Thứ Sáu, 2 tháng 9, 2016

TẢN MẠN VỀ THỜI GIAN - Lê Khắc Thanh Hoài

Lê Khắc Thanh Hoài
Lê Khắc Thanh Hoài 
Ngày trôi, tháng trôi, đời trôi. Rồi đây cỏ cây úa tàn. Thời gian lướt trên màu tóc. Nhạt nhòa phấn son phù du. Hỡi người có nghe Thời gian lướt đi. Vô cùng lặng lẽ. Để ta đừng hay. Nào ngờ một mai sáng kia. Thức giấc ta nghe hai tiếng Thời Gian !
Một đoản khúc trích trong tập nhạc « Hát Cho Đời Thêm Hân Hoan » của LKTH mà lại nghe như man mác một nỗi buồn, một nỗi ngại ngùng khi chợp bắt hai tiếng Thời Gian !
Thời Gian là gì mà văn nhân, thi sĩ, nhạc sĩ…hầu như ai cũng bị ám ảnh, khắc khoải, ưu tư và là một đề tài thường tạo nên nhiều cảm hứng cho các mạch nguồn văn, thơ, nhạc tuôn trào ?
Thời gian là gì mà chúng ta nghe những cụm từ rất thơ mộng như Hương thời gian, Màu thời gian, Tiếng thời gian, Dòng thời gian, Bước chân thời gian, hay Bước thời gian của Vĩnh Chánh, Bụi thời gian của Hoàng Đức, chắc sẽ còn thêm Tro thời gian, Gió thời gian, Bão thời gian …và cũng đã có rồi những Giọt thời gian, Bóng thời gian, Tiếng thở thời gian, Nhánh cỏ thời gian, Mộng thời gian, Áo thời gian, Dấu thời gian, Con chim thời gian, Tấm thảm thời gian, Quán thời gian, Sóng thời gian…Đếm kể không hết. Trí tưởng tượng của con người quả thật là phong phú.
Như vậy thì ở đâu cũng thấy bóng dáng của thời gian len lỏi, trong hương thơm, trong mùi vị, trong âm thanh, trong thiên nhiên và chắc chắn là ngay nơi con người rồi, mái tóc bạc, làn da nhăn, dáng lụm khụm…
Phật giáo thường dùng chữ Vô thường để chỉ cho thời gian và ngược lại với người đời, chẳng có chút gì thơ mộng, khi đã nhân cách hóa thời gian là « con quỷ vô thường » nghe qua mà rờn rợn cả người, vì ai cũng hiểu khi nó trờ mặt tới là báo hiệu cho buồn đau, chia ly, cách biệt !
Học văn chương Pháp, không ai không mà không biết Lamartine với câu thơ bất hủ :
O Temps ! Suspends ton vol, et vous, heures propices
Suspendez votre cours…
(1)
Hay câu thơ thản nhiên, lạnh lùng của Charles D’Orléans :
Le temps a laissé son manteau
De vent , de froidure et de pluie…
(2)
Ronsard thì thúc giục, hối hả :
Vivez, si m’en croyez, n’attendez à demain
Cueillez dès aujoud’hui les roses de la vie !
 (3)
Charles Beaudelaire thật chua chát, cay đắng :
Souviens-toi que le temps est un joueur avide
Qui gagne sans tricher, à tout coup ! C’est la loi
Le jour décroît, la nuit augmente : souviens-toi
Le gouffre a toujours soif, la clepsydre se vide. 
(4)
….
Ô douleur ! Ô douleur Le temps mange la vie
Et l’obscur Ennemi qui nous ronge le cœur…
(5)
Verlaine thì lại càng tê tái, nức nở :
Tout suffocant
et blême quand
Sonne l’heure
Je me souviens
des jours anciens
et je pleure…
(6)
Nhạc sĩ kiêm ca sĩ Léo Ferré thì hoàn toàn tuyệt vọng :
Avec le temps tout s’en va, tout s’en va… (7)
Học văn chương Việt, mấy ai mà không thuộc Xuân Diệu :

