Thứ Hai, 8 tháng 8, 2016

Ký Hiệu Trên Đồ Nhựa & Giải độc cơ thể

Mỗi đồ vật nhựa đều được đánh số hiệu, từ đó ta có thể biết cái nào sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
Nếu bạn vô tình lật ngược một chiếc vỏ chai Lavie hoặc một hộp dầu gội đầu, bạn sẽ thấy những con số nằm gọn trong dấu hiệu “recycle”, vậy bạn có biết những con số này có ý nghĩa như thế nào không?
Nếu bạn là nhân viên một công ty tái chế đồ nhựa, thì những con số này giúp bạn có thể biết được loại đồ nhựa nào có thể tái chế được, loại nào không.
Còn nếu bạn muốn tìm hiểu xem loại hộp nhựa nào có thể sử dụng để đựng thức ăn an toàn và hợp vệ sinh nhất, thì những con số trên cũng sẽ giúp bạn giải quyết thắc mắc đó. 

Có 7 loại số mà các bạn sẽ thấy chúng xuất hiện trên các hộp nhựa, phản ánh 7 loại khác nhau của đồ nhựa được phép lưu hành trên thị trường. Một số loại thì ít độc hại cho sức khỏe của chúng ta và thân thiện với môi trường, còn một số khác thì không. Một số loại dễ dàng tái chế, trong khi một số khác khả năng này ít hơn.

image

Số 1: Là loại nhựa polyethylene terephtalate, hay còn được gọi là PETE hoặc PET. Hầu hết các chai soda và chai nước khoáng... đều thuộc loại đồ nhựa số 1. Loại nhựa này nói chung là an toàn, tuy nhiên, với bề mặt xốp có thể cho phép vi khuẩn và mùi vị tích tụ lại, do đó, nó chỉ được xem là loại đồ nhựa chỉ sử dụng một lần và rất dễ dàng để tái chế.

image

Số 2: Đây là loại nhựa có tỷ trọng polyethylene cao, hay còn được gọi là HDPE. Hầu hết các bình sữa cho trẻ em, chai đựng sữa, nước trái cây, hoặc chứa các loại nước tẩy rửa... đều là loại nhựa số 2. Tuy có màu đục nhưng loại nhựa này được xem là an toàn và khả năng tích tụ vi khuẩn thấp. Nhựa số 2 cũng được xem là có thể dễ dàng tái chế.

image

Số 3: Đây là loại nhựa được làm từ polyvinyl clorua, hoặc PVC. Các loại giấy gói thực phẩm, chai đựng dầu ăn, đường ống dẫn nước... là nhựa PVC.
Trong thành phần của nhựa PVC có chứa phthalates – một trong những hợp chất hóa học gây cản trở sự phát triển của hormone, do đó, nó được xem là không an toàn khi tiếp xúc với nhiệt độ cao - thông thường là đựng đồ ăn nóng hoặc nước nóng. Bạn nên hạn chế tối đa sử dụng loại nhựa số 3 trong việc lưu trữ thực phẩm càng nhiều càng tốt. Thông thường, nhựa PVC hiếm khi được chấp nhận trong các chương trình tái chế.

image

Số 4: Đây là loại nhựa có chứa polyethylene mật độ thấp (LDPE). Nó thường được sử dụng để làm các loại túi nhựa đựng hàng tạp hóa, giấy gói thực phẩm... Loại nhựa này được xem là khá an toàn, nhưng nó cũng không phải là đối tượng được chấp nhận trong các chương trình tái chế.

image

Số 5: Đây là loại nhựa được làm từ polypropylene. Hộp sữa chua, chai đựng nước lọc, lọ đựng thuốc, chai đựng nước xiro hoặc nước sốt cà chua, tương ớt, ống hút... đều được thuộc loại nhựa số 5. Loại nhựa này được xem là an toàn, và ngày càng được chấp nhận bởi chương trình tái chế.

image

Số 6: Nhựa Polystyrene, hay còn được gọi là xốp, thường được sử dụng trong khâu đóng gói bao bì. Bạn cũng sẽ thấy rằng nhựa số 6 được sử dụng để làm ra các loại đĩa và ly dùng 1 lần. 
Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy rằng loại đồ nhựa này có khả năng tiết ra các chất hóa học độc hại, đặc biệt khi đun nóng. Do đó, chúng ta nên tránh xa các loại đồ nhựa mang nhãn số 6 càng tốt. Rất khó để tái chế các loại đồ nhựa số 6.

