Trước khi vẽ, xin đọc kỹ bài Vẽ Phong Cảnh và ghi nhớ những quy luật căn bản.
Chọn một khung vải, đối với người mới học, khổ 14 x 18" là vừa đủ để khỏi tốn quá nhiều mầu.
Chọn một khung vải, đối với người mới học, khổ 14 x 18" là vừa đủ để khỏi tốn quá nhiều mầu.
1. Sau khi kẻ những đường giới hạn cho khu vực chủ điểm (points of interest). Vẽ một đường chân trời để ấn định tầm mắt. Phác họa sơ qua vị trí núi non, sông nước và cây cỏ cho phù hợp với luật về bố cục. Tránh những đường song song hay cùng một hướng.
2. Dùng mầu Light blue pha thêm mầu trắng để vẽ nền trời. Nên nhớ vẽ dưới nhạt, trên đậm. Phía trên nên cho thêm mầu Ultramarine blue + Red vào để tả trạng thái lúc này là trời nắng. Nếu muốn tả lúc trời vào sáng sớm hay không có nắng dùng Light blue + trắng và một chút Burnt umber. Nét bút, vẽ những nét ngang ngắn. Vẽ mây bằng mầu trắng trộn lẫn với mầu trời khi mầu còn ướt.
Dùng mầu Ultrmarine blue + Violet + Green vẽ núi và dùng mầu Burnt umber + Burnt sienna vẽ đất, nét bút theo chiều ngang dài hơn.
3. Vẽ nước ở gần đường chân trời White + Light blue + Green Phía trong, gần với đất Blue + green + Burn umber + white (theo quy tắc gần đậm xa nhạt). Nét bút vẽ dài theo chiều ngang. Vẽ thêm lá cây ở phía trên, bụi cây ở bên phải và bên trái để chặn tầm mắt khỏi ra ngoài chủ đề, để sau này người xem sẽ chú ý vào chính điểm (focal point). Khóm cây bên trái, sau thân cây sẽ giúp thêm chiều sâu của bức tranh.
4. Cho thêm mầu trắng vào làm cho mầu trời mầu nước cho nhạt đi, vẽ mầu đất đậm lên. Mầu đất sẽ là mầu đậm nhất để so sánh những mầu ở xa cho đúng quy tắc gần đậm xa nhạt. Vẽ thêm một góc núi ở điểm A để tạo thêm chiều sâu.
5. Dùng các mầu đậm nhạt khác nhau theo quy luật trên sáng dưới tối và thay đổi (variation) từ hình thể, đường nét cho linh hoạt. Mầu sắc thay đổi giữa nóng và lạnh xen lẫn với nhau tùy theo ánh sáng mặt trời và gần rõ, xa mờ. Chú ý mầu của giẫy núi đậm sẽ làm cho gần lại. Trong hình 6 ở dưới mầu nhạt đi làm cho có cảm tuởng giẫy núi ở xa hơn.
6. Vẽ thân cây bằng mầu Burnt umber với những nét bút ngắn theo chiều dọc của thân cây. Phía tay trái dùng mầu Raw umber cho đậm xuống. Phía tay phải dùng thêm mầu Yellow oxide để cho biết ánh sáng ở phía đó. Khóm cây 2 bên dùng Raw umber+ Green làm nền sau đó dùng mầu xanh Green để diễn tả bụi cây. Lá cây phía trên cũng dùng 2 mầu đó làm nền nhưng hơi nhạt hơn một chút.
7. Dùng mầu xanh Green nhạt để vẽ bụi cây bên phải, sau đó lấy mầu vàng pha với một chút mầu trắng vẽ lên phía trái để diễn tả ánh nắng. Lá cây phía trên cũng vậy. 2 chòm cây ở xa điểm B cũng vẽ cho sáng ra và nhạt đi. Khóm cây phía sau thân cây dùng mầu Thalo Green pha lẫn vời Light blue để diễn tả cây trong bóng rợp.
