Thở ngực là cách thở tự nhiên của một người bình thường, mục đích trao đổi oxy và thải CO2 chỉ có cơ ngực hoạt động mà thôi. Theo quan niệm của khí công Trung Quốc thì thở kiểu này không trường thọ và không chống đỡ được bệnh tật, lão hóa vì hơi thở cạn quá.
Thở bụng khí công
Có nhiều cách, nhưng cách thông dụng và đơn giản nhất, không gây tác dụng phụ (tẩu hỏa nhập ma) là thở sổ tức 1 - 1.
Theo cố GS. Ngô Gia Hy, hít vào phình bụng thuộc dương (kích thích trực giao cảm theo quan niệm Tây y) và thở ra hóp bụng lại thuộc âm (kích thích hệ đối giao cảm), thời gian hai kỳ thở phải bằng nhau để cân bằng âm dương. Nhịp thở phải chậm, sâu, nhẹ, dài.
Khi hít vào phình bụng, cơ hoành hạ xuống làm cho các cơ quan trong bụng bị đẩy xuống; khi thở ra hóp bụng tối đa, cơ hoành nâng lên, các cơ quan bị kéo lên.
Hoạt động đó đă massage liên tục đều đặn và nhẹ nhàng những cơ quan bên trong như ruột, gan, dạ dày, lá lách... làm điều hòa các nội tạng, nhất là cơ quan tiêu hóa.
Thở như vậy cũng điều hành hệ thần kinh thực vật, ta làm chủ hệ thần kinh, từ đó khí huyết lưu thông mạnh mẽ, tránh được các rối loạn thần kinh như stress, những bệnh về hưng phấn hoặc ức chế hệ thần kinh...
Nhịp độ thở chậm sâu dài giúp cho oxy đến đầy đủ tận cùng toàn bộ tế bào trong cơ thể, do đó sẽ có sự chuyển hóa hoàn toàn nhất, tránh được khả năng đào thải những chất có gốc tự do gây bệnh và các chất oxy hóa từ tế bào tự hủy hoại vì thiếu oxy, đó là mầm mống của bệnh tật.
Theo khí công, thở bụng dưới tức là Thai Tức Pháp, là sự thu hút lấy Năng lượng khí Dương ngoài không gian quanh ta (thiên khí) và khí Âm dưới đất (địa khí) theo với oxy vào phổi và theo huyết xuống Đan Điền (bụng dưới) để biến thành Chân Khí, theo các kinh mạch đến nuôi dưỡng lục phủ ngũ tạng.
Thở bụng dưới cũng là luyện vòng Tiểu Chu (châu) Thiên (vòng Nhâm Đốc) theo cách đơn giản, nó sẽ giúp cơ thể tự điều hòa các Kinh Âm ở trước thân do Mạch Nhâm đảm nhiệm và điều hòa các kinh dương ở sau lưng do mạch đốc đảm nhiệm.
Ngoài ra cần điều khí đi vào kỳ kinh bát mạch (vòng đại chu thiên), đả thông các kinh mạch làm cho con người vô bệnh, trường thọ và chống lăo hóa. Vì vậy khí công có thể chữa được bệnh mất ngủ, cao huyết áp, thấp huyết áp, suy nhược cơ thể, chóng mặt, rối loạn thần kinh thực vật, điều hòa khí huyết, rối loạn thần kinh tim, phục hồi được nguyên khí cho cơ thể một khí quá mệt do bị tiêu hao khí lực v.v...
Trong thở bụng dưỡng sinh, nên tránh những kiểu thở quá căng thẳng, bế, ép, nén dễ đưa đến tác dụng phụ không tốt cho cơ thể. Phải chú ý ở đan điền, thở hít khoan thai chậm răi, nhẹ nhàng, sâu, dài. Toàn bộ cơ thể đều phải thư giăn, thả lỏng thì nội khí mới sản sinh ra được và khí mới lưu thông trong cơ thể. Vừa thở vừa cảm giác được bụng phình ra và bụng hóp lại.
