Nhạc sĩ Anh Việt Thu tên thật là Huỳnh Hữu Kim Sang, quê Cái Bè – An Hữu thuộc tỉnh Tiền Giang. Bút danh này theo lời anh Vũ Anh Sương (làm thơ – bạn của Anh Việt Thu) xuất phát từ câu chuyện gia đình: tên Việt Thu là em trai của ông, do ông phải bảo bọc người em nên đặt tên như thế để nhớ trách nhiệm của mình tức “anh của Việt Thu”. Anh Việt Thu hoạt động văn nghệ ở Sài Gòn vào những năm 70. Các bài hát của ông đã quá quen với chúng ta như Đa tạ, Người ngoài phố, Tám điệp khúc, Hai vì sao lạc…
Vào năm 1964 nhạc sĩ Anh Việt Thu từ Sài Gòn lên Tây Ninh dạy học ở trường Nam (nay là trường PTTH Trần Hưng Đạo). Có thể nói ông là người đầu tiên đưa âm nhạc vào học đường thời ấy. Lớp học trò bây giờ ở trên tuổi ngũ thập tri thiên mệnh, vẫn còn nhớ bài hát mang điệu valse ngọt ngào mà thầy Thu đã dạy: “Dòng An Giang sông sâu nước biếc, dòng An Giang cây xanh lá thắm,lã lướt về qua Thất Sơn….
“Dòng An Giang đáy nước in sâu, nhịp cầu tre ngắm bóng say sưa, nắng vẫn chiếu trên làn nước nhấp nhô…
“Đây những người thôn nữ xinh duyên dáng chuyền tay dắt nhau múc mấy vầng trăng đổ đi…”
Ông dạy nhạc có những nét độc đáo khó quên, lúc ngẫu hứng cùng thầy đi bộ từ chợ cũ – thị xã (nơi ông thuê nhà luật sư Đinh) xuống dốc sương mù Mít Một vào khu vườn sầu riêng của hai người bạn tên Muông – Trâm để vui chơi ca hát. Lương bổng thời đó rất khá (tương đương một chiếc xe Honda Nhật) nhưng do tánh nghệ sĩ nên cũng túng thiếu dài dài, có lần ông phải bán chiếc radio 3 band để trả tiền thuê nhà (nên nhớ thời đó có cái radio là quý, nghệ sỹ càng quý hơn vì để nghe nhạc của mình). Đời nghệ sỹ là vậy, xưa thi sĩ Hàn Mặc Tử từng than: Gió trăng có sẵn làm sao ăn? Ông là một trong những người đưa những âm điệu nhẹ nhàng bình dân vào nhạc cùng với các nhạc sỹ Trúc Phương, Châu Kỳ, Minh Kỳ. Lam phương… (Như điệu boléro, ballade, habanera…) và đã từng đỗ hạng ưu khoá I trường quốc gia âm nhạc và kịch nghệ Sài Gòn.
Ông dạy nhạc có những nét độc đáo khó quên, lúc ngẫu hứng cùng thầy đi bộ từ chợ cũ – thị xã (nơi ông thuê nhà luật sư Đinh) xuống dốc sương mù Mít Một vào khu vườn sầu riêng của hai người bạn tên Muông – Trâm để vui chơi ca hát. Lương bổng thời đó rất khá (tương đương một chiếc xe Honda Nhật) nhưng do tánh nghệ sĩ nên cũng túng thiếu dài dài, có lần ông phải bán chiếc radio 3 band để trả tiền thuê nhà (nên nhớ thời đó có cái radio là quý, nghệ sỹ càng quý hơn vì để nghe nhạc của mình). Đời nghệ sỹ là vậy, xưa thi sĩ Hàn Mặc Tử từng than: Gió trăng có sẵn làm sao ăn? Ông là một trong những người đưa những âm điệu nhẹ nhàng bình dân vào nhạc cùng với các nhạc sỹ Trúc Phương, Châu Kỳ, Minh Kỳ. Lam phương… (Như điệu boléro, ballade, habanera…) và đã từng đỗ hạng ưu khoá I trường quốc gia âm nhạc và kịch nghệ Sài Gòn.
