Chủ Nhật, 24 tháng 9, 2017

Cách chọn cây cảnh tốt nhất cho mỗi phòng trong nhà

Trồng cây cảnh trong nhà chưa bao giờ là việc dễ dàng, đặc biệt là với những người chưa có kinh nghiệm. Infographic dưới đây sẽ giúp bạn chọn lựa từng loại cây phù hợp cho mỗi phòng và cách chăm sóc tốt nhất.
Yếu tố quan trọng nhất trong việc quyết định nơi đặt cây cảnh là xác định những thuộc tính quan trọng cũng như ý nghĩa của mỗi loại. Ví dụ, cây sanh loại bỏ chất độc và tăng mức oxy, đó là lý do tại sao chúng nên được đặt cho phòng ngủ của bạn. Và vì cây phỉ thúy là biểu tượng cho sự may mắn, hãy giữ chúng ở hành lang để chào đón các vị khách đến chơi nhà bạn.
Theo: Afamily/housebeautiful

Thứ Sáu, 14 tháng 7, 2017

Điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng không dùng thuốc


Tôi bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4-L5 và uống thuốc một năm nay không đỡ. Nếu không mổ, tôi phải điều trị như thế nào?

Tôi 41 tuổi, là nhân viên văn phòng. Cách đây một năm, tôi bị đau nhức ở lưng và tê buốt kéo dài ở chân phải. Ngay cả khi ho hoặc hắt hơi, tôi cũng cảm thấy đau nhói vùng lưng. Chỉ khi nằm nghỉ và uống thuốc giảm đau, mới thấy đỡ. Hiện giờ tôi rất nản vì điều trị lâu không khỏi. Nhiều người khuyên tôi phẫu thuật, nhưng tôi lại sợ mổ. Mong bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị dứt điểm bệnh? (Đức Huy, Hà Nội)
dieu-tri-thoat-vi-dia-dem-cot-song-that-lung-khong-dung-thuoc
Trả lời:
Chào bạn. Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là bệnh lý phổ biến và khó chữa trị. Bạn điều trị một năm không thấy hiệu quả, có thể do chưa tiếp cận đúng phương pháp.
Nguyên nhân xuất phát cơn đau là do đĩa đệm thoát vị chèn ép dây thần kinh, nên thuốc giảm đau, kháng viêm chỉ có tác dụng "khóa bệnh" tạm thời. Hầu hết chúng còn gây tác dụng phụ, ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu sử dụng lâu dài, cơ thể không chỉ lệ thuộc vào thuốc, mà còn có nguy cơ viêm loét dạ dày, suy giảm chức năng gan, thận...
Với trường hợp bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nặng, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật loại bỏ đĩa đệm hoặc thay thế đĩa đệm nhân tạo. Song thực tế ghi nhận đây là phương pháp có hiệu quả thấp, rủi ro và biến chứng cao. Nếu thất bại, người bệnh có thể mất chức năng vận động suốt đời. Ngay cả khi thành công, bệnh nhân cũng cần thời gian khá lâu để có thể đi đứng trở lại, và cơn đau có thể tái phát nhanh sau vài tháng phẫu thuật.
Do vậy, tôi không khuyến khích sử dụng thuốc hay phẫu thuật, mà hướng đến các phương pháp chữa lành tự nhiên, tác động trực tiếp nguyên nhân gây đau. Tôi khuyên bạn nên ngưng uống thuốc giảm đau và tìm đến các liệu pháp điều trị bảo tồn trước. Nếu tiếp cận đúng cách, bạn sẽ nhận thấy các chuyển biến tích cực trong thời gian ngắn điều trị.
dieu-tri-thoat-vi-dia-dem-cot-song-that-lung-khong-dung-thuoc-1
Bác sĩ Wade hướng dẫn bệnh nhân đau lưng điều trị với máy Pneumex PneuBack.
Trị liệu thần kinh cột sống là phương pháp chữa trị được hơn 4 triệu người Mỹ sử dụng. Kỹ thuật không xâm lấn vào cấu trúc bên trong, không gây tác dụng phụ. Bác sĩ chuyên khoa sẽ nắn chỉnh nhẹ nhàng, tác động lực chính xác vào cấu trúc cột sống sai lệch, nhằm giải phóng toàn bộ áp lực đè nén lên dây thần kinh, kích thích cơ chế tự làm lành của cơ thể, giúp cơn đau biến mất tự nhiên.
Với các trường hợp thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng nặng và mất dần khả năng vận động, người bệnh vẫn có cơ hội hồi phục với máy trị liệu phục hồi chức năng Pneumex PneuBack. Phác đồ gồm 7 bước điều trị với 4 loại máy giảm áp trong 4 tư thế khác nhau (đứng, nằm, ngồi, đi bộ). Sau khi điều trị với liệu trình Pneumex PneuBack, bệnh nhân hết đau, có thể khôi phục chức năng và sự linh hoạt của cơ khớp, cột sống.
Thiết bị này đã được đưa về ứng dụng tại phòng khám chuyên khoa xương khớp ACC Việt Nam. Theo dõi lâm sàng tình trạng nhóm bệnh nhân điều trị với Pneumex PneuBack, tôi đánh giá cao hiệu quả mà liệu trình này mang lại. 
Bác sĩ Wade Brackenbury
Phòng khám chuyên khoa Trị liệu Thần kinh Cột sống Hoa Kỳ (ACC)

Thứ Hai, 12 tháng 6, 2017

Bài tập 15 phút trị bệnh cột sống

Chỉ cần dành ra khoảng 15 phút mỗi ngày để tập các động tác kéo giãn cơ lưng, cơ bụng, di động cột sống... sẽ giúp bạn phòng và trị các bệnh liên quan đến cột sống.