Ban đầu thở chỉ là ý thức nhưng lâu ngày sẽ biến thành vô thức. Thật vậy, sau chừng một năm luyện khí công thở bụng, người tập sẽ chuyển được từ thở ngực qua thở bụng một cách phản xạ, dù lúc nghỉ ngơi hoặc sinh hoạt bình thường. Đây là một ích lợi thiết thực để tiến đến trường sinh bất lăo.
Kỹ thuật thở bụng khí công
Về mặt dưỡng sinh th́ nên thở bụng theo kỹ thuật sau đây:
- Đứng hoặc ngồi trên ghế hoặc ngồi xếp bằng đều được.
- Hai tay chồng lên nhau trước đan điền (là một huyệt ở bụng dưới, cách rốn khoảng 3 - 4 cm), Nam đặt tay trái trong, Nữ đặt tay phải trong.
Lưỡi đặt trên vòm họng, sát chân răng để nối thông vòng nhâm đốc. Bắt đầu tập trung tư tưởng, mắt mở hay nhắm cũng được, thả lỏng thư giăn toàn bộ cơ thể.
- Hít vào bụng dưới phình to ra, khí từ huyệt thừa tương (huyệt ở chỗ lõm dưới môi dưới) xuống đan điền và hội âm (huyệt sát hậu môn).
Người mới học không nên cưỡng ép quá và không cần cố gắng phình to lắm mà chỉ phình ra chút xíu là được, từ từ lâu ngày sẽ đạt. Hơi thở cần chậm, nhẹ, sâu, dài, không nín hơi.
Khi đă hít vào tối đa, từ từ thở ra cũng chậm sâu dài, 2 tay ép vào bụng dưới càng sâu càng tốt, hậu môn nhíu lại một chút để khỏi bị thoát khí. Khí qua huyệt trường cường và đi lên dọc theo mạch đốc đến huyệt bách hội giữa đỉnh đầu, xuống huyệt ngân giao (vòm họng trên).
Khi thở ra hết rồi thì bắt đầu hít vào trở lại không nín hơi, hậu môn không nhíu nữa. Nên nhớ thời gian hít và thở bằng nhau.
- Không quen thì không thể cân bằng 2 kỳ thở được, nhưng từ từ vài ngày quen sẽ cân bằng được.
- Giai đoạn mới học cần phải dùng 2 tay ôm bụng để biết rõ bụng phình và lấy tay đè vào bụng khi thở ra.
Giai đoạn sau:
- Khi đă quen cách thở bụng trong vài tháng, không cần chồng tay ôm bụng nữa.
Thở lúc nào?
- Thở mọi lúc mọi nơi nếu cần, với điều kiện là có không khí trong lành.
- Không được tập thở trong môi trường ô nhiễm, pḥng có máy lạnh, trong nhà đầy hơi người, dưới cây vào ban đêm (vì cây thải CO2 vào ban đêm), và trước gió....
Để kết luận bài này, xin kể một mẫu chuyện nhỏ ở Trung Quốc:
Bữa nọ có một đại sư khí công Trung Quốc thuộc vào hạng thượng thừa sống trên trăm tuổi, có thể phát khí, phóng khí, đi trên nước nhẹ nhàng hoặc đứng vững nặng tựa như núi Thái Sơn. Đại sư hỏi một ông thầy khí công “trẻ” độ tuổi 60 rằng:
- Ông tập luyện khí công mỗi ngày mấy tiếng đồng hồ?
Nhà khí công trả lời: Tôi tập một ngày 2 tiếng.
Nhà khí công: Một ngày tập 4 tiếng.
Nhà khí công: Vô lí, bắt tôi phải tập suốt ngày suốt đêm hay sao? Quá sức mà chết...
Đại sư cười và hỏi tiếp: Ông sống một ngày mấy tiếng?
Nhà khí công: Một ngày tôi sống 24 tiếng.
Đại sư: một ngày ông luyện tối đa 6 tiếng đi, th́ 18 tiếng còn lại ông không luyện, như vậy là quá ít, vì luyện ở đây không phải luyện động công suốt ngày có hại. Ông chỉ thở bụng khí công trong 6 tiếng tập mà thôi, 18 tiếng còn lại ông không thở bụng gì cả, thế thì làm sao mà đòi trường thọ...!