Xuân đang tới nghĩa là xuân đang qua
Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già
Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất.(8)
Cụ Cao Bá Quát thì than :
Ba vạn sáu ngàn ngày có là bao ! (9)
Cụ Nguyễn Du thật cảm động, chân tình khi gặp lại người xưa :
Trăm năm thấm thoát có là bao
Cảm thương việc cũ, nước mắt thấm áo
Tôi từ Nam Hà trở lại, đầu bạc trắng hết
Không trách nhan sắc người đẹp suy tàn ! 
(10)
Và ngậm ngùi rung động với bốn mùa phù du, tuần tự vùn vụt trôi qua :
Cảnh đẹp bốn mùa không được mấy ngày
Thời gian vun vút như thoi đưa, gọi không trở lại
Ngàn dặm, thân trơ trọi, ở đất khách lâu ngày
Một sân lá vàng đưa thu đến
Gió tây lay động bức rèm buông trước gác nhỏ
Ở xóm hẻo lánh, tuyết xuống mịt mù, tiếng tù và buổi mai nghe buồn thảm
Bùi ngùi nỗi thời gian làm cho tóc chóng bạc
Suốt đời mối u sầu chưa hề gỡ ra
. (11)
Để nói đến thời gian cụ Nguyễn Du thường hay nhắc đến cái đầu tóc bạc của mình :
Già rồi, làn tóc bạc nầy trông mà đáng thương (12)

Giữa bãi cát, càng trông rõ mái đầu bạc
Ngoài biển, nghe chim hồng lìa đàn kêu
Bạn bè thân thích đứng ở bến nhìn theo
Vì ta mà nước mắt ướt khăn.
 (13)