image

Số 7: Con số này về cơ bản có nghĩa là “Tất cả mọi thứ”. Đây là sản phẩm từ hỗn hợp các loại chất dẻo đã được phát minh sau năm 1987, trong đó có Polycarbonate và chất BPA rất đáng sợ.
Hầu như không có bất cứ loại đồ nhựa gia dụng nào mang nhãn số 7. Loại nhựa này đa phần chỉ được sử dụng trong công nghiệp, từ vỏ máy điện thoại, máy tính... Rất khó để tái chế nhựa số 7 và các chương trình tái chế đều không chấp nhận loại nhựa này.
Loại nhựa nào là an toàn?
Tóm lại, các loại đồ nhựa số 2, 4, 5 thường được coi là an toàn. Đồ nhựa số 1 cũng được xem là an toàn nếu chỉ được sử dụng 1 lần. Khi bạn lựa chọn đồ nhựa gia dụng, cần phải hết sức thận trọng và xem xét kỹ lưỡng những con số được đánh dấu dưới đáy các loại chai, hộp nhựa. Tốt nhất là không nên chọn những loại đồ nhựa không có nhãn mác gì nhé.
Giải độc cơ thể
Sự nhiễm độc
Trong cuộc sống hiện đại của chúng ta, con người đang phải đối mặt với nguy cơ nhiễm độc cao. Bầu khí quyển chứa nhiều khí thải đặc biệt  từ công nghiệp và khí thải của các phương tiện giao thông…Nước và thức ăn vào cơ thể cũng chứa nhiều độc tố. Một số địa phương đã bị ô nhiễm nước ngầm nghiêm trọng. Nước giếng khoan sau khi lọc vẫn chứa hàm lượng A sen (thạch tín ) đáng kể. Thực phẩm chứa dư lượng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc kháng sinh, tăng trọng các loại.
Đất trồng và nước tưới bị ô nhiễm chứa kim loại nặng như chì…lại ngấm vào rau quả. Thức ăn chế biến sẵn  có các phụ gia như hàn the, chất bảo quản, chất tạo màu…Cả ngày, nhiều người phải hít thở trong căn phòng không thông thoáng, đầy mùi thiết bị văn phòng, máy điêù hoà và đồ điện tử ...
Ngay cả với thuốc Đông y, vốn được sử dụng phổ biến, chưa ai dám đảm bảo tuyệt đối tính an toàn của nó từ khâu sản xuất đến chế biến mà trong đó có nhiều thứ không rõ nguồn gốc. Sau một thời gian dài sử dụng thuốc của Tây y-hoá trị liệu và dù là thuốc bổ cũng có những tác dụng phụ nhất định…
Thói quen ít vận động, thức quá khuya, lạm dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê…Một chế độ ăn uống bất hợp lý kéo dài, quá nhiều chất béo, chất đạm, đường, một nhịp sống căng thẳng tiềm ẩn những stress, trầm cảm…làm cơ thể ta suy yếu, khả năng đối phó, thanh lọc chất độc bị suy giảm.
Trạng thái mất cân bằng tâm lí nghiêm trọng, lục dục, thất tình thái quá tác động xấu đến cơ thể làm chính chúng ta cũng có thể tự tiết ra chất độc như câu chuyện về một bà mẹ trong cơn giận dữ cực độ lại cho con bú, gây ngộ độc với đứa trẻ…
 Vài hậu quả xấu
Không kể các trường hợp ngộ độc cấp tính,một lượng nhỏ chất độc sẽ được cơ thể tìm cách đào thải qua đường bài tiết: phân, nước tiểu và qua da. Tuy nhiên, nếu thận và gan không thể làm tròn chức trách, chúng ta sẽ phải chịu hậu quả. Hệ miễn dịch suy yếu làm ta dễ bị cúm và các bệnh ngoài da. Ăn không ngon miệng, bị táo bón, gầy sút hay béo bệu, mất ngủ hoặc ngủ không sâu, hay cáu gắt, bực bội hơn.
Chóng  xuống sức, tim đập nhanh, dễ lo lắng hay tưởng tượng mắc một căn bệnh nào đó. Làn da không đẹp, thường thâm đen, mụn nhọt xuất hiện… mà chỉ dựa vào mỹ phẩm e khó lòng khắc phục được. Về lâu về dài chất độc được tích tụ có thể gây những bệnh mãn tính, thậm chí ung thư.
Những biện pháp phòng và giải độc thường ngày
Bạn hãy uống đủ nước,không nên chỉ uống khi khát.  Lượng nước thích hợp là 1-1,5 lít/ ngày, uống nhiều quá sẽ làm mệt tim, thận và mất vi chất. Nước là một thành phần quan trọng hàng đầu của sự sống, cơ thể đủ nước được khoẻ mạnh hơn, dễ tiêu hoá, hoà loãng nhiều chất độc, đưa chúng ra ngoài cơ thể dễ dàng hơn.