Nhà khí công: xin đại sư chỉ giáo thêm cho rõ hơn.
Đại sư cười và chỉ nói mấy tiếng: Thở bụng khí công mọi lúc mọi nơi, suốt cả cuộc đời, cho đến lúc nhắm mắt... Đó chính là bài tập đầu tiên sơ cấp nhất và cũng là cao cấp nhất. Nói xong đại sư bỏ đi mất hút.
Nhà khí công ngẩn ngơ một hồi lâu và như bỗng ngộ ra, cùng lúc nhìn lên bầu trời cao và thốt lên: Bấy lâu nay ta sai lầm trong luyện tập cũng chỉ vì chữ THỞ quá dễ dàng này, bây giờ giác ngộ th́ì đă mất công phu hàng chục năm trời rồi, thật tiếc và uổng phí công phu luyện tập trong hơn 40 năm qua...
Do đó qua câu chuyện này, ta nên suy gẫm và thấy rằng thở bụng dưới là tối ư quan trọng, chớ nên khinh thường.
Vai trò Hít thở bụng, tập khí công trong sự lão hóa
Con người từ lúc sinh ra đến 30 tuổi th́ đă có sự lăo hóa. Vậy lăo hóa là gì và lăo hóa do đâu mà có?
- Do đột biến DNA ức chế hoạt động của nhiễm sắc thể.
- Do sự thoái hóa của các mô khi đến tuổi nào đó.
- Do giảm miễn dịch, giảm tế bào bạch cầu lympho T nên dễ bị nhiễm trùng.
- Do có sự tích tụ superoxyd làm tổn thương các men có ích và làm rối loạn
chuyển hóa tế bào.
Quan điểm khí công (tập Hít Thở bằng bụng)
- Từ 40 tuổi trở đi âm khí ở hạ tiêu (bụng dưới) suy yếu chỉ còn 50%, trong khi dương khí ở thượng tiêu dư thừa, do đó gây nên mất cân bằng âm dương.
- Từ 60 tuổi trở đi dương khí cũng giảm nên người suy yếu dần và dễ bị bệnh tim, phổi.
- Vì âm khí ở hạ tiêu giảm nên ở người cao tuổi đi đứng không vững, đau lưng; khi dư khí ở thượng tiêu th́ chóng mặt, hoa mắt, cao huyết áp. Những điều này rất đúng với tây y v́ người cao tuổi hệ trực giao cảm thường tăng và hệ đối giao cảm giảm hoạt tính.
Khí công làm gì trong hoàn cảnh như thế?
Khí công luyện đan điền, thở bụng và đưa khí trở về
Khí công vừa bù trừ khí bị suy giảm, vừa lặp lại quân bình khí âm và khí dương, điều chỉnh lại sự phân phối khí ở trong cơ thể nên tăng tuổi thọ và chống lăo hóa.
Tác dụng của khí công trước sự lăo hóa Lăo hóa gây nên rối loạn mọi nơi trong cơ thể: Rối loạn tế bào Tế bào bị sợi hóa và xơ hóa do mất tính co bóp, đàn hồi, hậu quả gây viêm nhiễm, phù các mô. Hiện tượng này ảnh hưởng đến toàn thân làm xệ cơ, da nhăn, má chảy, cơ mắt sụp, cơ thể bệu, già rõ rệt.
Xơ hóa năo làm giảm chức năng vỏ năo đưa đến mất trí nhớ và rối loạn tâm thần. Xơ hóa thành mạch máu sẽ làm huyết áp cao.
Khí công làm chậm hiện tượng xơ hóa bằng cách dẫn khí huyết vào tế bào, duy trì lâu dài cấu trúc nguyên thủy. Tăng cường chức năng hoạt tính tế bào giúp đào thải chất độc làm rối loạn cấu trúc (là nguyên nhân lăo hóa).
Giảm chuyển hóa Lăo hóa làm cho chuyển hóa đường, mỡ, đạm đều giảm. Tập luyện khí công và ăn uống có điều độ, ăn rau, ít thịt, mỡ thích ứng với hiện tượng giảm chuyển hóa nói trên và lăo hóa sẽ chậm lại.