Chúng ta cũng tìm thấy hình ảnh của thời gian qua mái tóc bạc trong nhạc của Trịnh Công Sơn :
Bao nhiêu năm làm kiếp con người
Chợt một chiều tóc trắng như vôi…
(14)
Hàn Mặc Tử khẩn cầu thời gian :
Tôi lạy muôn vì tinh tú nhé
Xin đừng luân chuyển để thời gian
Chậm đi, cho kẻ tôi yêu dấu
Vẫn giữ màu tươi một mỹ nhân.
 (15)
Và muốn sống hạnh phúc thì cố làm lơ :
Cố làm lơ không biết đến thời gian
Đến bông hoa tàn tạ với trăng ngàn
 (16 )
Thời gian là cái chi chi ? Không ai không chán ngán, không thở than khi thấy dấu vết thời gian qua mái đầu bạc, qua nhan sắc tàn tạ, nhất là của phụ nữ, phái đẹp, và qua mọi sự việc ở đời, mới sẽ trở thành cũ, môt ngày vui rồi cũng hết, mùa xuân hoa nở muôn màu rồi cũng sẽ rụng sẽ tàn, hoa quả đang tươi đang xanh rồi cũng héo cũng úa…Còn lại chăng là một tiếng thở dài não nuột !
Bởi lẽ thời gian là cái mà con người không làm chủ được, vượt ngoài tầm kiểm soát của mình, con người chỉ biết tuân theo tiếng gọi của thời gian, con người bất mãn và đau khổ.
Không gian là cái dung chứa, dung nạp, bảo bọc. Không gian thì Tĩnh, nhưng ngược lại, thời gian là Động, đặc tính của nó là luân lưu, chuyển đổi, xê dịch, là cuốn đi, là trôi chảy.
Không gian ví như Lòng Mẹ, bao dung, rộng lượng, ôm ấp, che chở. Thời gian ví như bàn tay cứng rắn của Cha, xô đẩy tới trước, bắt buộc phải mạnh dạn, độc lập bước đi và chống chọi với thử thách, gian truân. Không có thời gian thì sẽ không có chuyện gì xảy ra cả ! Đứa con cứ ở yên trong lòng mẹ thì không bao giờ trở thành người lớn được. Phải ra khỏi lòng mẹ và chống chọi với thời gian, học những bài học với thời gian, khổ đau cũng như hạnh phúc, thất bại cũng như thành công…Tất cả những bài học mà thời gian dạy cho con người đều có giá trị. Có thể con người chưa hiểu hết mà thôi…
Như đã trình bày ở trên, Phật giáo thường dùng chữ Vô thường để chỉ cho thời gian. Mặc dù cả hai đều cùng chung một đặc tính là Động. Nhưng chữ vô thường chính xác và rõ nghĩa hơn thời gian khi muốn nói đến sự đổi thay, không cố định, sự luân chuyển của vạn vật, của con người. Từ Có bỗng lại là Không. Nhưng vì là một sự tuần hoàn, luân chuyển không ngừng, chỉ có thay hình đổi dạng, không thực có sự gián đoạn nên từ Không lại trở thành Có, rồi cái Có này lại hoàn Không, cứ tiếp diễn như thế, gọi đó là luân hồi.
Cái thay đổi của bốn mùa xuân hạ thu đông, theo vận hành tự nhiên của vũ trụ là THỜI. Con người sống TRONG cái nhịp nhàng luân chuyển của bốn mùa, theo đó mà tuần tự trôi qua một đời người, đó là ý nghĩa của chữ GIAN. Cái khoảnh khắc của sự chuyển động được ấn định thành giờ, thành phút, thành giây cũng gọi là Thời Gian. Sinh lão bệnh tử, trình tự này cũng là Thời Gian. Ở nơi đâu không có sự dừng lại, không ở mãi trong tư thế bất động, không thay đổi, chính là Thời Gian. Và cũng là Vô Thường. Một định luật tự nhiên. Thời gian quân bình cho Không gian. Có Tĩnh thì có Động. Có dung chứa thì có đào thải. Có đến thì có đi. Có Âm thì có Dương.
Cả vũ trụ vận hành trong cái thân người nhỏ bé này. Các tế bào sinh ra và già đi rồi chết, thay những tế bào mới và rồi cũng phải rũ bỏ luôn cả cái thân đã hoàn toàn cũ, bại hoại rồi hủy diệt.
Con người bị giới hạn nơi phần vật chất nhưng lại không giới hạn nơi phần tâm linh. Ở cái chỗ mà không thể vật chất hóa, không thể sờ mó, đụng chạm, ở nơi phần hồn thì con người vượt ra ngoài vòng kiểm soát của thời gian. Tạm nghĩ như thế…
Con người chỉ có thể bám váo cái phần vô thể chất, vô hình này để vượt khổ đau. Hình như đó là con đưòng duy nhất, niềm an ủi và hi vọng của con nguời nếu không thì con nguời sẽ mãi mãi bị sức tàn phá của thời gian hay vô thường quật ngã.
Xin coi chừng, thời gian là vô thường mà không gian cũng… vô thưòng mà thôi ! Cái không gian được vật chất hóa như cả vũ trụ này, các hành tinh, ngôi sao, mặt trời, mặt trăng, biển cả, núi non…đều chịu qui luật của thời gian hay vô thường. Nhưng cái không gian hoàn toàn trống rỗng, như hư không thì không có gì để sinh thành hoại diệt cả ! Chỉ khi nào có một hình thể được hiện ra, mà mắt có thể thấy, một âm thanh nào đó vọng lên mà tai có thể nghe, một mùi hương nào đó bốc lên mà mũi có thể ngửi, một vị ngọt đắng chua cay nào đó mà lưỡi có thể nếm, biết phân biệt, một đụng chạm nào đó mà da thịt có cảm giác được, đến một ý tưởng nào đó khởi lên mà khối óc có thể tư duy, nghĩ suy, phán xét thì lập tức ở đó sẽ có bóng dáng của thời gian hay vô thường ! Ở nơi nào có cái bắt đầu của sự sinh thì cũng có cái bắt đầu của sự diệt. Đời người là một bằng chứng hùng hồn nhất !
Nếu không có gì để bám vào, và trống rỗng như hư không thì thời gian không có nơi để biểu hiện sự có mặt của mình nhưng một khi có một hình tướng, hình thể hay hình sắc dù vi tế, linh tinh nhỏ nhặt nào thì thời gian lập tức xuất hiện, cùng song hành. Một hạt bụi cũng có sinh ra và chết đi. Một ý tưởng, hình ảnh tạo ra trong đầu cũng có sinh ra và mất đi. Hình như không đâu chạy thoát được thời gian. Nhưng chắc chắn là phải có một lối thoát cho con người, con người có khả năng và trí thông minh để chạy trốn thời gian, không như loài động vật hay thiên nhiên thì hoàn toàn chịu trận dưới bàn tay hay…bàn chân ( vì có bước thời gian ) của thời gian.
