và tỷ lệ của các vật thể tĩnh vật bằng cách sử dụng đường thẳng.

Bước 5 đến 8: Các bước này minh họa cách hiển thị dạng ba chiều của tĩnh vật bằng cách sử dụng tông màu.

Bước 1 - Bắt đầu vẽ tĩnh vật

Trong bất kỳ tĩnh vật nào, bạn nên bắt đầu vẽ các vật thể như thể chúng ở dạng khung dây trong suốt với các đường xây dựng có thể nhìn thấy được. Kỹ thuật này giúp bạn nhận thức đầy đủ về hình dạng của từng hình dạng riêng lẻ và vị trí của nó so với các hình thức khác.

Điều quan trọng là phải phác thảo các đối tượng một cách nhẹ nhàng vì điều này giúp dễ dàng thay đổi bất kỳ lỗi nào và xóa bất kỳ đường nét xây dựng nào.

Kỹ thuật vẽ trong suốt này sử dụng các đường xây dựng dọc và ngang để giúp bạn vẽ các hình elip thuyết phục và cân bằng tính đối xứng của các dạng hình trụ.
Bước 2 - Tạo một bố cục thú vị

Khi sáng tác một bức tranh tĩnh vật, hãy cố gắng giới thiệu những đặc điểm tạo nên sự sắp xếp thú vị.

Bạn cần nhận thức được cấu trúc trừu tượng của sự sắp xếp của mình: sự cân bằng và tương phản của đường nét, hình dạng, tông màu, màu sắc, hoa văn, kết cấu và hình thức.

Cách tiếp cận bằng khung dây trong suốt để phác họa tĩnh vật giúp bạn sắp xếp bố cục của nhóm. Nó giúp dễ dàng nhìn thấy hình dạng, vị trí và tỷ lệ của từng vật thể so với các vật thể lân cận.
Bước 3 – Xóa đường nét thi công

Khi đã hài lòng với hình dạng, tỷ lệ và bố cục của tĩnh vật, bạn có thể xóa các đường nét cấu trúc của nó. Điều này sẽ mang lại cho bạn một bản phác thảo chính xác về từng biểu mẫu và sự tự tin rằng tất cả các đối tượng được đặt đúng vị trí.

Bây giờ bạn đã sẵn sàng để làm việc trên các chi tiết của từng đối tượng.
Bây giờ, hãy phác thảo nhẹ nhàng các hình dạng của bóng hoặc hình phản chiếu lên từng đối tượng.

Bạn càng quan tâm đến độ chính xác của các dấu này thì bạn càng dễ dàng tìm thấy giai đoạn tiếp theo của bản vẽ - tô bóng cho các tông màu.
Bước 5 - Tạo bóng Giai đoạn 1

Giọng điệu của tĩnh vật của chúng ta được xây dựng theo bốn giai đoạn được nêu ở Bước 5 - 8.

Trong bước này, một số tông màu cơ bản được áp dụng nhẹ nhàng cho từng đối tượng để giúp tạo nên hình dạng ba chiều của nó.

Bước 6 - Tạo bóng Giai đoạn 2

Giai đoạn thứ hai trong việc xây dựng tông màu tập trung vào khoảng không gian giữa và xung quanh các đồ vật.

Việc vẽ ánh sáng và bóng râm giữa các vật thể phải được coi trọng như việc vẽ chính các vật thể đó.

Bóng đổ bên dưới và xung quanh các vật thể góp phần làm rõ hình dạng của chúng cũng như tạo bóng cho bề mặt của chúng.

Lưu ý sự thay đổi ngược lại tông màu giữa các vật thể và không gian xung quanh của chúng diễn ra như thế nào từ việc sử dụng đường nét để xác định hình thức của chúng.
Bước 7 – Tạo bóng 3

Trong giai đoạn thứ ba của việc xây dựng giọng điệu, bạn tập trung trở lại vào các đối tượng.

Lần này bạn làm đậm tông màu của chúng, tăng độ tương phản giữa các vùng tối và sáng. Điều này sẽ nâng cao hình thức của các đối tượng và tăng tác động của chúng.

Vấn đề lớn nhất ở giai đoạn này là duy trì sự cân bằng tông màu trong toàn bộ tĩnh vật để không có vật thể nào quá tối hoặc quá sáng. Bạn đang tìm kiếm sự thống nhất giữa giai điệu và hình thức.

Bước 8 – Tạo bóng 4

Cuối cùng, bạn lại tập trung vào khoảng cách giữa các vật thể, làm sâu sắc thêm tông màu và tăng độ tương phản của chúng.

Bạn cần cẩn thận trong việc cân bằng các giá trị tông màu của các đối tượng và khoảng cách giữa chúng để đảm bảo rằng bạn tạo ra một hình ảnh thống nhất.

Bức tĩnh vật đã hoàn thiện: Bức tĩnh vật hoàn chỉnh phải hoạt động ở hai cấp độ: như một sự thể hiện thực tế của nhóm đối tượng và như một bố cục động của các yếu tố thị giác, hài hòa và tương phản việc sử dụng đường nét, hình dạng và tông màu.
Nguồn :  https://www.artyfactory.com/sitebody/privacy-policy.html





Tranh 3 D là gì? Làm thế nào để bạn vẽ chúng?