Giảm sức đề kháng Càng lăo hóa thì sức đề kháng càng giảm, những cơ quan chịu ảnh hưởng là hệ thần kinh, tim mạch, hô hấp, nội tiết, bài tiết, hệ giải độc có gan và hệ liên vơng nội mạc, hệ tiết niệu thận, da, niêm mạc, mật và đường tiêu hóa.
Khí công làm gia tăng sức đề kháng của cơ thể để kéo dài tuổi thọ bằng cách duy tŕ và tăng cường chức năng tạng phủ, vinh khí cũng như vệ khí. Tăng cường hệ thống miễn dịch bằng cách tăng tỷ lệ bạch cầu lympho B và T (có chức năng miễn dịch).
Mất nước và rối loạn điện giải Mất nước và thiếu nước ở người già làm da nhăn, gầy, má hóp và rối loạn điện giải. Khí công tập luyện thở thận hoặc những động tác động công liên quan đến eo hông, kèm theo uống nhiều nước sẽ bù trừ được rối loạn trên, góp phần vào sự chống lăo hóa.
Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện
và 12 câu dạy thở kỳ diệu
Bị lao phổi, sau 7 lần mổ, BS.Nguyễn Khắc Viện chỉ còn một góc phổi, mất 8 xương sườn. Thế nhưng ông đã sống đến tuổi 85 chỉ nhờ một bài thở.
Sống thêm 50 năm chỉ nhờ… bài thở Bụng
BS. Nguyễn Khắc Viện. Ông sinh năm 1913 tại Hà Tĩnh, học Đại học Y khoa Hà Nội rồi sang Pháp tiếp tục học, tốt nghiệp bác sĩ Nhi khoa năm 1941. Năm 1942, ông bị lao phổi nặng, điều trị ở Bệnh viện Saint Hilaire du Touvet, Grenoble. (ảnh bên cố Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện )
Thời đó, bệnh lao chưa có thuốc chữa. Từ năm 1943 đến 1948, ông phải chịu mổ bảy lần, cắt bỏ tám xương sườn, cắt bỏ toàn bộ lá phổi bên phải và một phần ba lá phổi bên trái. Các bác sĩ Pháp bảo ông chỉ có thể sống được hai năm nữa.
Trong thời gian nằm chờ chết, ông đã tìm ra phương pháp thở để tự chữa bệnh cho mình. Và kết quả là ông đã sống đến tuổi 85 mới mất (1997), nghĩa là sống thêm được 50 năm nữa.
Ông là bác sĩ, đồng thời là một nhà văn, nhà báo, nhà hoạt động xã hội rất nhiệt tâm. Ông là cố vấn của bộ môn tâm lý - xã hội học, tại Trung tâm Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ y tế TPHCM (nay là Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch).
Trong lúc nhiều người giảng bài, nói chuyện, hội họp, làm việc… thấy uể oải, hụt hơi, thì một người chỉ còn hai phần ba lá phổi, chỉ còn gần một nửa “dung tích sống” như ông lại vẫn ung dung, thư thái.
Những buổi hội họp dông dài, vô bổ, ông chỉ ngồi… thở, nhờ vậy mà ông không bị stress, không bị mệt. Ông bảo sau này khi ông mất đi, điều quan trọng ông để lại không phải là những tác phẩm văn học, triết học này nọ, mà chính là bài vè dạy thở chỉ với 12 câu.
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc (ảnh bên), bạn đồng nghiệp với bác sĩ Viện, kể lại: “Trước kia, tôi cũng chỉ nghe để mà nghe chớ chẳng thực hành. Rồi một lần tôi bị tai biến nặng, phải nằm viện dài ngày, lúc đó tôi mới thử đem ra áp dụng. Quả có điều kỳ diệu!”
Phương pháp này giúp ông thảnh thơi hơn, ít nhọc mệt hơn và sức khỏe tốt hơn. Trong thời gian dưỡng bệnh, các bạn đồng nghiệp cho rất nhiều thuốc, nhưng ông chỉ chọn một vài món thực sự cần thiết, còn thì chỉ dùng phương pháp thở để tự chữa bệnh cho mình.