Thằng bé con không thể không muốn mình trở thành một thanh thiếu niên cường tráng để thụ hưởng những vị ngọt mà thiên nhiên, tạo hoá hay Thượng đế ban cho, một cô bé không thể không mơ mộng mình trở thành một thiếu nữ xinh đẹp, quyến rũ và cũng thế, thụ hưởng những vị ngọt của thế gian. Tất cả những đổi thay này đều nhờ vào sự luân chuyển, dòng chảy, xê dịch của thời gian mà có. Lẽ tất nhiên là có sự phát triển tự nhiên của thể chất qua các giai đoạn sinh thành hoại diệt nhưng cũng phải có bàn tay của thời gian nên mới có từ tuổi sơ sinh lên đến tuổi mười tám. Nhưng người thiếu niên hay cô thiếu nữ kia thì lại không thể chấp nhận sự đổi thay từ trẻ đẹp, sung sức đến già yếu, xấu xí. Đó là một nghịch lý hoàn toàn và không « biết ơn » đối với thời gian ! Nếu không nhờ thời gian thì cậu bé, cô bé vẫn mãi mãi là một cậu bé, cô bé mà thôi. Nhưng cậu bé hay cô bé chỉ muốn thời gian ngừng lại ở tuổi mười tám kia mà ! Tại sao lại đày đọa chúng tôi phải lụm khụm ở tuổi tám mươi ?!
Nếu phải bán linh hồn cho…quỉ để đổi lấy một thân hình tươi trẻ cường tráng, có ai sẳn sàng không nhỉ ?
Tất cả mọi người trên thế gian này đều như cậu bé và cô bé kia, chúng ta không chấp nhận sức tàn phá của thời gian, chúng ta chỉ bị ép buộc phải tuân thủ. Trong bốn giai đoạn Sinh Thành Hoại Diệt, chúng ta không chấp nhận Hoại và Diệt !
Các nhà khoa học ngày đêm tìm tòi liều thuốc trường sinh bất tử để cắt ngang dây chuỗi Sinh Thành mà không có Hoại Diệt. Làm được chăng ? Cứ chờ cứ đợi. Nhưng có lẽ chúng ta đã đi qua bên kia thế giới từ lâu rồi…
Hãy suy nghĩ lại, thời gian cũng không ác lắm đâu : người già yếu bịnh hoạn đôi lúc cũng chỉ cầu xin thời gian ơi đem tôi đi nhanh !
Người đang ở trong tù chỉ cầu mong thời gian qua mau để ra khỏi nhà tù, người suốt đêm không ngủ chỉ mong trời mau sáng ! Người đang hẹn hò với tình nhân thì đếm từng giây từng phút mong cho đến giờ hẹn ! Và khi môi đã kề môi thì « thời gian ơi xin ngừng trôi » !
Thật ra thì chúng ta chẳng hề thấy mặt mày diện mạo của thời gian ra sao cả. Thời gian ở đâu ? Trong hư không ? Trên núi cao chót vót ? Dưới biển sâu thăm thẳm ? Trong đầu ta ? Trong tim ta ?
Chúng ta chỉ thấy thời gian hiện diện qua bốn giai đoạn của sinh thành hoại diệt. Hết xuân đến hạ, hết thu đến đông, hết hoa mai đến hoa phượng, hết lá xanh đến lá vàng…Hết trẻ con đến người lớn, hết người lớn đến người già, hết già thì chết. Chết là hết. Là biến mất. Là tiêu tan. Chúng ta gọi cái biến dịch, chuyển thay này là thời gian.
Đứng một chỗ và cất chân bước đi một bước, hai bưóc, ba bước, mười bước, một thước, mười thước…Từ nhà chúng ta đi ra chợ, từ chợ chúng ta đi ra trường học…chúng ta xem đồng hồ báo cho biết đi như vậy là mất ba mươi phút. Chúng ta gọi đó là thời gian. Thời gian được ấn định bởi cái kim đồng hồ. Thời gian xem như cùng song hành với động tác bước đi của đôi chân.
Một vị thiền sư ngồi nhắm mắt bất động trong hang tối, một năm, mười năm, ngồi cho đến chết, thân xác rã rời. Thời gian có trôi qua với vị thiền sư này không ? Chúng ta trả lời chắc chắn là có rồi. Thời gian được biểu hiện nơi thân xác rã rời nhưng không biểu hiện qua nơi các động tác của tay chân. Vì thiền sư ngồi bất động nhưng vẫn còn động ở chỗ còn hơi thở vào ra. Còn động là còn có thời gian. Như vậy có thể nói chính xác rằng thời gian không khác với vô thường. Thời gian là sự biến dịch, là sự chuyển động luân lưu không hề chấm dứt, điều tất yếu kéo theo sau là sự hoại diệt. Không tìm thấy trên cõi đời này vật gì mà không thể bị hủy hoại cho dù đó là vàng hay kim cương đi chăng nữa.
Không những ở nơi sự vật mà ngay cả những gì không thuộc phần vật chất mà thuộc phần tâm linh, tâm lý cũng chịu sự thay đổi, biến hóa với thời gian. Hôm nay là bạn, mai thành kẻ thù, hay ngược lại. Hôm nay hoan hô ngày mai đả đảo. Yêu ai tha thiết, quên ăn bỏ ngủ, ngày đêm tương tư, cưới về rồi thì…chán!
Có thời gian vật lý thì cũng có thời gian tâm lý. Chờ người yêu ba tiếng đồng hồ trong mưa gió lạnh lùng thì kiên nhẫn chịu được, nhưng chờ xe buýt ba phút đã thấy quá lâu. Nghe một bản nhạc hay chỉ hai phút mà thấy quá nhanh, và cũng hai phút, nghe một bản nhạc mình không thích thì thấy quá dài lê thê. Hình như ở đây chúng ta bắt đầu chạm tới thuyết tương đối của Einstein rồi ?
Thời gian trôi như nước của dòng sông, do đó mà nói dòng thời gian, cũng nói lên được cái mong manh, khó nắm bắt, khó giữ, của mọi sự trên đời. Thời gian dường như cũng chỉ đi có một chiều. Cái gì đang là, đang có thì chỉ cần một tích tắc sau là trở thành cái đã là, đã có, nhường chỗ cho cái gì sẽ là, sẽ có. Và cái gì « sẽ » thì cũng bị đẩy lùi đằng sau để trở thành « đã » thuộc về quá khứ. Chính điều này làm cho con người đau khổ nhất. Con người chỉ còn bám víu vào hoài niệm. Suốt cuộc đời là một nỗi nhớ nhung khôn nguôi. Một khi mà con người chưa thoát ra được vòng tay xiết chặt của thời gian thì con người chỉ còn biết bám vào cái phao của ký ức.
Thi sĩ Bùi Giáng chỉ nói nhẹ nhàng, giản dị mà nghe qua đã thấy chạnh lòng :