Bài tập 1: Kéo giãn cơ lưng bên chân co
bai-tap-cot-song-16_1433927992.png
Nằm ngửa trên giường (hoặc sàn), một chân duỗi thẳng, ngóc bàn chân lên và ấn nhượng chân xuống mặt giường. Chân còn lại co gối, đan hai tay kéo sát gối về hướng ngực, đồng thời hít vào. Sau đó duỗi thẳng chân trở về tư thế ban đầu, đồng thời thở ra. Đổi chân và thực hiện thêm một lần như trên.
Bài tập 2: Kéo giãn cơ lưng 2 bên
bai-tap-cot-song-15_1433928000.png
Kéo giãn cơ lưng.
Co hai chân, đan hai tay kéo sát hai gối về hướng ngực, đồng thời hít vào. Duỗi thẳng hai chân về vị trí ban đầu, đồng thời thở ra.
Bài tập 3: Nghiêng xương chậu ra sau
Co hai gối, đặt hai bàn chân trên mặt giường.
bai-tap-cot-song-13.png
Bài tập cho xương chậu.
- Bài tập nhẹ: Gồng cơ bụng, ấn lưng xuống sát mặt giường, đồng thời hít vào. Sau đó thư giãn cơ bụng, đồng thời thở ra.
bai-tap-cot-song-12.png
- Bài tập tăng tiến: Gồng cơ bụng, ấn lưng xuống sát mặt giường. Nhấc mông lên khi mặt giường, đồng thời hít vào. Từ từ hạ mông xuống, giữ lưng sát mặt giường và thở ra.
Bài tập 4: di động cột sống
bai-tap-cot-song-1.png
Hai tay đan sau gáy hoặc đặt dọc theo thân mình. Ấn lưng sát mặt giường, nhấc mông lên khi mặt giường, đồng thời thở ra. Sau đó ưỡn lưng lênkhỏi mặt giường và ấn mông sát mặt giường, đồng thời hít vào. Động tác này thực hiện luân phiên, không giữ lại.
Bài tập 5: Kéo giãn cơ bên thân mình
bai-tap-cot-song-2.png
Hai tay đan sau gáy hoặc đặt dọc theo thân mình. Nghiêng hai chân sang cùng mộtbên, càng gần mặt giường càng tốt đồng thời hít vào. Sau đó trở về vị thế ban đầu, đồng thời thở ra. Đổi bên và thực hiện như trên.
Bài tập 6: Kéo giãn nhóm cơ dang (mặt ngoài đùi)
bai-tap-cot-song-3_1433928044.png
Động tác giãn cơ dang.
Hai tay đan sau gáy hoặc đặt dọc theo thân mình. Một chân duỗi thẳng và được nâng đỡ trên giường. Chân còn lại giơ cao 45 đ, khép, hơi xoay về phía đối diện, duỗi bàn chân xuống, đồng thời hít vào. Giữ mông bên chân giơ cao sát mặt giường. Giữ thẳng đầu gối rồi từ từ hạ chân xuống, đồng thời thở ra. Đổi chân và thực hiện như trên.
bai-tap-cot-song-4.png
Kéo dãn cơ đầu đùi.
Một chân duỗi thẳng, được nâng đỡ trên giường. Chân còn lại nâng lên cao vuông góc mặt sàn, hai tay ôm lấy mặt sau đùi, đồng thời hít vào. Giữ thẳng đầu gối rồi từ từ hạ chân xuống, đồng thời thở ra. Đổi chân và thực hiện như trên.


Bài tập 7: Kéo giãn cơ tam đầu đùi (mặt sau đùi)
bai-tap-cot-song-4.png
Kéo dãn cơ đầu đùi.
Một chân duỗi thẳng, được nâng đỡ trên giường. Chân còn lại nâng lên cao vuông góc mặt sàn, hai tay ôm lấy mặt sau đùi, đồng thời hít vào. Giữ thẳng đầu gối rồi từ từ hạ chân xuống, đồng thời thở ra. Đổi chân và thực hiện như trên.
Bài tập 8: Tập mạnh cơ bụng
Hai tay đan sau gáy hoặc đặt dọc theo thân mình. Lưng giữ sát mặt giường.
bai-tap-cot-song-6.png
Bài tập cơ bụng nhẹ.
- Bài tập nhẹ: Co hai chân, bàn chân nhấc lên khỏi mặt giường. Co và duỗi chân như động tác đạp xe. Luân phiên hai chân, hít vào thở ra đều đặn.
bai-tap-cot-song-9.png
Tập cơ bụng vừa.
- Bài tập vừa: Co hai chân, bàn chân nhấc lên khỏi mặt giường, đưa hai gối về hướng ngực, đồng thời hít vào. Duỗi thẳng hai gối về tư thế ban đầu, đồng thời thở ra.
bai-tap-cot-song-5.png
Tập cơ bụng mạnh.
- Bài tập mạnh: Giơ cao hai chân, hướng lòng bàn chân lên trần nhà, đồng thời hít vào. Hạ hai chân về tư thế ban đầu, đồng thời thở ra.
Bài tập 9: Tập mạnh cơ lưng
bai-tap-cot-song-7.png
Tập mạnh cơ lưng.
- Bài tập vừa: Đặt hai tay dọc theo thân mình hay đan sau gáy. Nâng đầu và ngực lên khỏi mặt gường, đồng thời hít vào. Hạ người xuống trở về tư thế ban đầu đồng thời thở ra.
bai-tap-cot-song-8.png
Vận động mạnh cơ lưng.
- Bài tập mạnh: Thẳng hai tay về phía trước hay đan sau gáy. Nâng đầu và ngực lên khỏi mặt giường, đồng thời hít vào. Hạ người xuống trở về tư thế ban đầu, đồng thời thở ra.
Bài tập 10: Di động cột sống
bai-tap-cot-song-14.png
Di động cột sống.
Hóp bụng lại, đồng thời hít vào. Uốn cong lưng lên phía trên và cúi đầu xuống. Ngẩng đầu lên và hạ lưng xuống, đồng thời thở ra. Lưu ý: Không di chuyển tay và chân khi thực hiện bài tập. Động tác này làm luôn phiên, không giữ lại.
Bài tập 11: Giữ thăng bằng và tập mạnh nhóm cơ lưng
bai-tap-cot-song-10.png
Giữ thăng bằng.
Tay phải đưa thẳng về phía trước và hướng lên trần nhà. Chân trái duỗi thẳng ra sau và hướng lên trần, mắt nhìn theo tay, đồng thời hít vào. Hạ tay và chân xuống về tư thế ban đầu, đồng thời thở ra. Tiếp tục đổi bên và thực hiện như trên.
Bài tập 12: Kéo giãn nhóm cơ lưng
bai-tap-cot-song-11.png
Kéo dãn nhóm cơ lưng.
Ngồi trên hai gót. Mông giữ trên gót. Cúi đầu sát mặt giường, cúi người về phía trước. Hai tay trượt trên mặt giường hướng tới phía trước. Hít vào thở ra đều đặn.
Thi Ngoa
Xem thêm : 