Phương pháp thở của bác sĩ Nguyễn Khắc Viện thực ra không phải là điều hoàn toàn mới.
Nó chỉ là một sự tổng hợp của khí công, thiền, yoga, dưỡng sinh… của Đông phương từ ngàn xưa, được nhìn bằng sinh lý học hô hấp hiện đại của một người thầy thuốc.
Phương pháp “dưỡng sinh Nguyễn Khắc Viện”
Bài tập thở của cố bác sĩ Nguyễn Khắc Viện bắt nguồn từ yoga, khí công. Tuy nhiên, quan niệm của ông là chỉ nắm chắc những nguyên tắc cơ bản và dựa trên sinh lý học hiện đại để xây dựng phương pháp tập luyện mà mọi người đều có thể áp dụng nhằm nâng cao sức khỏe, chứ không nhằm đạt những kỷ lục và “phép lạ” (như cho ôtô đè lên, hoặc chịu chôn sống nhiều giờ vẫn không chết …).
Phương pháp “dưỡng sinh Nguyễn Khắc Viện” là cách luyện tập toàn diện: Động và Tĩnh, nội và ngoại, giúp con người làm chủ được cơ thể, nâng cao sức khỏe, giữ được bình tĩnh, đỡ mệt mỏi, nhất là trong những lúc làm việc căng thẳng. Có ba khâu tập là thở, vận động và thư giãn (luyện ý), liên quan đến hoạt động của ba bộ phận chủ yếu của cơ thể là nội tạng, cơ bắp, thần kinh.
Trong đó tập thở bụng cho đúng cách là quan trọng nhất, vì cách thở bụng tác động trực tiếp đến những bộ phận nội tạng rất quan trọng là tim, phổi, dạ dày, ruột, dạ con (có thể hình dung các bộ phận này luôn được “thể dục”, được “xoa bóp” lúc thở); thở tốt giúp lưu thông khí huyết, tác động tích cực đến hoạt động cơ bắp và thần kinh.
Bài tập thở đã được bác sĩ Nguyễn Khắc Viện đúc kết thành một bài vè cho dễ nhớ: “Thót bụng thở ra/ Phình bụng thở vào/ Hai vai bất động/ Chân tay thả lỏng/ Êm, chậm, sâu, đều/ Tập trung theo dõi/ Luồng ra luồng vào/ Bình thường qua mũi/ Khi gấp qua mồm/ Đứng, ngồi hay nằm/ Ở đâu cũng được/ Lúc nào cũng được”.
Với phần tập vận động, thư giãn (luyện ý), từ lý thuyết đến các động tác cụ thể, bác sĩ Nguyễn Khắc Viện đã giới thiệu trong cuốn Từ sinh lý đến dưỡng sinh (NXB Y Học - 1979; NXB Đồng Nai - 1988) và cuốn Dưỡng sinh dành cho mọi lứa tuổi (NXB Trẻ - 1993) với hình thức hỏi - đáp đơn giản, dễ hiểu.
Nếu thiếu thời gian để tập đủ các động tác, bạn có thể tự chọn cách tập thích hợp, trên cơ sở nắm vững những nguyên lý, quan niệm của phương pháp dưỡng sinh.
Cái khó nhất của phương pháp “dưỡng sinh Nguyễn Khắc Viện” là sự kiên trì, ngày nào cũng phải tập, riêng thở bụng thì giờ nào cũng tập để trở thành thói quen.
Điều quan trọng là đừng đợi đến lúc già yếu, hãy tập từ lúc còn trẻ trung, khỏe mạnh. Đừng để tình trạng nhiều nơi chỉ thấy các ông bà già tập luyện từ lúc còn mờ đất, còn tuổi trẻ thì dậy trưa.
Sẽ có bạn bảo rằng tuổi trẻ quá nhiều mục tiêu phấn đấu, không còn thời gian để tập luyện. Nếu quả vậy, chỉ cần tập thở đúng cách - thở ngay trong lúc học, làm việc, không mất chút thời gian nào mà có thể đã đạt được quá 50% hiệu quả của phương pháp “dưỡng sinh Nguyễn Khắc Viện”.