Một phút nữa thôi
Và màu sẽ mất
Suối sẽ xa đồi
Như mây xa đất (17)

Xuân Diệu chỉ ao ước :
Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi
 (18)

Nhưng rồi cũng chỉ là một ao ước.

Con người phải làm gì để hạnh phúc khi cả cuộc đời phải chịu áp lực của thời gian ? Không thiếu câu trả lời của triết gia, hiền nhân, tôn giáo, học thuyết. Chỉ cần biết chọn lựa. Dù không làm chủ được thời gian, ít nhất cũng làm chủ chính mình với sự lựa chọn đúng !
LêkhắcThanhHoài
Paris tháng sáu 2014

Chú thích :
1. Le Lac, Lamartine
2. Rondeau, Charles d’Orléans
3. A Hélène, Ronsard
4. L’horloge, Beaudelaire
5. L’ennemi, Beaudelaire
6. Chansons d’automne, Verlaine
7. Avec le temps, Léo Ferré
8. Vội Vàng, Xuân Diệu
9. Uống rượu tiêu sầu, Cao Bá Quát
1O. Long Thành Cầm Giả Ca, Nguyễn Du
11. Thu Chí, Nguyễn Du
12. Thu Dạ, Nguyễn Du
13. Độ Long Vĩ Giang, Nguyễn Du
14. Cát Bụi, Trịnh Công Sơn
15. Thời Gian, Hàn Mặc Tử
16. Đôi Ta, Hàn Mặc Tử
17. Màu Thanh Thiên Nở, Bùi Giáng
18. Vội Vàng, Xuân Diệu
Nguồn : art2all
Audio Player    Ngày trôi, tháng trôi, đời trôi. Rồi đây cỏ cây úa tàn. Thời gian lướt trên màu tóc. Nhạt nhòa phấn son phù du. Hỡi người có nghe Thời gian lướt đi. Vô cùng lặng lẽ. Để ta đừng hay. Nào ngờ một mai sáng kia. Thức giấc ta nghe hai tiếng Thời GianMột đoản khúc trích trong tập nhạc « Hát Cho Đời Thêm Hân Hoan » của LKTH mà lại nghe như man mác một nỗi buồn, một nỗi ngại ngùng khi chợp bắt hai tiếng Thời Gian Thời Gian là gì mà văn nhân, thi sĩ, nhạc sĩ…hầu như ai cũng bị ám ảnh, khắc khoải, ưu tư và là một đề tài thường tạo nên nhiều cảm hứng cho các mạch nguồn văn, thơ, nhạc tuôn trThời gian là gì mà chúng ta nghe những cụm từ rất thơ mộng như Hương thời gian, Màu thời gian, Tiếng thời gian, Dòng thời gian, Bước chân thời gian, hay Bước thời gian của Vĩnh Chánh, Bụi thời gian của Hoàng Đức, chắc sẽ còn thêm Tro thời gian, Gió thời gian, Bão thời gian …và cũng đã có rồi những Giọt thời gian, Bóng thời gian, Tiếng thở thời gian, Nhánh cỏ thời gian, Mộng thời gian, Áo thời gian, Dấu thời gian, Con chim thời gian, Tấm thảm thời gian, Quán thời gian, Sóng thời gian…Đếm kể không hết. Trí tưởng tượng của con người quả thật là phong phú.