Thứ Bảy, 29 tháng 4, 2017

6 bài tập tay giảm đau khớp tay

Hàng ngày phải thường xuyên làm việc như đánh máy tính, lau dọn nhà cửa, nấu ăn… khiến nhiều người bị tê cứng các ngón tay, bàn tay hay còn gọi là viêm khớp dạng thấp mà không hề hay biết.
Họ cho rằng những triệu chứng đó là bình thường và có thể vẫn chịu đựng được.
Viêm khớp dạng thấp (RA) là căn bệnh mà hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ gây ra tổn thương lên một số khớp. Đầu tiên là ở ngón tay, sau đó lan ra các khớp khác.
“Ngón tay và ngón chân thường bị đau trước. Vì vậy, khi có triệu chứng đau ở các bộ phận này, người bệnh phải có phương pháp điều trị kịp thời, để tránh lây lan sang các khớp khác.
Bài tập tay có thể cải thiện phạm vi vận động, linh hoạt và dẻo dai cho đôi bàn tay”, Eric Matteson, giáo sư thuộc Bệnh viện Mayo Clinic (Mỹ) cho biết.
Theo kết quả công bố vào năm 2015 trên tạp chí The Lancet (Anh), các bài tập tay phù hợp có thể làm gia tăng hiệu quả điều trị và cải thiện chức năng bàn tay ở bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp.
Trước khi thực hiện các bài tập này, những người mắc viêm khớp dạng thấp có thể ngâm tay trong nước ấm để giảm đau và mang lại hiệu quả cao hơn.
Bài tập 1: Uốn ngón tay
Giơ bàn tay thẳng lên với tư thế thoải mái, gập ngón cái vào lòng bàn tay sao cho đầu ngón cái chạm vào phần cuối của ngón út.
Trong trường hợp ngón tay cái không thể chạm vào được, hãy cố duỗi ngón cái càng xa càng tốt. Sau đó đưa ngón cái trở lại vị trí bắt đầu. Lặp lại động tác này nhiều lần với mỗi bàn tay.
Bài tập 2: Gập khớp tay
Bạn có thể làm bài tập này dễ dàng bất cứ lúc nào tay bạn cảm thấy các ngón tay của mình bị tê cứng. Vẫn bắt đầu bằng cách giơ tay trái lên thẳng.
Giữ bàn tay và các ngón tay áp sát thẳng vào nhau. Gập các khớp cuối và khớp giữa của các ngón. Giữ thẳng các khớp ngón tay. Chuyển động từ từ và nhẹ nhàng, đưa bàn tay trở lại tư thế bắt đầu.
Mỗi bài tập, phải lặp đi lặp lại nhiều lần và đổi tay.
Bài tập 3: Nắm bàn tay
Để thực hiện bài tập này, bạn cần một mặt phẳng để đặt bàn tay lên sao cho cẳng tay, cổ tay và bàn tay nằm trên cùng một đường thẳng, ngón tay duỗi thẳng và áp sát nhau.
Sau đó, các ngón tay gập vào nhau thành nắm đấm hờ, tuyệt đối không nắm chặt. Cử động từ từ và nhẹ nhàng, đưa bàn tay trở về tư thế ban đầu và sau đó làm lại động tác này hiều lần cho mỗi bàn tay.
Bài tập 4: Vòng tay chữ C
Giữ bàn tay và các ngón tay thẳng và khép vào nhau. Nhẹ nhàng uốn cong các ngón tay thành hình chữ C giống như khi cầm lon bia hoặc chai nước. Cử động từ từ và nhẹ nhàng, đưa bàn tay trở về tư thế ban đầu.
Lặp đi lặp lại động tác nhiều lần và đổi tay.
Bài tập 5: Vòng tay chữ O
Bắt đầu với bàn tay giơ thẳng lên, sau đó nắm tay vào hình thành dạng chữ “O” bằng cách chạm ngón tay cái vào từng ngón tay. Cử động từ từ và nhẹ nhàng.
Sau đó, tiếp tục đưa ngón tay cái lần lượt chạm vào ngón trỏ, ngón giữa, ngón đeo nhẫn và ngón út. Làm lại động tác này nhiều lần với mỗi tay. Bạn có thể tập động tác này bất cứ khi nào tay của bạn bị đau và cứng.
Bài tập 6: Di chuyển ngón tay
Đặt bàn tay lên một mặt phẳng, lòng bàn tay úp xuống. Di chuyển ngón trỏ về phía ngón tay cái. Tiếp tục với ngón giữa, ngón đeo nhẫn và ngón út. Tập đi tập lại nhiều lần và sau đó đổi tay.
* Theo Mayoclinic

Thứ Ba, 4 tháng 4, 2017

Chứa 20 kháng sinh, 12 chất chống ung thư… tác dụng của nghệ vượt ngoài mong đợi

Từ 4.500 năm trước, nghệ đã được sử dụng chủ yếu ở châu Á cả trong nấu ăn và điều trị nhiều chứng bệnh từ tiêu hóa, khớp… đến vết thương ngoài da. Ngày nay, nghệ là dược liệu tiềm năng trong trị ung thư, bệnh tim, vẩy nến, Alzheimer…
Tổ chức Arthritis Foundation báo cáo rằng nghệ có thể làm giảm đau đớn và cải thiện chức năng lâu dài cho những người bị viêm khớp.
Thành phần:
1/2 muỗng cà-phê bột nghệ
1/2 chén sữa dừa
1 muỗng canh dầu dừa
Mật ong tạo vị ngọt
Phụ nữ mang thai không nên dùng sản phẩm từ nghệ (Ảnh: Internet)
Các chuyên gia đã tìm thấy trong nghệ ít nhất 20 loại kháng sinh, 14 chất phòng ung thư, 12 loại chất bài trừ khối u và ít nhất 10 chất chống oxy hóa mạnh mẽ. Do đó khả năng chống oxy hóa, kháng viêm kháng khuẩn, diệt virus và kìm hãm ung thư được đánh giá rất cao.

Công dụng của nghệ rất phong phú

Chất curcumin rất tốt cho điều trị ung thư, nó tiêu diệt các tế nào ung thư mà không làm tổn thương các tế bào bình thường. Đồng thời có thể làm tăng hiệu quả của hóa trị và xạ trị.
BS. Saraswati Sukumar, chuyên về ung thư tại Đại học Johns Hopkins đã tham gia vào hàng trăm nghiên cứu về tác động của nghệ đối với bệnh ung thư. Cô đã phát hiện ra rằng ăn nghệ được chế biến trong thực phẩm cung cấp nhiều lợi ích hơn là uống curcumin.
Nghệ có thể làm giảm cortisol, một hormon stress gây căng thẳng và làm tăng cường lượng serotonin, chất dẫn truyền thần kinh liên quan đến cảm giác hạnh phúc. Hơn nữa đây là loại thuốc chống trầm cảm an toàn và có thể dùng lâu dài.
Người già ở Ấn Độ thường xuyên dùng nghệ trong các bữa ăn và họ có tỷ lệ mắc Alzheimer thấp nhất trên thế giới. Chất turmerone trong nghệ sẽ kích thích sự sản xuất các nơ-ron thần kinh mới, thúc đẩy quá trình não tự sửa chữa. Nhờ vậy, turmerone có tác dụng tích cực đối với một loạt các bệnh thoái hóa não như Parkinson, tổn thương não do chấn thương, đột quỵ…
Sử dụng nghệ như thế nào?
Hoạt chất quan trọng nhất trong nghệ là curcumin nhưng dưới dạng bột nghệ lại nó rất khó hấp thụ. Tuy nhiên, khi têm hạt tiêu đen, chất piperine trong hạt tiêu đen làm tăng sự hấp thụ lên tới 2o lần. Curcumin hòa tan trong chất béo nên khi nấu nghệ với dầu sẽ tăng cường hiệu quả hấp thụ lên đáng kể.
Người dân ở Okinawa, Nhật Bản có tuổi thọ rất cao, trung bình là 81,2 năm. Lý do có thể là vì họ uống một lượng lớn trà nghệ. Khi đun sôi nghệ với nước trong 10 phút làm tăng độ hòa tan của curcumin lên đến 12 lần. Bạn chỉ cần cho 1/2 thìa bột nghệ vào 1 cốc nước sôi và đun nhỏ lửa trong 10 phút nhưng trà nghệ thì rất đắng, không phải ai cũng có thể dễ dàng uống.
Tuy nhiên bạn có thể nấu cho mình món sữa nghệ dưới đây, đảm bảo vừa khỏe mạnh lại vừa ngon.
Sữa nghệ
1/2 chén nước
Cách chế biến:
Đun nước sôi, thêm bột nghệ và đun nhỏ lửa trong 10 phút. Thêm sữa dừa và dầu dừa, đun cho ấm lên rồi thêm mật ong để thưởng thức.
Bạn có thể thay đổi các thành phần cho hợp với khẩu vị, có thể thay thế sữa thường hay bơ cho sữa dừa, miễn là có chứa chất béo.
Liều dùng nghệ
Theo hướng dẫn về Y học Bổ sung và Thay thế của Đại học Maryland, khuyến nghị liều lượng nghệ cho người lớn:
Củ nghệ tươi: 1,5-3 gam mỗi ngày
Bột nghệ: 1-3 gram mỗi ngày
Chiết xuất chất lỏng (1: 1): 30-90 giọt mỗi ngày
Liều bột curcumin được khuyên dùng để bổ sung là 400-600 mg, 3 lần mỗi ngày. Nên dùng các sản phẩm được chuẩn hóa có 95% curcumin có chứa piperine hoặc chiết xuất hạt tiêu đen.
Tác dụng phụ va những người nên tránh sử dụng
Sử dụng nghệ làm gia vị trong chế biến thực phẩm được coi là an toàn. Hầu như nghệ không mang đến tác dụng phụ nào. Tuy nhiên, với thực phẩm chức năng từ nghệ thì có khá nhiều các phản ứng phụ, tương tác thuốc và cảnh báo có thể xảy ra.
Các chuyên gia khuyên những nhóm người dưới đây không nên uống curcumin hoặc thực phẩm chức năng từ nghệ:
Phụ nữ đang mang thai hoặc đang muốn thụ thai
Người bệnh ung thư về sinh sản, lạc nội mạc tử cung, hoặc u xơ tử cung.
Bệnh sỏi mật hoặc bệnh túi mật. Củ nghệ có thể làm các vấn đề tồi tệ hơn.
Người chuẩn bị qua phẫu thuật trong hai tuần tới. Củ nghệ làm tăng nguy cơ chảy máu.
Người đang dùng thuốc làm chậm đông máu như aspirin, clopidogrel, diclofenac, ibuprofen, naproxen và warfarin. Củ nghệ làm tăng nguy cơ bầm tím và chảy máu.
Nếu bạn bị trào ngược dạ dày, loét, hoặc các vấn đề về dạ dày khác mà đang sử dụng thuốc tây.
Bạn dùng thuốc để giảm acid dạ dày. Củ nghệ có thể can thiệp vào các hoạt động của thuốc như Zantac, Tagamet, và Nexium, làm tăng sản xuất acid dạ dày.
Bạn uống thuốc tiểu đường. Củ nghệ làm tăng nguy cơ hạ đường huyết (đường trong máu thấp).
Bạn bị thiếu chất sắt. Củ nghệ có thể ngăn sự hấp thu sắt.
Hy vọng rằng bài viết này có thể cung cấp những kiến thức hữu ích cho bạn để duy trì sức khỏe và phòng chống bệnh cho cả gia đình.
Theo wisemindhealthybody
Tân Hạ