Theo nhạc sĩ Nguyễn Quốc Đông kể : – Trong một dịp xuống Cẩm Giang vào năm 2005, tôi được Vũ Anh Sương cho xem bức thư ông gửi khi sáng tác xong ca khúc Đa Tạ, lời thư rất cảm động: “Mình vừa sáng tác xong 2 bài, độ trung tuần tháng tư trở đi cậu đón nghe, đó là Chân dung và Đa tạ. Hiện mình chưa in ronéo, cuối tháng tới mình in luôn, cậu nhớ mua cái radio nho nhỏ nghe nhạc mình xem sao? Mình vẫn sống vất vưởng cù bất cù bơ…” (thư đề ngày 31/3/66) Cũng vào thời ấy, nhạc sĩ Anh Việt Thu phổ một bài thơ hay của thi sĩ Trường Anh, một nhà giáo ở Gò Dầu, bài “Mưa Cẩm Giang” trích trong tập thơ “Mưa Đêm Nay” xuất bản năm 1964 được thi sĩ Vũ Hoàng Chương đề tựa. Năm 1972,nhạc sĩ Anh Việt Thu là một trong 12 nhạc sĩ du ca có mặt trong tuyển tập nhạc “Hát cho những người sống sót” (Bút nhạc xuất bản 1973) ông đã viết: Một ngày Việt Nam thơm lừng hòa bình, một ngày Việt Nam bay tràn thế giới… Đến năm 1975 ông qua đời tại Sài Gòn, hiện còn người vợ là bà Nguyễn Nữ Hiệp và 2 con trai Việt Bằng, Việt Thanh sống ở Sài Gòn. Còn nhà thơ Thiên Hà viết về người bạn thân: – Với Anh Việt Thu phải nói là người bạn thâm giao của Thiên Hà. Anh Việt Thu đã phổ nhạc rất nhiều bài thơ của Thiên Hà và bài nào cũng nổi tiếng đi vào lòng người cho đến tận hôm nay như: Gió Về Miền Xuôi, Nhớ Nhau Hoài, Xa Dấu Ngựa Hồng… Do cơn bệnh hiểm nghèo những ngày cuối đời Anh Việt Thu tâm sự với Thiên Hà, anh mơ ước có một căn nhà bên cạnh dòng sông như ở Tân Qui, đường Trần Xuân Soạn hay Bình Đông. Có lẽ anh muốn ngắm nhìn dòng nước mỗi ngày như ở vùng An Hữu quê anh thời thơ ấu. Khi Thiên Hà đẩy xe đưa Anh Việt Thu vòng quanh bệnh viện cho khuây khỏa chuyện các thầy thuốc đã bó tay. Qua khoảng sân còn sót từng giọt nắng chiều Anh Việt Thu nhìn bầu trời bao la mà thèm những bông hoa nắng. Hiểu ý bạn Thiên Hà hái một đoá Mẫu Đơn bên vệ đường an ủi, động viên bạn mình. Nhưng rồi cơn bệnh nan y đã ngắt đi cuộc sống của nhạc sỹ Anh Việt Thu tại Y viện Quảng Đông (nay là Bệnh viện Nguyễn Tri Phương) Sài Gòn lúc 2 giờ 40 ngày 15 tháng 03 năm 1975 và đưa đi an táng tại quê nhà. Nhà văn Nguyễn Đình Toàn viết : – Anh Việt Thu mất sớm. Những ngày còn làm việc tại Phòng Văn Nghệ thuộc Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị (do Thiếu Tá Ðinh Thành Tiên, tức Thi sĩ Tô Thùy Yên làm trưởng phòng), Anh Việt Thu chắc chỉ mời ngoài 30 tuổi. Nếu chúng tôi nhớ không lầm thì khi ấy, cùng làm việc trong Phòng Văn Nghệ còn có nhạc sĩ Trần Thiện Thanh tức ca sĩ Nhật Trường nữa. Chính trong thời gian này, Anh Việt Thu khám phá bị ung thư nhiếp hộ tuyến (hay phổi?) rồi qua đời. Như thế ca khúc “Dòng An Giang” hẳn đã được Anh Việt Thu viết vào những năm ông còn rất trẻ, ở độ tuổi chưa đến 20, vì bài hát đã nổi tiếng trước đó nhiều năm. Những người quen biết Anh Việt Thu cho biết, ông là người ít nói. Ông hiền lành và sống với bạn bè rất nhiệt tình. Có một thời ông muốn làm nhà xuất bản nhạc, nhưng hình như chỉ in được một, hai tập nhạc ngoại quốc lời Việt, rồi thôi. Có thể coi Anh Việt Thu là thế hệ nhạc sĩ sau cùng sinh trưởng tại miền Nam (nếu lấy ngày 30/04/1975 làm dấu mốc) những người viết nhạc với tâm hồn đôn hậu của người miền Nam, ít cầu kỳ, cả trong giai điệu lẫn ca từ. Nghe nhạc Anh Việt Thu người ta nghĩ đến những kinh rạch chứ không phải những ao hồ. Ao, hồ có một vẻ gì đó u uẩn, tù túng. Kinh, rạch, như lòng người miền Nam, khi thủy triều rút đi, khô cạn, phơi mở không còn gì giấu giếm, lúc thủy triều trở lại, lại kín đáo, tràn đầy. Như bài “Dòng An Giang”. “Tám Ðiệp Khúc” của Anh Việt Thu là một tình khúc. Nhưng ông đã nhập cái tình riêng của mình vào với tình yêu quê hương, đất nước. Một đất nước tràn ngập điêu linh, tang tóc, mỗi tiếng hát như một lời thở than, kêu gọi yêu thương nhiều hơn là tỏ tình. Nhà văn Nguyễn Mạnh Côn có lần nói rằng, ông rất thích bài hát này của Anh Việt Thu, mặc dầu nghe cả bài trong một lúc khó nắm bắt tác giả nói gì, nhưng nghe từng đoạn tách rời, âm điệu day dứt của nó làm cho rất buồn…