TÌNH KHÚC BỐN MÙA- NHẠC PHẠM ANH DŨNG


Nguyễn Tất Nhiên: Gã cuồng yểu mệnh

ntn-_ga_cuong_dien_yeu_menh-large


 “Em nhớ giữ tính tình con gái Bắc 
Nhớ điêu ngoa nhưng giả bộ ngoan hiền

Nhớ dịu dàng nhưng tâm ý khoe khoang
Nhớ duyên dáng ngây thơ mà xảo quyệt . . .” 
(NTN) 
ntn_5-large-content

Tuổi mới lớn thời trung học nhị cấp, chúng tôi có được cái may mắn có lẽ từ Trời ban xuống, qua một Nguyễn Tất Nhiên với những dòng thơ trữ tình kín đáo nhưng mơn trớn, nhẹ nhàng tráng lệ nhưng hắt hiu ...
nguyen_tat_nhien-large
Anh tặng cho chúng tôi những hình ảnh rất gần của thực tại, của những vỡ tan tình đầu …”Thà như giọt mưa vỡ trên mặt Duyên” rồi thì “Thà như giọt mưa khô trên tượng đá . .Có còn hơn không” nhưng rất từ bi chưa hề oán hận cuộc đời, tuy nó bẻ bàng thật . Để cho “Hai năm tình lận đận, hai đứa cùng hư hao ... em có lẽ tính toan lọc lừa . . . anh thiết tha hơn tín đồ, xin được làm cây thánh giá trên nóc cao nhà thờ… để rồi trước ngày lên ngôi Chúa, chưa chắc ai dại khờ ?” 

ntnhien-large

Sao đám con trai chúng tôi phải hy sinh nhiều như thế ? Dẫu biết rằng Yêu là khổ, nhưng không Yêu sẽ lỗ . Thà bị khổ cho được tình em, dù rằng anh chịu làm những giọt mưa long lanh vỡ mãi trên mặt người . Lạy trời mưa xuống …! 
Mời bạn đọc thơ Nguyễn Tất Nhiên qua slideshow đơn sơ nhưng trang trí khá đẹp với vài bài ca của Phạm Duy phổ nhạc mà thời ấy bạn và tôi, ai cũng ngâm nga suốt buổi. 






Thơ Nguyễn Tất Nhiên . . . 

150px-ntatnhien

Nguyễn Tất Nhiên tên thật là Nguyễn Hoàng Hải, sinh ngày 30-5-1952 tại xã Bình Trước, quận Đức Tu tỉnh Biên Hòa. Sau 5-1975 sống tại Hoa Kỳ. Mất ngày 3-8-1992 tại California. Lúc còn trẻ ông còn 
có biệt danh là Hải khùng.Theo lời nhà thơ Thái Thụy Vy (người cùng quê với ông) "Hồi chưa nổi tiếng, trời nắng chang chang mà anh ưa mặc cái manteau mua ở Khu Dân sinh, mồ hôi nhễ nhại, ưa đạp xe đạp đi cua cô em Bắc Kỳ nho nhỏ tên Duyên; anh nhỏ hơn tôi đúng một con giáp, tuổi Thìn; anh thường làm thơ in ronéo đi phát không cho nữ sinh, họ đều quăng vào thùng rác, đến lúc Vĩnh Phúc và Nguyễn Xuân Hoàng dạy trường Ngô Quyền gửi đăng ở tạp chí Sáng Tạo của Mai Thảo, được Phạm Duy và Nguyễn Đức Quang phổ các bản Thà như giọt mưa, Trúc đào, Vì tôi là linh mục, Em hiền như ma soeur, Cô em Bắc kỳ nho nhỏ, Hai năm tình lận đận thì nữ sinh ùn ùn kiếm mua thơ anh; Nguyễn Tất Nhiên sau lấy Minh Thủy, xóm Cây Me, chú út tôi là kiến trúc sư Đỗ Hữu Nam lấy chị thứ ba là Minh Vân... 