Chủ Nhật, 2 tháng 4, 2017

THÁNG TƯ NHỚ NHÀ - Vĩnh Hảo


Dọc suốt hai bên xa lộ, trên những cánh đồng hoang, trên những triền núi đổ xuống thung lũng, và đây đó nơi những khu vườn nhỏ nép bên đường, hoa bướm, cúc dại, cúc vạn thọ, cho đến thủy tiên vàng, và nhiều loài hoa dại khác đã cùng trổ sắc vươn lên, chào đón mùa xuân mới. Từ vệ đường, vươn khỏi những ngọn lá xanh mướt là những cánh hoa vàng, đặc biệt là bồ-công-anh, như hàng triệu mặt trời nhỏ, tủa cánh mạnh mẽ, vàng rực, sáng cả một vùng trời đất (*). Nắng ấm mùa xuân tưởng chừng như tô thêm sắc vàng óng ả cho muôn hoa. Xuân trên đồng hoang, hoa vàng, hoa trắng trải dài bất tận.
Lòng bình yên, vô sự, không gì thôi thúc nơi chốn về. Dừng xe bên đường, nơi doi đất nhô ra biển, tận hưởng vẻ phong quang tươi nhuận của mùa mới. Những cây bồ-công-anh trổ hoa từ tháng trước nay đã trổ trái cầu trắng, mọc tràn lên mép đường gần bãi đậu xe. Gió biển lồng lộng thổi vào từ khơi xa, lùa những hạt mầm màu nâu với đôi cánh trắng như thiên thần, mang đi. Các thiên thần mỏng mảnh từ đất hóa sinh, lơ lửng bay theo gió rồi đáp vu vơ đâu đó trên các triền đồi.

Tháng Tư đã về. Đứng nơi bờ đông, nhớ bờ tây biển Thái Bình.
Bờ tây, tháng Tư năm ấy, đã có những cuộc di tản vĩ đại. Gia đình ông-bà cha-mẹ, vợ-chồng, con-cái, hớt ha hớt hải, dắt díu nhau, tuôn theo dòng người hỗn loạn. Lên tàu, xuống ghe, đáp máy bay, đón xe đò, thậm chí bằng xe máy ba bánh, hai bánh, xe đạp, và chạy bộ, chỉ mong ra khỏi nơi chôn nhau cắt rốn, nơi có mồ mả và bàn thờ tổ-tiên. Lo sợ gì đây? Giặc ngoài xâm lăng hay giặc cướp vào làng đốt phá mà phải rùng chạy kinh hoàng?
Bờ tây, biển ấy, từ tháng Tư năm đó, đã có những cuộc ra đi trong đêm, không hẹn ngày về. Cha già đốt thuốc trầm tư. Mẹ hiền chắp tay nguyện cầu. Ngày tháng mất tên, mất dấu. Đại dương một màu đen nghịt, làm nấm mồ vô chủ bao la nuốt chửng những oan hồn bơ vơ tuyệt vọng.
Bờ tây, dải đất ấy, có những ngôi nhà xưa với người mới, con đường cũ thay tên, người thân quen ngày một thưa thớt, ra đường ai cũng là khách lạ, cúi mặt không dám nhìn nhau. Trời vẫn xanh như xưa, đất vẫn vàng như xưa, mà mắt người sao chỉ nhìn ra màu tăm tối.
Trên đất ấy, từ ngày tháng nầy năm ấy, bỗng xuất hiện hàng loạt những kẻ vong thân, không còn biết hay nhớ nguồn cội và căn tính của mình; rồi những kẻ nầy lại sản sinh hàng loạt những kẻ sắt đá vô cảm, đặt lên những bệ cao của thang bậc cuộc đời. Buông cuốc cầm cân, chân lấm lên bàn khua mệnh lệnh. Tham lam. Kiêu hãnh. Mặc nhiên tọa hưởng những phúc lợi không giới hạn, vượt khỏi tầm ước mơ nhỏ bé của hàng triệu người chung quanh.
Ôi, ước mơ của những người cùng đinh đói khổ! Ước mơ gì? Hạt gạo, củ khoai, miếng vải nhỏ đủ che thân đứa con thơ dại. Lang thang tìm việc, bỏ bút cầm rựa, lên rừng tìm miếng ăn, mắt mờ đục, ngày cũng như đêm, không còn nhìn thấy gì ngoài vực thẳm tối đen.
Rồi có những thiền sư từ ngày tháng năm ấy, trong đại định mà cảm nhận được nỗi thống khổ của sinh dân… xếp bồ-đoàn, cất mõ chuông, lặng lẽ đi vào dòng đời uế tạp: hòa nỗi đau với người đói khổ, chia nỗi nhục với kẻ trắng tay. Tường rêu gõ nhịp (**), kẻ sĩ trầm ngâm, nghe sâu tiếng khóc quê hương vẳng theo tiếng khua xiềng xích lao tù. Những giọt lệ mặn của bao sinh linh rơi dài và khô nhanh dưới trời hồng. Vị mặn của đại dương thì giống, dung tích của đại dương có thể so, nhưng làm sao đong lường được nỗi thống khổ và uất hận triền miên của bao lớp người, bao thế hệ già-trẻ đã thay nhau đứng dậy, thay nhau nằm xuống, những mong bồi đắp cho ước vọng an vui, thanh bình của người sau.
Suốt mười năm, hai mươi năm, ba mươi cho đến bốn mươi năm như thế… bờ tây ấy, bãi biển kia, vẫn là bãi bờ nuôi dưỡng bao đời sống của con dân da vàng, từ thôn quê đến thành thị, từ ruộng nương ra ngư trường, nhưng đất càng lúc càng đen, biển mỗi ngày mỗi đỏ, đồng bằng khô cháy, cá chết giạt bờ, mù mịt khói bụi lấp cả mây xanh. Đất trời mênh mông mà nay sao chật hẹp, còn lối nào để đi, còn hơi nào để thở! Từng đêm chong mắt nhìn tận chân trời góc bể, nhìn nước non xa khơi nghìn trùng. Ôi, nước còn hay mất mà lòng đau như kẻ vong quốc, vong gia!
Tháng Tư, nhớ nhà. Nhớ con đường mẹ dẫn con đi đến trường mẫu giáo ê a học vần. Nhớ con đường mẹ đưa con lên ngôi chùa trên đồi cao có quả chuông thật lớn. Trường kia không còn. Chùa xưa, lầu chuông gác trống, cũng đã thay áo mới, mất rồi vẻ phong rêu. Nhưng chuông thì còn trên đồi cao ấy; ngày đêm vẫn từng hồi vọng tiếng ngân dài đến nhân sinh.
Tháng Tư, đã hơn bốn mươi năm, qua rồi những hoài vọng một thời tuổi trẻ như hải triều cuồn cuộn chồm tới mây xanh. Giờ nầy, đứng đây, nơi bờ đông ngóng mắt xa nhìn bờ tây. Tóc phai như những quả cầu trắng, chen giữa rừng hoa bồ-công-anh vàng rực, bạt ngàn. Gửi ước nguyện Thái Bình theo những cánh thiên thần nhỏ, bay đi, bay đi…
California, viết cho tháng Tư, 2017
Vĩnh Hảo
(www.vinhhao.net)
(*) Các loài hoa trong bài: hoa bướm (pansy), cúc dại (daisy), cúc vạn thọ (marigold), thủy tiên vàng (daffodil), bồ-công-anh (dandelion) đều là những hoa nở vào mùa xuân, từ giữa tháng 3 đến giữa tháng 4 dương lịch tại miền nhiệt đới California, Hoa Kỳ. Hoa bồ-công-anh tủa cánh vàng rực, khi hoa tàn, kết thành một trái cầu với nhiều cánh trắng, mỗi cánh mang đi một hạt mầm, bay theo gió, gieo khắp nơi.
(**) “Ngón tay nào gõ nhịp xuống tường rêu” (Tôi Vẫn Đợi, thơ Tuệ Sỹ).