Phác thảo: Làm cách nào để vẽ một bức tranh 3D?
Trả lời ban đầu: Làm cách nào để vẽ một bức tranh 3D?
Tôi sẽ hướng dẫn bạn cách vẽ một bức tranh 3D đơn giản từng bước. Ý tôi là sự biểu diễn hai chiều của các vật thể ba chiều.
1.Chuẩn bị những dụng cụ tôi cần.

2. Vẽ mẫu cơ bản, ví dụ: ngày "31/10".
3. Tô màu đỏ nhạt.

4.Chọn hướng mà tôi nhìn thấy tờ giấy này. Đây là bước quan trọng.
5. Vẽ đường thẳng đứng theo hướng nhìn của tôi. Và làm dày dòng chữ “10.31”.

6. Tô màu đỏ sẫm.

7. Vẽ bóng bằng bút chì.
8. Tô màu bóng bằng màu xám.

9. Vẽ đường dẫn ở đầu tờ giấy và che phần trên của "10.31".
10. Cắt phần trên của tờ giấy này xuống.
11. Vẽ đường song song che bóng nhưng chữ.( .Draw the parallel line cover the shadow but the words.)


12.Ký tên tôi và kết thúc!

Nguồn : QUORA




La Hối - Xuân và tuổi trẻ

 


Ảnh: Di ảnh nhạc sĩ La Hối, nhạc phẩm “Xuân và tuổi trẻ” và ngôi nhà số 91 đường Nguyễn Thái Học, Hội An, ngôi nhà của tộc họ La có di ảnh của ông