8. Vẽ cây lan nữ hài ở dưới đất và cây lan Dã hạc ở trên cây. Chú ý phải có sự tương xứng về hình dáng. Vẽ thêm khóm cây khô nhỏ sau thân cây lớn để tạo chiều sâu ở cảnh gần.
9. Ngọn núi thứ 3 vẽ cho mờ đi để tạo thêm một chiều sâu ở cảnh xa. Vẽ thêm một cành cây để che bớt đường thẳng chân trời. Mầu hoa nữ hài Green + burnt sienna + yellow oxide + magenta không nên quá sáng sẽ làm giảm bớt sự chú ý đến hoa Dã hạc. Lá nữ hài Permanent green + light green, Hoa Dã hạc Magenta + ultra marine blue + White. Sau đó dùng mầu xanh đậm nhạt vẽ thêm cỏ cây ở phía dưới tay phải và hoàn tất bức tranh.
2. Dùng mầu Light blue pha thêm mầu trắng để vẽ nền trời. Nên nhớ vẽ dưới nhạt, trên đậm. Phía trên nên cho thêm mầu Ultramarine blue + Red vào để tả trạng thái lúc này là trời nắng. Nếu muốn tả lúc trời vào sáng sớm hay không có nắng dùng Light blue + trắng và một chút Burnt umber. Nét bút, vẽ những nét ngang ngắn. Vẽ mây bằng mầu trắng trộn lẫn với mầu trời khi mầu còn ướt.
Dùng mầu Ultrmarine blue + Violet + Green vẽ núi và dùng mầu Burnt umber + Burnt sienna vẽ đất, nét bút theo chiều ngang dài hơn.
3. Vẽ nước ở gần đường chân trời White + Light blue + Green Phía trong, gần với đất Blue + green + Burn umber + white (theo quy tắc gần đậm xa nhạt). Nét bút vẽ dài theo chiều ngang. Vẽ thêm lá cây ở phía trên, bụi cây ở bên phải và bên trái để chặn tầm mắt khỏi ra ngoài chủ đề, để sau này người xem sẽ chú ý vào chính điểm (focal point). Khóm cây bên trái, sau thân cây sẽ giúp thêm chiều sâu của bức tranh.
4. Cho thêm mầu trắng vào làm cho mầu trời mầu nước cho nhạt đi, vẽ mầu đất đậm lên. Mầu đất sẽ là mầu đậm nhất để so sánh những mầu ở xa cho đúng quy tắc gần đậm xa nhạt. Vẽ thêm một góc núi ở điểm A để tạo thêm chiều sâu.
5. Dùng các mầu đậm nhạt khác nhau theo quy luật trên sáng dưới tối và thay đổi (variation) từ hình thể, đường nét cho linh hoạt. Mầu sắc thay đổi giữa nóng và lạnh xen lẫn với nhau tùy theo ánh sáng mặt trời và gần rõ, xa mờ. Chú ý mầu của giẫy núi đậm sẽ làm cho gần lại. Trong hình 6 ở dưới mầu nhạt đi làm cho có cảm tuởng giẫy núi ở xa hơn.
6. Vẽ thân cây bằng mầu Burnt umber với những nét bút ngắn theo chiều dọc của thân cây. Phía tay trái dùng mầu Raw umber cho đậm xuống. Phía tay phải dùng thêm mầu Yellow oxide để cho biết ánh sáng ở phía đó. Khóm cây 2 bên dùng Raw umber+ Green làm nền sau đó dùng mầu xanh Green để diễn tả bụi cây. Lá cây phía trên cũng dùng 2 mầu đó làm nền nhưng hơi nhạt hơn một chút.
7. Dùng mầu xanh Green nhạt để vẽ bụi cây bên phải, sau đó lấy mầu vàng pha với một chút mầu trắng vẽ lên phía trái để diễn tả ánh nắng. Lá cây phía trên cũng vậy. 2 chòm cây ở xa điểm B cũng vẽ cho sáng ra và nhạt đi. Khóm cây phía sau thân cây dùng mầu Thalo Green pha lẫn vời Light blue để diễn tả cây trong bóng rợp.