image

Hãy tăng cường vận động, lao động chân tay một cách vừa sức, tập thể dục, đi bộ là môn thể thao của mọi lứa tuổi.  Vận động làm tăng cường trao đổi chất. Nghiên cứu cho thấy, mồ hôi khi vận động chứa nhiều độc tố cặn bã hơn, chứng tỏ vận động thúc đẩy quá trình thải độc của các tế bào. Hít thở sâu nơi không khí trong lành,nhất là sáng sớm.

Riêng tắm đã là cả một nghệ thuật và phương cách dưỡng sinh hữu hiệu vì da là con đường bài tiết và đưa nhiều tế bào chết ra ngoài. Sau vận động, nghỉ ngơi và tắm đem lại sức khoẻ và sự sảng khoái tuyệt diệu…

Hãy là người tiêu dùng thông thái trong việc lựa chọn và chế biến thực phẩm, người xưa đã nói, bách bệnh tòng khẩu nhập (trăm bệnh theo đường miệng vào). An toàn thực phẩm lại đang là đề tài nóng hiện nay. Ăn rau xanh và hoa quả tươi chứa nhiều chất xơ có tác dụng quét các chất độc khỏi thành ống tiêu hoá. Cháo đậu xanh, bột sắn dây, nước mía, nước ép rau má… rất tốt, chứa nhiều sinh tố, giải độc , giải rượu.

Say rượu, nôn mửa là biểu hiện rất rõ của ngộ độc rất hại gan và hệ thần kinh. Nên hạn chế tiệc tùng, mâm cao cỗ đầy chỉ làm khổ bộ máy tiêu hoá. Mỗi ngày uống một cốc sữa vừa cung cấp can xi và dưỡng chất, vừa có công dụng giải độc.

image

Mỗi tuần có thể ăn một bữa cháo hoặc rau quả giúp các phủ tạng được nhẹ nhàng nghỉ ngơi. Phương pháp nhịn ăn chữa bệnh cũng nên được nhìn nhận khách quan. Tại Nhật Bản, Giáo sư Oshawa đã đưa ra phương pháp thực dưỡng: ăn cơm gạo lứt (gạo chỉ xay, không xát trắng, vẫn còn vỏ cám) với muối vừng đen có tác dụng phòng chống bệnh ung thư khá hiệu quả.

Cuối cùng, muốn không bị nhiễm độc thì phải giữ cho môi trường sống quanh ta trong sạch. Trước hết là sạch từ nhà ra ngõ, sau rộng hơn là bảo vệ môi trường toàn cầu. Phấn đấu vì một xã hội lành mạnh, không tệ nạn, con người có được một trạng thái tâm lí cân bằng, an toàn, yên vui…

Nguyễn Xuân Hoà


DETOX-ALL (Thuốc giúp tẩy độc)

Một bộ dược phẩm giúp tẩy độc, giải độc cho toàn cơ thể và đồng thời cũng rất hữu hiệu giúp cho hết táo bón kinh niên. Bộ này bao gồm trên 20 dược thảo thiên nhiên có công dụng giúp lọc máu và tẩy độc đường ruột, gan, phổi, thận, da và hệ thống hạch lymph. Bởi vì tất cả mọi người ai cũng tiếp xúc với hóa chất độc hại hàng ngày từ thức ăn, nước uống, ô nhiễm không khí cho nên ai cũng nên dùng bộ tẩy độc này tối thiểu mỗi năm một lần. Ngoài ra quý vị nào làm việc tại những nơi có quá nhiều hóa chất độc hại như tiệm nail, nhà in, dry clean, hoặc quý vị nào làm các nghề như thợ tiện, thợ hàn... thì nên tẩy độc với bộ dược phẩm số 6.1 tối thiểu 6 tháng một lần. Nếu có khả năng thì nên tẩy độc với bộ này 3 tháng một lần thì càng tốt hơn nữa. Các dấu hiệu khi cơ thể có quá nhiều độc tố:

• Da trở nên xấu đi, xanh tái hoặc bị xám xịt, da nổi mụn, nổi mề đay

• Người luôn mệt mỏi

• Táo bón, mặc dù ăn uống hợp lý với nhiều chất xơ và uống nhiều nước

• Đau nhức các cơ bắp, đau nhức khớp xương

• Nhức đầu, tính tình biến đổi, mất ngủ

• Miệng hôi, đau cổ họng, xốn mắt

• Đầy bụng, khó tiêu


Ngoài các triệu chứng kể trên, độc tố tích tụ trong người chúng ta sẽ làm suy thoái cơ thể, giảm sức đề kháng, dễ gây ra bệnh tật. Cũng giống như một chiếc xe cần phải được bảo trì bằng cách thay nhớt thường xuyên để xe thêm bền bỉ, ít hư hao, cơ thể chúng ta cũng cần được bảo trì bằng cách tẩy độc toàn cơ thể với bộ dược phẩm số 6.1. Trong khi dùng bộ dược phẩm này thì nên dùng kèm thêm dược phẩm số 9.1 và 31.1 để việc tẩy độc thêm phần hiệu quả

Cách dùng: Trong mỗi bộ dược phẩm số 6.1 DETOX-ALL SUPER CLEANSE có hai hũ khác nhau, một hũ màu cam và một hũ màu xanh:

1) Hũ màu cam dùng vào buổi sáng có tên là “Detox-All Morning Detox 6.1M” - Uống 2 viên trước hoặc chung với bữa ăn sáng, sau đó uống thêm 2 viên trước hoặc chung với bữa ăn trưa. Trong ngày nên nhớ uống nhiều nước lọc để giúp việc tẩy độc có hiệu quả hơn.

2) Hũ màu xanh dùng vào buổi tối có tên là “Detox-All Evening Cleanse 6.1E” - Uống 4 viên cùng với một ly nước lọc trước khi đi ngủ.

Lưu Ý: Công dụng của dược phẩm số 6.1 là giúp tẩy độc, giúp nhuận tràng chứ không phải là thuốc xổ do đó người dùng vẫn đi làm và sinh sống như thường lệ. Trong thời kỳ uống bộ tẩy độc số 6.1, quý vị vẫn có thể uống thuốc tây hoặc uống kèm thêm các dược phẩm khác như sữa ong chúa 63 hoặc 63.1, dầu cá số 127, thuốc bổ số 154, v.v… Sau khi đã dùng xong bộ dược phẩm số 6.1 này (15 ngày), quý vị nào hiện đang làm việc ở những nơi có nhiều hóa chất độc hại (tiệm nail, dry clean, nhà in, thợ tiện, thợ hàn, v.v....) nên tiếp tục dùng các loại dược phẩm sau đây hàng ngày để giúp cơ thể chống lại những độc tố tiếp xúc hàng ngày:

• Dược phẩm số 155 ULTIMATE LIVER FORMULA: giúp bảo vệ gan tối đa, giúp bồi bổ và làm mát gan, giúp gan lọc máu khử độc.

• Dược phẩm số 168 hoặc 67: giúp phòng ngừa ung thư.
Nutrition Depot tham khảo, http://www.nutritiondepotforcharity.com
Theo :http:// baomai.blogspot.com/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Góc Thư giản

Khi thấy chữ nhỏ muốn cho to ra, hãy nhấn vô Ctrl Key (bên trái phía dưới bàn gõ) đồng thời gõ vô Key dấu + (góc phải phía trên). Nếu gõ một lần chữ chưa đủ lớn, thì gõ hai lần, ba lần ...
Ngược lại, Bấm Ctrl KeyKey dấu -( kế góc phải phía dưới ), chữ sẽ nhỏ lại.