Tư thế cây cầu, plank, ngồi gập người về phía trước, co gối vào ngực… là các bài tập cho người thoát vị đĩa đệm hiệu quả.
Bác sĩ Wade Brackenbury (chuyên khoa Thần kinh cột sống, Phòng khám
ACC) chia sẻ: “Trong quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm, tôi luôn
khuyến khích bệnh nhân vận động và luyện tập nhẹ nhàng để cải thiện
triệu chứng đau, hỗ trợ chữa bệnh hiệu quả. Việc nằm hoặc ngồi lâu một
chỗ sẽ làm các nhóm cơ bị co cứng, khó khăn cho quá trình phục hồi vận
động sau cơn đau”.
Người bệnh thoát vị đĩa đệm có thể tham gia bơi lội, đi bộ, yoga
hoặc thực hiện các bài tập tại chỗ. Những bộ môn này giúp gân cơ, khớp
xương được thư giãn, đồng thời giảm áp lực tác động lên đĩa đệm.
Sau đây là những bài tập tốt cho bệnh thoát vị đĩa đệm, người bệnh nên dành ra 15 phút để thực hiện mỗi ngày.
Bài tập 1: Tư thế cây cầu
Nằm ngửa, thẳng người, hai tay đặt xuôi cạnh hông và đùi.
Co hai đầu gối, hóp bụng, hít sâu, lấy sức nâng mông lên cao, hai
tay vẫn để thẳng trên sàn. Chú ý giữ đầu thẳng (tuyệt đối không quay đầu
qua trái hoặc phải), lưng thẳng, khoảng cách giữa 2 bàn chân rộng bằng
vai.
Giữ yên tư thế trong 30 giây hoặc lâu hơn, đến khi mỏi người thì từ từ nằm xuống, quay về trạng thái ban đầu, thở chậm và sâu.
Lặp lại động tác tương tự trong 3 - 5 lần.
|
Bài tập 2: Plank
Nằm sấp, đặt hai khuỷu tay xuống sàn, hướng mũi chân xuống.
Chống hai tay vuông góc ngay dưới vai và song song với nhau. Nhón
hai mũi chân lên, nâng thân người lên, giữ lưng, hông, cổ thành một
đường thẳng, đầu hướng về phía trước.
Giữ yên tư thế trong 10 giây hoặc lâu hơn, hít thở đều.
Để kết thúc động tác, bạn từ từ hạ tay xuống, cơ thể chạm mặt sàn.
Lặp lại động tác tương tự 10 lần.
|
Bài tập 3: Ngồi gập người về phía trước
Bài tập có tác dụng kéo giãn cột sống, giải tỏa áp lực lên hệ thống
thần kinh dọc theo hai bên tủy sống. Người bệnh luyện tập mỗi ngày giúp
giảm căng thẳng và mệt mỏi do triệu chứng bệnh gây nên.
Ngồi thẳng lưng trên sàn, hai chân duỗi thẳng, khép chân cạnh nhau.
Từ từ gập người xuống cho đến khi đầu chạm gối, hai tay nắm lấy hai
cổ chân, chân luôn giữ thẳng và ép sát xuống sàn. Giữ yên tư thế trong
10 - 20 giây.
Sau đó nhấc đầu và phần thân trên, trở về tư thế ban đầu.
|
Bài tập 4: Co gối vào ngực
Nằm thẳng lưng trên sàn, duỗi thẳng chân trái, co chân phải.
Hai tay ôm lấy gối chân phải, kéo căng gối đến ngực, hít thở đều và giữ yên trong 30 giây.
Trở về tư thế ban đầu và thực hiện tương tự cho chân còn lại.
Lặp lại 3 lần cho mỗi chân.
|
Ngoài ra, bệnh nhân thoát vị đĩa đệm không nên chơi các bộ môn như
chạy bộ, nâng tạ, đá bóng, tennis, bóng chuyền… do chúng có thể gây áp
lực đến cột sống và đĩa đệm, khiến tình trạng bệnh càng trở nên nặng
hơn. Tương tự các động tác như vặn người, giữ thẳng chân, ngồi xổm cũng
cần tránh vì có thể ảnh hưởng xấu đến cột sống.
Bác sĩ Wade cũng cho biết thêm: “Trong quá trình điều trị thoát vị
đĩa đệm tại ACC, bên cạnh việc áp dụng phương pháp trị liệu thần kinh
cột sống, bác sĩ còn thiết kế các bài tập vật lý trị liệu phù hợp với
tình trạng bệnh của mỗi bệnh nhân. Họ có thể luyện tập tại phòng khám
với dụng cụ, thiết bị hiện đại hoặc tự tập tại nhà sau khi đã được hướng
dẫn cụ thể”.
Với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa thần kinh cột sống đến từ nước ngoài
và các chuyên viên vật lý trị liệu giàu kinh nghiệm, Phòng khám ACC đã
chữa trị thành công cho nhiều bệnh nhân mắc các bệnh lý về cột sống, đặc
biệt thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và cột sống cổ.