Thứ Năm, 23 tháng 3, 2017

TU TRONG CUỘC SỐNG ĐỜI THƯỜNG

tu trong cuoc songKhi nói đến chữ tu, nhiều người cứ nghĩ rằng việc ấy không dành cho mình mà chỉ dành cho những người đầu tròn áo vuông ở chùa kia. Với họ, tu là công việc của những người thật là thánh thiện chứ không phải dành cho người phàm như chúng ta. Trong suy nghĩ của họ, tu là phải lánh đời, tìm một nơi yên tĩnh, tránh xa đời sống xã hội ồn náo mà không quan tâm đến nỗi khổ niềm đau của người khác.

Thế nhưng, chữ “tu” đúng nghĩa theo đạo Phật có phạm vi rất rộng và thoáng. Dù rằng từ khi mới lập đạo, Đức Phật vẫn khuyên các đệ tử tìm nơi thanh vắng để nuôi dưỡng và phát triển sự an tịnh của tâm, nhưng không vì thế để trở thành người tách rời cuộc sống. Đức Phật ra đời vì sự an lạc hạnh phúc cho mọi người, nên con đường Ngài tu tập và chủ trương không thể nào đi chệch hướng chủ đạo này. 

Trên cơ sở đó, dù người nào tìm một nơi thanh vắng để tu, nhất định họ sẽ có cách chia sẻ thành quả tu tập của mình để giúp người khác sống an vui, hạnh phúc một cách thiết thực chứ không hề thờ ơ, sống ích kỷ với cuộc đời. Một số người khác thì quan niệm, tu là phải có thần thông, khả năng thể hiện khác người mới được. Cứ thế, khái niệm “tu” dường như xa lạ với người bình thường trong cuộc sống này. 

Thế nhưng, Hòa thượng Nhất Hạnh từng phát biểu rằng “không quan trọng là bạn đi trên nước hay đi trên hư khôngThần thông thật sự là đi trên mặt đất”. Câu này rất gần với lời Phật nói trong Trường bộ kinh, số 11: kinh Kevaddha rằng, Ngài chỉ xem giáo hóa người khổ đau thành hạnh phúc, xấu thành tốt, dữ thành hiền mới thật sự là thần thông. Nói cách khác, làm cho bản thân mình và giúp cho ai đó chuyển hóa từ chưa tốt đến tốt để trở thành con người với các phẩm chất thiện lành là thần thông vĩ đại nhất không chỉ Đức Phật và nhiều người khác cũng có thể làm được.Không cần cạo tóc rời gia đình vào chùa mặc áo nâu sồng, không cần thần thông biến hóarất đỗi đời thường, ai trong chúng ta vẫn có thể tu được. Chữ “tu”, theo cách Đức Phật đề cập đến trong giáo lý của Ngài, rất gần gũi với chúng ta như cơm ăn, nước uống, khí trời để thở vậy. Ta hãy đặt mình vào sự tu tập trong một ngày bình thường xem sao.

Thức dậy với tâm niệm lành

Ý niệm đầu tiên mỗi sớm mai thức dậy là tự nhắc mình, làm thế nào để có thể nuôi dưỡng một trái tim thiện lành? Nếu chỉ nói với chính mình hay ta nói với người khác rằng, “ta nên tử tế, ta nên yêu thương, ta không nên thế này, mà nên thế nọ”, thật ra, là một cách nói suông, sẽ không có tác dụng gì với việc nuôi lớn tâm thiện lành của mình cả. Ta cần phải biết cách thực hànhchuyển hóa tâm thức một cách thiết thực chứ không phải là lý thuyết với những lời đẹp đẽ mang tính hình thức

Con người không thể nào trở nên bình an hơn, thế giới này không thể trở nên tốt hơnnếu ta cứ ngồi đó suy nghĩ, tưởng tượng, nói suông mà không hành động để hiện thựchóa thiện chí của mình. Ta cần phải thật sự muốn phát triển tâm thiện lành qua các ngạch lời nói và hành động. Khởi niệm thiện lành là việc làm đầu tiên vào buổi sáng, trước khi nghĩ đến sáng nay mình ăn gì, mình sẽ có cuộc gọi đầu tiên trong ngày với ai, công việc nào cần làm ngay khi đến cơ quan là gì... 