thien_tai-large
Lúc Nguyễn Tất Nhiên quyên sinh trước cửa chùa Việt Nam, California, anh chưa được trông thấy tác phẩm Minh khúc của anh ra đời. Quyển thơ này đang bị tranh chấp giữa Minh Thủy và gia đình Nguyễn Ngọc (cha của Nguyễn Tất Nhiên) chưa ngã ngũ".
nguyen_tat_nhien_2-large-content

Tác phẩm đã in: - Nàng thơ trong mắt (thơ, 1966, in cùng Đinh Thiên Phương) - Dấu mưa qua đất (thơ, 1968, in cùng bút đoàn Tiếng Tâm Tình) - Thiên tai (thơ, 1970) - Thơ Nguyễn Tất Nhiên (thơ góp nhặt từ 1969-1980, nhà xuất bản Nam Á - Paris in lần đầu tiên 1982) - Những năm tình lận đận (tập nhạc 1977-1984, nhà xuất bản Tiếng Hoài Nam) - Chuông mơ (thơ từ năm 1972-1987, nhà xuất bản Văn Nghệ - California)

tho_ntn-large

Nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên và vụ kiện bản quyền đình đám 

Người ta gọi Nguyễn Tất Nhiên với cái tên “nhà thơ thất tình”, “nhà thơ điên”... nhưng không ai có thể phủ nhận được tài thơ đặc biệt có một không hai này. Nguyễn Tất Nhiên là một tài thơ của Sài Gòn trước năm 1975. Tài thơ ấy, sớm nổi tiếng và Nguyễn Tất Nhiên cũng sớm ra đi. Một sự ra đi định mệnh, nhưng những vần thơ lạ còn ở lại reo lên cùng những nốt nhạc đắm say lòng người. Tự nhận mình là kẻ ngông cuồng, phá phách, vô đạo, ác quỷ sa-tăng nhưng thực tế “gã bán thơ” này rất hiền và trong tình yêu luôn chịu thua cuộc để đa mang một mình... nỗi buồn thiên thu. 


ntn-2-large-content
Cố thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên (thứ 2 từ trái sang) và một số bạn hữu là ca sĩ, nhạc sĩ tại tư gia. 

Gã lang thang bán thơ 

Nguyễn Tất Nhiên là một tài thơ đã làm bùng nổ Sài Gòn những năm trước đây, người thơ hồn nhiên và có nhiều “máu điên” được xếp ngang Bùi Giáng, Nguyễn Ngu Ý. Họ giống nhau đều trở thành ''thượng khách” của Bệnh viện tâm thần Biên Hòa. Tất Nhiên, “gã bán thơ” này cũng điên lắm chứ, hắn làm thơ, tự in thơ rồi đem thơ đi bán khắp Sài thành. Sau này, khi định cư ở Mỹ, Nguyễn Tất Nhiên vẫn cứ lang thang khắp nẻo đường miền đất lạ bán thơ. Nơi đất khách quê người, tại bang California của nước Mỹ xa xôi, Nguyễn Tất Nhiên bị chứng trầm cảm nặng. Một ngày tháng 8/1992, Nguyễn Tất Nhiên đã tự ra đi trên chiếc hơi xe cũ, đậu dưới bóng cây, trong vườn một ngôi chùa, khi tuổi đời vừa tròn 40. 

ntnhien-2-large-content

Xin mãi gọi tài thơ là anh, bởi đời anh lúc nào cũng đi sớm hơn, trẻ hơn kẻ khác. Chỉ biết, trong dòng tiếc thương, một người yêu thơ anh đã viết: “Đời không ruồng bỏ anh, cũng chẳng người tình nào ruồng bỏ anh (không ai có thể ruồng bỏ một người đáng yêu như thế! mà cũng chẳng ai có thể ruồng bỏ được một gã yêu tha thiết, yêu miệt mài, yêu thủy chung suốt đời như thế!). Chỉ có anh, tự ý đi thật sớm, rời bỏ cuộc đời, để lại một cõi thơ bát ngát. Không cần phải tội nghiệp cho anh, và đừng tưởng anh khổ đau cùng tận! Anh là kẻ hạnh phúc vô cùng tận với tình yêu bất diệt và tấm lòng bao dung hiếm có. Và thơ anh, đã hóa thân khắp nơi khắp chốn: là ngọn cỏ mềm, là gió mơn man, là dòng sông êm, là bàn ghế lặng thinh, là đất trời mênh mang vô hạn... Nơi đó, có đủ hương vị của tình yêu cũng như những hỉ, nộ, ái, ố... bình thường của một con người, dù là con người thi sĩ, hay văn sĩ. Nhưng tất cả đều được dung chứa trong một cõi lòng thật rộng”.