Kỷ niệm với Hội An

La Hối và “Xuân và tuổi trẻ”
(Thành phố Hội An có con đường nhỏ mang tên La Hối, người nhạc sĩ đã sáng tác bản nhạc xuân hay nhất của Việt Nam)
Theo anh Trương Nguyên Ngã, “mốc khởi đầu của nền tân nhạc Việt Nam là từ tháng 4 năm 1938, lần đầu tiên nhạc sĩ Nguyễn Văn Tuyên ra Bắc để diễn thuyết và cổ động cho âm nhạc cải cách - một trào lưu mới sáng tác nhạc theo hệ thống nhạc lý phương Tây nhưng được đặt lời Việt, cho dù trước đó các nhạc sĩ trong Nam ngoài Bắc đã sáng tác nhiều nhưng chưa phổ biến rộng rãi.
Bắt nhịp với phong trào này, chưa đầy 4 năm sau đó, nhạc sĩ La Hối đã thành lập Hội Ái hữu Âm nhạc Faifo (Société philharmonique de Faifo) tại Hội An vào năm 1942.
Trụ sở hội đặt tại nhà ông Sấn thợ vàng tọa lạc tại đường Lý Thường Kiệt ngày nay, gồm các thành viên :
- La Hối sử dụng piano.
- Vương Quốc Mỹ, Vương Quang, La Gin,Trần Can sử dụng violon.
- Lâm Cự sử dụng bangio alto hoặc accordeon.
- La Xuân, Thái Chí Hải sử dụng bangio.
- Ghibou sử dụng saxophone alto hoặc trompet.
- Lê Văn Miêng, La Thiều sử dụng trống.
- Duy Liễu sử dụng saxophone tenor.
Đồng thời nhạc sĩ La Hối cũng dùng trụ sở này mở lớp dạy ký âm cho thanh niên theo học, có thể gọi đây là lớp dạy tân nhạc đầu tiên tại Hội An”.
La Hối tên thật là La Doãn Chánh, sinh năm 1920 trong một gia đình gốc Quảng Đông đã định cư tại thành phố Hội An từ nhiều đời. Từ nhỏ, ông là một học sinh chăm chỉ, học giỏi hầu hết các môn học và có khiếu đặc biệt về âm nhạc. Năm 14 tuổi, ông đã bắt đầu sáng tác những bản nhạc có giai điệu vui tươi, sôi nổi... Những năm 1936-1938, ông vào Sài gòn để học hết chương trình văn hóa và trau dồi thêm kiến thức về nhạc cổ điển Tây phương. Sau đó, ông trở về Hội An dạy đàn. Năm 1939, ông và một số nhạc sĩ thành lập Hội yêu âm nhạc (Société Philharmonique) và được tín nhiệm giao giữ chức hội trưởng. Ông là người đầu tiên đưa hành khúc cách mạng Việt Nam vào các chương trình hòa tấu và một số nhạc sĩ trẻ đã được ông hướng dẫn về âm nhạc như Dương Minh Ninh, Lê Trọng Nguyễn, Lan Đài.
Trong thời gian dạy nhạc, La Hối có yêu một cô giáo dạy đàn piano. Chuyện tình của hai người rất kín đáo nên ít người biết, ngay cả những người thân trong gia đình ông cũng không nhớ tên cô. La Hối đã gởi tặng hầu hết những sáng tác chưa phổ biến cho người yêu.
Trong giai đoạn Nhật chiếm Trung Quốc, Việt Nam và một số nước Đông Nam Á, phong trào kháng Nhật nổi lên mạnh mẽ trên cả 3 miền đất nước. La Hối đã tham gia tổ chức chống phát xít với bầu nhiệt huyết của tuổi thanh niên. Ông là lãnh đạo nòng cốt chống phát xít Nhật tại thành phố Hội An và vùng phụ cận. Ông đã có nhiều đêm cùng đồng đội thức trắng để in truyền đơn, viết biểu ngữ và lên kế hoạch tập kích quân đội Nhật nên bị hiến binh Nhật ráo riết truy nã. Cuối cùng, tổ chức của ông bị bại lộ và vào một ngày u ám của tháng 3 năm 1945 (ngày 19 tháng 2 năm Ất Dậu), ông bị bắt cùng với 10 thanh niên yêu nước. Sau nhiều ngày bị giam cầm và bị tra tấn dã man, 11 thanh niên yêu nước của Hội An đã bị phát xít Nhật xử bắn, chôn chung trong một huyệt mộ dưới chân núi Phước Tường, phía Tây Nam thành phố Đà Nẵng. La Hối đã hy sinh lúc tuổi đời chỉ mới 25.
Ông sáng tác rất nhiều, nhưng chỉ để lại khoảng 20 tác phẩm. Một số lớn đã bị hiến binh Nhật tịch thu, một số khác do người yêu của ông cất giữ. Những tác phẩm của ông đều xoay quanh đề tài tuổi trẻ và học đường, trong đó bản nhạc “Xuân và tuổi trẻ" vốn là một bản nhạc không lời được sáng tác vào thời kỳ ông bị hiến binh Nhật theo dõi (năm 1944), hoàn cảnh sống rất khó khăn, nhưng đây cũng là nhạc phẩm gây niềm hứng khởi tin yêu cuộc sống. Sau đó, một người bạn gốc Hoa là nhà thơ Diệp Truyền Hoa đã đặt lời Hoa với tiêu đề "Thanh niên dữ Xuân thiên" để phổ biến trong cộng đồng người Hoa ở Hội An.
Năm 1946, khi đến Hội An trình diễn cùng với đoàn ca vũ nhạc Anh Vũ, nhà thơ Thế Lữ, một trong những chủ tướng của phong trào Thơ Mới, đã rất yêu thích giai điệu của “Thanh niên dữ xuân thiên” nên đã xin phép gia đình nhạc sĩ La Hối được viết lời Việt cho nhạc phẩm này.
Nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát đã soạn hòa âm và nhạc sĩ Văn Chung đã soạn vũ điệu cho “Xuân và tuổi trẻ”, khi trình diễn đã làm nức lòng người dân thành phố Hội An.
XUÂN VÀ TUỔI TRẺ
Ngày thắm tươi bên đời xuân mới,
Lòng đắm say bao nguồn vui sống.
Xuân về với ngàn hoa tươi sáng,
Ta muốn hái muôn ngàn đóa hồng.
Ngày thắm tươi bên đời xuân mới,
Lòng đắm say bao nguồn vui sống.
Xuân về với ngàn hoa tươi sáng,
Ta muốn luôn luôn cười với hoa .
Xuân thắm tươi, én tung bay cao tít trời,
Vui sướng đi, cao tiếng ca mừng vui reo
Đừng để lòng thổn thức tình mê đắm
Ta trẻ vui, ta trẻ vui đời xuân thắm tươi.
Xuân thắm tươi, én tung bay cao tít trời,
Vui sướng đi, cao tiếng ca mừng reo
Đừng để lòng thổn thức tình mê đắm
Ta trẻ vui, ta trẻ vui đời xuân thắm tươi.
Vui sướng đi cho đời tươi sáng,
Vui sướng đi cho lòng thêm tươi,
Ta hát ca đón mừng xuân mới,
Ta hát ca cho lòng thêm hăng hái.
Hát vang lên đời ta thắm tươi,
Tiết xuân huy hoàng muôn sắc hoa
Tiết xuân êm đềm muôn tiếng ca
Hát vang hòa lòng thêm hăng hái.
Hát vang lên đời ta thắm tươi,
Tiết xuân huy hoàng muôn sắc hoa
Tiết xuân êm đềm muôn tiếng ca,
Xuân tưng bừng...
Theo : FB Huỳnh Duy Lộc

Ca khúc "Xuân và tuổi trẻ" với giọng ca Ánh Tuyết

Ca khúc “Xuân và tuổi trẻ” với giọng ca Khánh Ly
Ca khúc “Xuân và tuổi trẻ” với giọng ca Thái Thanh
Ca khúc "Xuân và tuổi trẻ" với giọng ca Diễm Liên


Góc Thư giản

Khi thấy chữ nhỏ muốn cho to ra, hãy nhấn vô Ctrl Key (bên trái phía dưới bàn gõ) đồng thời gõ vô Key dấu + (góc phải phía trên). Nếu gõ một lần chữ chưa đủ lớn, thì gõ hai lần, ba lần ...
Ngược lại, Bấm Ctrl KeyKey dấu -( kế góc phải phía dưới ), chữ sẽ nhỏ lại.