Ý niệm đầu tiên trong ngày ấy là chất liệu nuôi dưỡng lời nói và hành động rằng, “Ngày hôm nay, trong khả năng có thể, tôi sẽ không làm tổn thương đến ai. Tôi sẽ nỗ lực làm cái gì đó đem lại lợi ích cho người khác. Hôm nay, nếu có cơ hội, tôi sẽ làm tất cả những gì trong khả năng để đem lại an vui, hạnh phúc lâu dài cho tất cả chúng sanh”. 

Khởi đầu một ngày mới bằng động cơ tích cực như thế từ nguồn tâm yên tĩnh và nhu nhuyến quả là tuyệt vời. Nếu có một quyết định rõ ràngdứt khoát vào buổi sáng sớm như vậy, năng lượng viên mãn đầu ngày đủ để nuôi dưỡng ý niệm này trong suốt một ngày. Sau khi khởi tâm như vậy, ta nhẹ nhàng rời giường, bước xuống đất từng bước chân thanh thản với tâm an tịnh. Sau khi vệ sinh cá nhân, ta bắt đầu thực hành thiền. Ngồi thiền vào thời điểm này có kết quả cao nhất, tâm dễ an tịnh nhất sau khi thân được nghỉ ngơi qua một đêm dài và đang trong tình trạng tỉnh táo nhất.

Thực hành thiền tại nhà

Như các bài tập thể dục rèn luyện thân thể, tập đều đặn mỗi ngày mới có kết quả. Thiền - cách rèn luyện thân tâm - cũng phải như thế. Thiền cần phải thực hành thường xuyênmỗi ngày như một phần không thể thiếu trong cuộc sống mới có kết quả tốt đẹp. Thật ra, chỉ những người nào thực hành thiền nghiêm túc mới cảm nhận được lợi ích của phương pháp luyện thân-tâm đặc biệt này, từ đó ta mới trân trọng dành cho hoạt độngnày một khoảng thời gian nhất định trong ngày. 

Với những ai không thực hành mà suy đoán, tưởng tượng, hình dung thì không bao giờ có thiện chí đưa hoạt động này vào trong nếp sinh hoạt hàng ngày vì những người này chưa từng biết đến lợi ích của thiền. 

“Thiền à? Tôi không có thời gian đâu mà ngồi yên đó thở phì phò. Tôi còn phải chạy chợ để kiếm cơm cho cả gia đình này” là cách họ quen nghĩ, nói và làm. 

Thật ra, họ có thời gian xem ti-vi, tán gẫu với bạn bè hàng tiếng đồng hồ, họ thường xuyên dành thời gian để dạo các khu mua sắm, đi siêu thị và các khu giải trí. Ở nhà thì không biết bao nhiêu lượt họ xuống tủ lạnh lấy đồ ăn vặt, khi thì món này, lúc thì món khác, nhưng hễ nói đến thực hành thiền thì họ không hề có thời gian

24 tiếng đồng hồ trong ngày có thể tiêu tốn vào bao việc khác, nhưng tuyệt nhiên không có tí thời gian nào cho thiền định. Chỉ khi nào ta thấu hiểu được kết quả tuyệt vời của thiền, hẳn cho nó một vị trí xứng đáng. Một khi hành thiền trở thành hoạt động ưu tiêntrong cuộc sống, ta sẽ biết cách phân phối thời gian và lúc này, không còn viện cớchắc chắn ta sẽ có thời gian cho thiền. Ta biết nuôi thân ngày ba bữa chính và nhiều bữa phụ thì cũng nên nghĩ đến việc nuôi tâm bằng các thời hành thiền vậy. Nhận ra điều này, chúng ta liền có thời gian từ việc cắt giảm thời gian xem ti-vi, mua sắm, hội họp bạn bè bù khú vui chơi để hành thiền. Khi biết quan tâm, chăm sóc tâm và dành một sự trân trọng đáng có cho đời sống tâm linh, nghĩa là ta biết tôn trọng mình với tư cách một chúng sanh biết hướng thiện.

Khi nhận ra sự cần thiết của việc hành thiền là lúc bạn có thể bắt đầu. Ý niệm đầu tiên trong ngày là rải tâm từ đến tất cả chúng sanh và mong muốn nhiều người có được an lạclợi ích từ việc thực hành thiền, rồi chính thức thực hành thiền thở. Ngồi tĩnh lặng, cảm nhận hơi thở vô và ra, ý thức được hơi thở đang thấm nhuần khắp cơ thể và nuôi sống từng tế bào, bạn sẽ cảm thấy khoan khoái, khinh an. Chỉ thuần túy chú tâm vào hơi thởan trú tâm ngay trong hiện tại, một cách tự nhiên, các ý tưởng lăng xăng dần tự lắng xuống, bạn chỉ còn cảm nhận hơi thở. Ai cũng có thể sắp xếp và thức dậy sớm để hành thiền, kể cả những người có con nhỏ, nếu chúng ta nỗ lực và kiên trì

Chúng ta có thể dậy sớm hơn và thực hành thiền khi con trẻ còn đang ngon giấc. Thời điểm ấy, không gian còn yên tĩnh ta dễ dàng trú tâm hơn. Thực hành thiền không khó, cái khó là làm sao duy trì sự chú tâm trong mỗi lần ngồi thiền và làm thế nào duy trì sự thực hành này để trở thành nếp như một phần không thể thiếu trong cuộc sống thường ngày của mình. Thế nhưng, ai bước đầu hành thiền cũng phải trải qua giai đoạn khó khăn khi tâm ý cứ lăng xăng mà không chịu dừng trụ một chỗ, lúc thì gật gù buồn ngủ cố mở mắtkhông ra. Bạn không là ngoại lệ nếu gặp các trạng thái này. Không phải lo, cứ kiên trì, mọi thứ cần có thời gian để đi vào quy trình ổn định của nó và hành thiền cũng vậy.

Nếu khéo hướng dẫn, cha mẹ có thể giúp con em mình học cách ngồi thiền để cùng ngồi với cha mẹ. Khi ý thức cha mẹ cần không gian yên tĩnh khi ngồi thiền, các em biết tôn trọng không gian yên tĩnh của cha mẹ mà không gây tiếng động ồn ào. Các em trở nên tinh tế hơn, biết tôn trọng người khác hơn với cách thẩm thấu tự nhiên này. Đây là cách giáo dục vô cùng hiệu quả mà ngay cả cha mẹ cũng không nghĩ đến. 

Ngược lại, nếu cha mẹ cứ lăng xăng bù khú bạn bè, nói chuyện điện thoại với nội dung vô bổbàn luận những điều nhảm nhí, hay dành hàng giờ ngồi trước ti-vi thì con cái cũng sẽ làm y như vậy. Học bằng cách bắt chước là cách học nhanh nhất. Chúng ta muốn con em mình học theo cách nào? Nếu quan tâm đến con em mình đúng nghĩa, trước hết hãy quan tâm đến chính bản thân mình để duy trì một lối sống lành mạnh, cân bằng để đem lại lợi ích thiết thực và lợi ích lâu dài cho bản thân mình.

Vừa làm việc nhà vừa tu

Dù làm công việc gì trong xã hội, bạn cũng có một khối công việc nhà nhất định nào đó cần phải làm. Việc nhà là những việc không tên tuổi, cứ làm hoài, thời gian hết mà việc vẫn còn. Chính vì lẽ đó, một tâm lý thường tình là ta dễ bực bội, cáu gắt vì mệt mỏicăng thẳng mỗi khi vật lộn với mớ công việc, không còn thời gian nghỉ ngơi. Ta cứ ráng, rồi lại ráng nhưng hiệu quả công việc không cao, tâm lý cứ nặng nề mỗi ngày. Mọi việc sẽ khác đi rất nhiều nếu ta biết “tu” trong hoàn cảnh này. 