ntnhien-3-large-content

Để tìm hiểu về con người và thơ Nguyễn Tất Nhiên, tôi đã cố công tìm kiếm và bất ngờ gặp đoạn viết của một học giả, cảm nhận tinh tế về thơ anh: “Thơ Nguyễn Tất Nhiên đi nhanh hơn bước chân còn ngại ngùng bỡ ngỡ của thế hệ trẻ thời ấy trước sự tràn ngập của văn hóa phương Tây, qua hình ảnh người lính viễn chinh Mỹ và qua phong trào hiện sinh mô phỏng trễ tràng trên đất nước đói nghèo, chiến tranh. Anh mạnh dạn nói được tiếng nói của tình yêu tuổi trẻ với sân trường, kỳ thi, mất mát, hoài vọng, tuyệt vọng... Chẳng phải sớm gì trong thể loại thơ, mà sớm trong phong cách biểu hiện. Anh dùng thứ ngôn ngữ của thời đại, rất hiện thực, không đẽo gọt; vậy mà thứ ngôn ngữ ấy bỗng nhiên mới, lạ và được đón nhận nồng nhiệt” . 
Đồng cảm... tình ca hồn nhiên 
Hầu hết những người yêu nhạc, đắm say với dòng nhạc xưa đều đã hơn một lần nghe nhạc phẩm “Thà như giọt mưa” của nhạc sĩ Phạm Duy phổ thơ từ “Khúc tình buồn” của nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên. Nhớ lại lúc bắt gặp ý thơ lạ của Nguyễn Tất Nhiên để khuông nhạc của Phạm Duy reo lên bản tình ca mới, không bi lụy, phá bức tường mộng mị, ông chia sẻ: “Ngày ấy tôi hết chạy trốn vào đạo ca thì lại nhào ra với chiến ca, hết hạ mình xuống với vỉa hè ca, tục ca thì lại vươn lên với nữ ca, bé ca, bình ca... Tôi thèm thuồng được soạn tình ca, nhưng phải là tình ca không rầu rĩ cơ...”. 
Thời ấy, nói như Phạm Duy, tất cả văn nghệ sỹ đều thu mình lại, rầu rĩ... Tài hoa như Trịnh Công Sơn thì ru con người ta vào cõi hư vô, mộng mị. “Thế rồi tôi gặp Nguyễn Tất Nhiên. Trong bầu không khí thơ ở miền Nam hơi nặng nề vào lúc đó, đầy rẫy những bài thơ chủ đề về chiến tranh, hòa bình... thì thơ của chàng thư sinh mới 17 tuổi này là thơ phi chính trị. Thơ rất hồn nhiên, rất ngộ nghĩnh. 


ntnhien-4-large-content

Tôi nghĩ nếu đem phổ nhạc thì sẽ rất hợp với giọng hát trẻ trung Duy Quang (con trai nhạc sỹ- PV) trong ban nhạc gia đình là ban THE DREAMERS mà tôi đang cần ''lăng xê'', nhạc sỹ Phạm Duy cho biết. Cũng theo nhạc sỹ của những bản tình ca này, sau khi ông phổ bài “Thà như giọt mưa” được công chúng đón nhận quá trời, tác giả thơ Nguyễn Tất Nhiên còn cung cấp cho ông thêm nhiều bài thơ khác nữa. Ông đã biến thơ thành những ca khúc trẻ trung của thời đại như Cô Bắc kỳ nho nhỏ, Em hiền như ma soeur, Anh vái trời, hay Anh nam kỳ dễ thương, Hãy yêu chàng, Hai mươi năm tình lận đận... Và cho đến bây giờ, nhiều người vẫn hát vẫn yêu những ca từ ấy. 


Minh Khánh(Nguồn: http://baomai.blogspot.com)

Góc Thư giản

Khi thấy chữ nhỏ muốn cho to ra, hãy nhấn vô Ctrl Key (bên trái phía dưới bàn gõ) đồng thời gõ vô Key dấu + (góc phải phía trên). Nếu gõ một lần chữ chưa đủ lớn, thì gõ hai lần, ba lần ...
Ngược lại, Bấm Ctrl KeyKey dấu -( kế góc phải phía dưới ), chữ sẽ nhỏ lại.