Theo Quế Phượng (cafevannghe)
Nguồn : Nhạc xưa.vn
Link : https://nhacxua.vn/wp-content/uploads/2021/05/logo2.png
HAI VÌ SAO LẠC :
Người về một mùa thu gió heo mayVề đâu có nhớ chăng những vì sao long lanhĐưa tiễn người một đêm không trăngNói sao nên lời lòng buồn như ngừng rơiNhư trong đêm khuya những bước chân qua thềmGợi niềm thương nhớ vô vàn
Người về đường về kết gió trăng saoNgười đi có biết chăng trong chiều nay bơ vơNghe lá thu vàng rơi bâng khuângBước chân ai về từng thời gian ngừng trôiNhư quên đêm khuyaĐể gió sương thêu thùa thầm làm ướt áo vai gầy
Người về chiều mưa hay nắngSao để khói lam chiều như se chùng màu không gianNgười về dòng sông thương nhớĐể bến vắng con đò thương mong chờ người người hay chăng
Người là vì sao nhỏ béTa mãi ước cho lòng là một bầu trời xanh xanhNgười về lòng ta thương nhớTa khẽ hỏi đưa người về hay thầm người đưa ta
Người về người về đâu nhớ ta chăngNgười ơi mỗi lá thu rơi làm ta bâng khuângNhư áng mây chiều lam trong sươngBước đi âm thầm lòng buồn như thời gianNghe chăng thu ơi để lá rơi chi hoài gợi niềm thương nhớ ai nhiều
Người về đường về kết gió trăng saoNgười đi có biết chăng trong chiều nay bơ vơNghe lá thu vàng rơi bâng khuângBước chân ai về từng thời gian ngừng trôiNhư quên đêm khuyaĐể gió sương thêu thùa thầm làm ướt áo vai gầy
Người về chiều mưa hay nắngSao để khói lam chiều như se chùng màu không gianNgười về dòng sông thương nhớĐể bến vắng con đò thương mong chờ người người hay chăng
Người là vì sao nhỏ béTa mãi ước cho lòng là một bầu trời xanh xanhNgười về lòng ta thương nhớTa khẽ hỏi đưa người về hay thầm người đưa ta
Người về người về đâu nhớ ta chăngNgười ơi mỗi lá thu rơi làm ta bâng khuângNhư áng mây chiều lam trong sươngBước đi âm thầm lòng buồn như thời gianNghe chăng thu ơi để lá rơi chi hoài gợi niềm thương nhớ ai nhiều
DÒNG AN GIANG:
Giòng An Giang cây xanh lá thắm,
lả lướt về qua Thất Sơn,
Châu đốc giòng sông uốn quanh,
soi bóng Tiền Giang Cửu Long.
Giòng An Giang xanh xanh khóm trúc,
Giòng An Giang tung tăng múa hát,
đêm đến giòng sông thở than
bên mấy hàng cây hắt hiu
đã mấy mùa xuân thanh bình.
Giòng An Giang đáy nước in sâu,
Nhịp cầu tre ngắm bóng say sưa,
nắng vẫn chiếu trên làn sóng nhấp nhô,
nắng vẫn chiếu trên gò má hây hây mơ màng, ngây thơ.
Cô thôn quê đang giặt yếm trên sông,
tiếng sáo vắng trên đồng lúa xanh tươi
trâu lang thang đôi cò trắng tung bay dập dìu.
Giòng An Giang ai qua vẫn nhớ,
Giòng An Giang lơ thơ bến nước,
đâu những thuyền ai lắc lơ
đôi mái chèo trăng lướt qua
lơ lửng vầng trăng vỡ tan.
Giòng An Giang đáy nước in sâu,
Nhịp cầu tre ngắm bóng say sưa,
nắng vẫn chiếu trên làn sóng nhấp nhô,
nắng vẫn chiếu trên gò má hây hây mơ màng ngây thơ.
Cô thôn quê đang giặt yếm trên sông,
tiếng sáo vắng trên đồng lúa xanh tươi
trâu lang thang đôi cò trắng tung bay dập dìu.
Giòng An Giang ai qua vẫn nhớ,
Giòng An Giang lơ thơ bến nước,
đâu những thuyền ai lắc lơ
đôi mái chèo trăng lướt qua
lơ lửng vầng trăng vỡ tan.
Giòng An Giang sông sâu nước biếc,
Giòng An Giang cây xanh lá thắm,
đây những người thôn nữ xinh
duyên dáng chuyền tay dắt nhau
múc mấy vầng trăng đổ đi
Click here : Nhạc sĩ ANH VIỆT THU