Cuộc sống là của mình, nên ta có quyền chọn cách sống như thế nào. Với công việc nhà, đừng quá ôm đồm mà chia công việc hợp lý theo thứ tự ưu tiên, phải hoạch địnhnhững việc cần làm trong đầu, việc nào quan trọng và cấp bách thì ta làm trước. Xong việc này, ta bắt đầu việc khác trong sự điềm tĩnh, nhẹ nhàng.

Một trong những cách tự nhiên nhất để thư giãn tâm trí mình, đồng thời tập con em chúng ta dần quen với đạo là vừa làm việc nhà, chúng ta vừa mở nhạc đạo, cho các em cùng nghe để tinh thần thoải mái hơn trong lúc làm việc. Những lúc rảnh rỗi, các bậc phụ huynh cho các em nghe các bài nhạc đạo và dạy các em hát những bài đạo ca có giai điệu vui tươi và lời đơn giản dành cho trẻ là cách để cả cha mẹ và con cùng tu. Rất nhiều em học giỏi tiếng nước ngoài qua việc nghe nhạc đó thôi. Tương tự như vậy, các em sẽ hiền lành, thuần thiện hơn khi những lời ca chuyển tải giá trị đạo đức ướp đẫm tâm hồn các em thường xuyên

Các bậc phụ huynh có thể nhờ các em giúp một vài việc nho nhỏ khi đang lau quét bàn thờ Phật, hoặc rủ các em cùng ngồi thiền, đưa ra những câu hỏi đơn giản kích thích sự tò mò của các em về Đức Phật và những điều căn bản trong đạo Phật, kể các em nghe những mẩu chuyện đạo đức Phật giáo đơn giản trong tầm hiểu biết của các em… Nếu kết hợp nhuần nhuyễn, chúng ta có thể vừa làm việc nhà, vừa dạy con, vừa tu, vừa thư giãn và mỗi ngày sống đều tròn đầy ý nghĩa.

Thêm vào đó, ta nên dành một khoảng thời gian nhất định trong ngày để nghe pháp, đọc sách Phật pháp. Đừng cố gồng hay buộc mình phải nghe cho hết thời pháp nào đó, mà có thể dừng bất cứ lúc nào, cứ nghe pháp như một cách thưởng thức trong tinh thầnthoải máiChúng ta nên tiếp cận Phật pháp như một kênh thông tin thời sự bình thường. Nếu cảm thấy lợi ích từ việc nghe pháp, ta nên duy trì mỗi ngày và dành thời gian nhiều hơn, nghe có chủ đích và định hướng hơn. Mưa dầm thấm lâu, đến một lúc nào đó, khi thời duyên chín muồi, bạn sẽ ngạc nhiên khi pháp được đón nhận như một loại nhạc nền cho tất cả mọi người trong gia đình cùng nghe trong ngôi nhà thân yêu của bạn!

Lợi ích kép của việc vừa tu cho bản thân mình vừa giúp người thân trong gia đình, nhất là các em nhỏ là điều có thể khi gia đình trở thành một môi trường bình yên ấm áp tình người. Nếu các bậc phụ huynh ứng dụng pháp thường xuyên trong cuộc sống thường ngày, con em họ sẽ có cơ hội tiếp nhận năng lượng thiện lành này từ sự thực hành của cha mẹ. Đây là những cách dạy đạo đức hiệu quả nhất cho con em mình và cũng là cách tu dễ dàng nhất của các bậc phụ huynh khi có thể hòa quyện tu và làm, tu và sống, tu và nuôi dạy con.

Thực hành thiền tại nơi làm việc

Chúng ta trải qua phần lớn thời gian trong ngày tại nơi làm việc, do vậy, bạn có thể sử dụng thời gian này để tu tập theo cách của mình. Sau khi điểm tâm, công việc hàng ngày của ta là đến sở làm. Hãy bước ra khỏi nhà với một tâm lý tích cực, tràn đầy năng lượngyêu thương của một ngày mới và gởi tâm niệm lành này đến với tất cả những ai gặp, tiếp xúc, nói chuyện và cộng sự với mình trong suốt ngày hôm ấy. Suốt ngày làm việc, dù bận rộn, đừng để công việc tạo áp lực cho mình. Cứ phải nhắc mình, ngày hôm nay, tôi đến đây là để làm việc lợi ích cho mình, cho người chứ không phải để làm tổn thương bất cứ ai.

Ta có thể thực hành cách nuôi dưỡng tâm thương yêu rộng lớn qua tất cả các tình huống, sự kiện trong ngày. Đơn giản và thường gặp nhất ngay từ khi vừa ra khỏi nhà là đèn đỏ giao thông. Nhịp sống hối hả ở thành phố lớn đôi lúc cuốn ta đi trong sự vội vã và căng thẳng, hễ gặp đèn đỏ dù chưa đầy một phút, ta thường có tâm lý không thoải máiSuy nghĩ khởi lên trong đầu lúc này là “sao xui thế này, cứ đến ngã tư là mình gặp đèn đỏ à”; “sao đèn đỏ lâu thế này, trễ mất rồi”… 

Nếu cứ để những ý tưởng tiêu cực như thế lởn vởn trong đầu, ta mang một tâm trạng nặng nề đến sở làm, còn gì là vui nữa? Để có thể chế tác niềm vui, trong cùng một tình huống gặp đèn đỏ, đứng giữa dòng người tấp nập, ta hít thở nhẹ nhàng, khoan thai và nghĩ rằng “tôi muốn thương yêu tất cả những người này”. Hoặc khi thấy có nhiều người thồ chở hàng hóa nặng nề, cồng kềnh trước mặt hay bên cạnh, ta khởi tâm “họ vất vảquá, đáng thương quá trong cuộc sống mưu sinh”… 

Tương tự  như vậy, khi điện thoại reo, nếu khởi lên ý tưởng “mình sắp bị quấy rầy rồi đây” thì tâm ta nặng nề lắm. Thay vào đó, khi nghe điện thoại reo, ta nghĩ “tôi sắp có cơ hội được giúp đỡ người nào rồi đây” thì lòng ta ấm áp với tình thương yêu và nguồn năng lượng này cho ta nguồn sống, nguồn vui để nuôi dưỡng mình trong pháp thiện. Như thế đã là tu trong cuộc sống đời thường rồi.

Suốt ngày, ta cần phải nhắc tâm mình, an trú tâm trên mọi hành động, ý thức và làm chủ tất cả những gì từ suy nghĩ, cảm nhận, nói và làm, để đặt chúng vào trong quỹ đạo của sự giám sát và dần thuần thục, chứ đừng sống một cách quá “tự nhiên”, muốn gì làm nấy theo bản năng. Khi sống với bản năng tự nhiên, ta thường có phản ứng trái chiều lại với những gì đang diễn ra trong cuộc sống. 