8. Vẽ cây lan nữ hài ở dưới đất và cây lan Dã hạc ở trên cây. Chú ý phải có sự tương xứng về hình dáng. Vẽ thêm khóm cây khô nhỏ sau thân cây lớn để tạo chiều sâu ở cảnh gần.
9. Ngọn núi thứ 3 vẽ cho mờ đi để tạo thêm một chiều sâu ở cảnh xa. Vẽ thêm một cành cây để che bớt đường thẳng chân trời. Mầu hoa nữ hài Green + burnt sienna + yellow oxide + magenta không nên quá sáng sẽ làm giảm bớt sự chú ý đến hoa Dã hạc. Lá nữ hài Permanent green + light green, Hoa Dã hạc Magenta + ultra marine blue + White. Sau đó dùng mầu xanh đậm nhạt vẽ thêm cỏ cây ở phía dưới tay phải và hoàn tất bức tranh.
Placentia 4-2007
Xem thêm :
Chúng ta luôn nhớ lý thuyết hay những quy luật căn bản là kim chỉ nam cho việc thực hành. Lý thuyết dễ, thực hành khó, nhưng nếu nắm vững lý thuyết sẽ giúp chúng ta biết là sai ở điểm nào và phải sưả chưã ra sao.
Khi vẽ phong cảnh ta cần phải định trước về thời gian, trạng thái (mood) của bức tranh thí dụ: hoàng hôn, hay giữa ban ngày, buổi sáng sớm hay dưới ánh trăng, diễn tả vẻ u buồn trầm lặng hay cảnh sắc huy hoàng của tạo hóa.
MẦU SẮC
Sau đó chúng ta mới lựa chọn mầu cho thích hợp. Hoàng hôn và ban ngày hay cảnh sắc vui tươi nên dùng đa số những mầu nóng (Warm color: Red, Yellow) Trái lại nếu diễn tả buổi sáng tinh sương hoặc dưới ánh trăng cảnh vật u buồn nên dùng những mầu lạnh (Cool color: Blue, Green) Nên dùng mầu nóng để nhấn mạnh chủ đề (focal point).
Những quy luật căn bản dùng cho vẽ phong cảnh như sau:
• Đường chân trời nên đặt ở 1/3 hay 2/5 khung vải.
• Quy luật về ánh sáng
• Tạo chiều sâu bằng cách vẽ nhiều lớp trước đè lên lớp sau.
• Gần to, xa nhỏ
• Gần đậm,xa nhạt
• Gần rõ chi tiết, xa mờ
• Mầu lạnh ở xa, mầu nóng ở gần theo thứ tự sau:
PHÁC HỌA VÀ VẼ MẦU
Khi phác họa ta phác họa từ cận điểm tới viễn điểm, nghĩ là ta vẽ phác chủ đề, bố cục, sau đó mới thêm vào hậu cảnh.
Khi vẽ, ta vẽ ngược lại theo thứ tự từ xa đến gần:
Quan sát cho kỹ một bức tranh, nhất là một bức vẽ phong cảnh chúng ta thấy chỉ là những mảng mầu sắc đậm nhạt xen lẩn với nhau. Do đó nguyên tắc chính là sự sắp xếp giữõa đậm và nhạt hay nói cách khác là làm sao có sự đậm nhạt xen lẫn với nhau từ vòm trời núi non, cây cỏ, sóng nước v.v…
Để chúng ta có thể tập pha mầu và dễ dàng nhận định sư đậm nhạt ra sao, hãy làm một bảng như sau. Lấy một miếng bìa lam như hình ở bên. Mầu đen (Mars Black) làm căn bản, rồi thêm vào một chút mầu trắng trộn cho đều và cứ tiếp tục mỗi lần một số mầu trắng bằng nhau. Dùng đồ bấm lỗ, đục một lỗ nhỏ ở mỗi mầu. Dùng lỗ này để so mầu trong tranh vẽ để biết sự đậm nhạt ra sao.