Ví dụ trời nóng thì ta bực dọc nghĩ sao không mát hơn tí, gặp đèn đỏ thì phàn nàn sao không là đèn xanh, trời mưa thì bảo sao lại không nắng,… rồi ta đổ mọi sự bực dọc trong tâm mình lên những người làm chung, với người cấp dưới theo kiểu “giận cá chém thớt” trong khi họ chẳng có lỗi lầm gì với mình. Với cách đó, ta làm cho các mối quan hệ xã hộixấu đi, bản thân mình lại không thực sự tiếp xúc với hiện tại và không cảm nhận được sự nhiệm mầu của cuộc sống. Khi không tự biết mình, ta đối xử với bản thân như thể một người xa lạ

Nếu ai đó hỏi trong khoảng nửa tiếng đồng hồ qua ta suy nghĩ gì, cảm nhận gì,… ta ngớ ra vì không biết, không ý thức được những gì đang diễn ra với chính mình, trong khi đó, những gì dấy lên trong tâm ảnh hưởng đến cách ta cảm nhận về bản thân và cách ta liên hệ với người khác mà ta không hề biết. Giá như ta biết kiểm soát tâm mình, ta có thể góp phần làm chủ cảm xúc và điều chỉnh hành vi của mình cho hợp lý hơn trong các giao tiếp thường ngày vậy thì mọi việc sẽ trở nên tốt hơn. Tu như vậy trở nên việc làm cần thiết cho tất cả mọi người.

Nuôi dưỡng chánh niệm

Thuốc giải cho lối sống buông tuồng theo bản năng thiếu đi sự kiểm soát là thực hành và nuôi dưỡng chánh niệm, nghĩa là luôn tỉnh thức trên những suy nghĩcảm thọlời nói và việc làm của mình trong giây phút hiện tại. Đây là cách để giữ mình không trượt ra khỏi chuẩn mực đạo đức, sống với một trái tim nồng ấm tình người không tính toán so đo. Bằng cách nuôi dưỡng sự tỉnh thức, ta dần có thói quen soi vào nội tâm của mình một cách khách quan thay vì nhìn ra bên ngoài với sự phán xét, bình phẩm, khen chê. 

Chánh niệm sẽ giúp mỗi người chúng ta trở về với chính mình, nhận lãnh trách nhiệmbản thân với những gì ta đã tạo ra, đã tác động chứ không đổ lỗi cho người khác, cho hoàn cảnhChánh niệm tỉnh giác sẽ giúp ta rất nhiều trong việc giám sát, làm chủ cảm xúc của mình, dần bớt đi những tâm lý tiêu cựcnổi loạn vô cớ và trút lên người khác. Với cách này, ta không biến những con người vốn rất dễ thương quanh ta thành nạn nhân tội nghiệp cho những cơn nóng giận, cộc cằn, thô tháo của mình. 

Thực hành chánh niệm bắt đầu với sự chú tâm vào hơi thở, ta sẽ thuần thục trong hơi thởtrở về sống với trái tim thuần hậu đầy yêu thươngtrong sáng, nhẹ nhàng với tất cả mọi người.

Với chánh niệm, ta nhận ra mình là một tế bào trong những mối quan hệ chằng chịt với con người và thế giới bên ngoài, do vậy ta thấy mình trở nên nhỏ bé giữa thế giới bao lato lớn này. Một khi hiểu được mối liên hệ mật thiết giữa mình và thế giới cộng trụ tương sinh này, chúng ta ý thức hơn về hiệu ứng domino, rằng sự tác động và ảnh hưởng dây chuyền giữa ta và tất cả. Mỗi hành động, lời nói và suy nghĩ của mình có tác độngảnh hưởng đến môi trường sống để chúng ta cân nhắc hơn, có ý thức bảo vệ môi trường sống, ý thức nuôi dưỡng các mối quan hệ xã hội trong cuộc sống. Tu đơn giản chỉ là như thế!

Ôn lại một ngày trôi qua


Với cách thực hành chánh niệm tỉnh giác trên mọi hành động của mình trong ngày, chúng ta trở về nhà trong chánh niệm, với tâm bình thản và chan chứa yêu thương. Về với tổ ấm gia đình, thay vì dành hết thời gian trước ti-vi, hay người người đều bận rộn đắm chìm trong những chiếc laptop, ipad, ipod, hay điện thoại thông minh, ta hãy dành cho mình vài phút thật yên tĩnh, rời xa mọi thứ máy móc hiện đại. Đây là thời gian quý hiếm để ta nhìn lui về một ngày làm việc trong chánh niệm, trong yêu thương, ta cảm nhận ra được nhiều điều bổ ích và thú vị cho bản thân

Trước khi đi vào giấc ngủ để tái nạp năng lượng cho một ngày làm việc mới vào sáng ngày hôm sau là thời điểm tốt nhất để ôn lại công việc một ngày, cảm xúc một ngày, cách phản ứng của mình trong một ngày ấy. Đây là cách giúp chúng ta biết đánh giá mình một cách khách quan, rút kinh nghiệm một cách hiệu quả và thể hiện khát khao sự tiến bộhoàn thiện trong công việc cũng như trong hành vi ứng xử của bản thân. Chắc gì trong một ngày qua ta hoàn toàn ý thức và làm chủ mình thật tốt. 

Có nhiều trường hợp, ta làm với động cơ sân si nhưng ngay lúc ấy, ta không kịp nhận ra, mà khi về nhà, tâm lắng dịu rồi, ta đủ bình tĩnh để nhìn nhận vấn đề đầy đủ và khách quan hơn, lại thấy lúc ấy mình sai và còn nhiều vụng về. Ôn lại để kiểm nghiệm lại những gì diễn ra trong tâm ta suốt ngày hôm ấy, nhưng không có nghĩa ta lại dằn vặt, bất an với những điều mình không hài lòng về bản thân. Hãy tha thứ cho chính mình và điều cần thiết là bài học từ những sai lầm ấy. Với thái độ cởi mở và bao dung, ta đi vào giấc ngủ dễ dàng và có một giấc ngủ sâu và ngon.

Tu trong đời sống thường ngày như thế thật ra không khó khăn mà cũng chẳng mất thời gian. Ta luôn có thời gian, 24 tiếng mỗi ngày. Ta không cần cắt một đoạn thời gian nào, dù rất ngắn, dành riêng cho việc tu tập mà ta tu ở nhà, tu tại nơi làm việc, tu trong lúc làm việc nhà, vừa tu vừa dạy con, tu trong khi đi, tu trong mọi nơi, mọi hoàn cảnh ta đang sống. Với cách này, pháp là một chất liệu thấm nhuần vào con người mình, đồng hànhcùng chúng ta trong lúc thức cũng như ngủ, lúc học tập, làm việc lẫn vui chơi và chắc chắn ta sẽ có một cuộc sống đầy ý nghĩa và viên mãn trên cõi đời này! 

Kể ra, nếu để tâm và đủ kiên trì, tu trong cuộc sống đời thường là điều hoàn toàn có thể ngay cả với người bận rộn nhất.
 
Liên Trí
Nguồn : Thư viện Hoa sen

Góc Thư giản

Khi thấy chữ nhỏ muốn cho to ra, hãy nhấn vô Ctrl Key (bên trái phía dưới bàn gõ) đồng thời gõ vô Key dấu + (góc phải phía trên). Nếu gõ một lần chữ chưa đủ lớn, thì gõ hai lần, ba lần ...
Ngược lại, Bấm Ctrl KeyKey dấu -( kế góc phải phía dưới ), chữ sẽ nhỏ lại.