Khi hoàn tất bức tranh nên đứng xa ít nhất 2 thước kiểm soát lại các khuyết điểm và so sánh với nhưng õ lời chỉ dẫn ở trên.
Khi vẽ phong cảnh ta cần phải định trước về thời gian, trạng thái (mood) của bức tranh thí dụ: hoàng hôn, hay giữa ban ngày, buổi sáng sớm hay dưới ánh trăng, diễn tả vẻ u buồn trầm lặng hay cảnh sắc huy hoàng của tạo hóa.
MẦU SẮC
Sau đó chúng ta mới lựa chọn mầu cho thích hợp. Hoàng hôn và ban ngày hay cảnh sắc vui tươi nên dùng đa số những mầu nóng (Warm color: Red, Yellow) Trái lại nếu diễn tả buổi sáng tinh sương hoặc dưới ánh trăng cảnh vật u buồn nên dùng những mầu lạnh (Cool color: Blue, Green) Nên dùng mầu nóng để nhấn mạnh chủ đề (focal point).
Những quy luật căn bản dùng cho vẽ phong cảnh như sau:
• Đường chân trời nên đặt ở 1/3 hay 2/5 khung vải.
• Quy luật về ánh sáng
• Tạo chiều sâu bằng cách vẽ nhiều lớp trước đè lên lớp sau.
• Gần to, xa nhỏ
• Gần đậm,xa nhạt
• Gần rõ chi tiết, xa mờ
• Mầu lạnh ở xa, mầu nóng ở gần theo thứ tự sau:
Gray BlueLuôn nhớ mầu sắc dần dần biến mất ở chân trời Color diminish toward the horizon. Vì vậy cảnh vật ở xa phải dùng mầu lạnh và mờ nhạt hơn. All thing become cooler in color and lighter in value as they recede into the distance.
Blue violet
Blue green
Green yellow
Yellow green
Yellow orange
Orange red
Khi phác họa ta phác họa từ cận điểm tới viễn điểm, nghĩ là ta vẽ phác chủ đề, bố cục, sau đó mới thêm vào hậu cảnh.
Khi vẽ, ta vẽ ngược lại theo thứ tự từ xa đến gần:
Trời phía trên đậm dưới nhạt, mây trên sáng dưới tốiĐẬM NHẠT
Núi non trên đậm dưới nhạt, cây cỏ dưới đậm trên nhạt.
Hồ nước, thuyền bè phải đậm nhạt khác nhau.
Cây cối, người, vật v.v...ở cận diểm phải tương xứng với viễn cảnh.
Quan sát cho kỹ một bức tranh, nhất là một bức vẽ phong cảnh chúng ta thấy chỉ là những mảng mầu sắc đậm nhạt xen lẩn với nhau. Do đó nguyên tắc chính là sự sắp xếp giữõa đậm và nhạt hay nói cách khác là làm sao có sự đậm nhạt xen lẫn với nhau từ vòm trời núi non, cây cỏ, sóng nước v.v…
Để chúng ta có thể tập pha mầu và dễ dàng nhận định sư đậm nhạt ra sao, hãy làm một bảng như sau. Lấy một miếng bìa lam như hình ở bên. Mầu đen (Mars Black) làm căn bản, rồi thêm vào một chút mầu trắng trộn cho đều và cứ tiếp tục mỗi lần một số mầu trắng bằng nhau. Dùng đồ bấm lỗ, đục một lỗ nhỏ ở mỗi mầu. Dùng lỗ này để so mầu trong tranh vẽ để biết sự đậm nhạt ra sao.
Khi hoàn tất bức tranh nên đứng xa ít nhất 2 thước kiểm soát lại các khuyết điểm và so sánh với nhưng õ lời chỉ dẫn ở trên.
Placentia 1/2005
BÙI XUÂN ĐÁNG
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét