(BBT xin gởi đến bạn đọc buổi trò chuyện thân mật giữa thầy Thích Chân Pháp Đăng và BBT. Các bạn sẽ được nghe những tâm sự chân thành cũng như kinh nghiệm quý hiếm có được khi thầy vượt qua những giai đoạn khó khăn của bệnh tật.)
Người phỏng vấn: Thưa thầy! Con cảm ơn thầy cho chúng con một buổi tiếp xúc. Con biết thầy là đệ tử lớn của Sư Ông, nhưng thầy không ở Làng thường xuyên, thầy phải trụ trì tu viện Rừng Phong ở Mỹ. Xin thầy cho chúng con biết thầy tu tập theo pháp môn Sư Ông năm nào? Xuất gia đã bao nhiêu năm?
Thầy Pháp Đăng: Mình xuất gia tại Mai Thôn Đạo Tràng năm 1990. Mùa Đông năm 1999 Tăng thân gửi qua tu tập tại tu viện Rừng Phong. Năm 2006-2007, ba anh em đi tìm đất vùng New York để thành lập tu viện Bích Nham. Mùa đông năm 2008, mình về Làng Mai an cư kiết Đông, hết an cư kiết Đông ấy, mình về chăm sóc mạ bị tai biến đang ở Tu viện Lộc Uyển. Tháng 8, 2008 mình và sư cô Tuệ Nghiêm đưa mạ về Việt Nam trị liệu. Sư cô ở lại chùa Kiều Đàm chăm sóc cho mạ, và mình vào tu ở tu viện Từ Hiếu.
Trong thời gian 2005 đến bây giờ, mình thường về ở Chùa Tổ, có khi 6 tháng, có khi một năm hay có lúc một năm rưỡi. Ngoài thời gian ấy ra, mình ở tu viện Lộc Uyển một thời gian, ở Bích Nham một thời gian. Trong thời gian 10 năm ấy, mình về Làng Mai chỉ có hai mùa Hè và một mùa Đông. Tính ra cho đến bây giờ, mình đã xuất gia được 21 năm. Tuy nhiên, nói tới thời gian mình cảm thấy mắc cở bởi mình tu tập vẫn còn yếu kém lắm.
Trong thời gian 2005 đến bây giờ, mình thường về ở Chùa Tổ, có khi 6 tháng, có khi một năm hay có lúc một năm rưỡi. Ngoài thời gian ấy ra, mình ở tu viện Lộc Uyển một thời gian, ở Bích Nham một thời gian. Trong thời gian 10 năm ấy, mình về Làng Mai chỉ có hai mùa Hè và một mùa Đông. Tính ra cho đến bây giờ, mình đã xuất gia được 21 năm. Tuy nhiên, nói tới thời gian mình cảm thấy mắc cở bởi mình tu tập vẫn còn yếu kém lắm.
Người phỏng vấn: Thầy gốc ở Huế. Thầy có duyên tu tập ở Chùa Tổ. Nếu tính từ 2005 đến nay, thầy đã ở đó năm sáu năm rồi. Gần đây, con nghe thầy bị bệnh nặng, xin thầy chia sẻ cho chúng con biết chuyện gì đã xảy ra không ạ?
Thầy Pháp Đăng: Dạ vâng! Mình bị bệnh ung thư ruột già. Bệnh này có trong thân thể lâu rồi, ít nhất 6-7 tháng. Nó đau quằn quại! Mỗi lần đau, mình tuyệt thực 2-3 ngày. Mình thường lên cơn sốt vào ban đêm. Thời gian đó, mình đang tu tập tại Cát Tường ở nên Mĩ. Ban đêm ở Cát Tường lạnh lắm thế mà đau đến đổ mồ hôi. Mình cứ tưởng đau cái gì thôi như đau ruột thừa mà đau ruột thừa kiểu này chịu không nổi. Tuyệt thực hai ba ngày thì nó xuống lại. Lúc ấy mình chỉ uống nước trái cây và ăn cháo oatmeal. Mình không sợ bệnh mà cũng không sợ chết và có khả năng chịu đựng cái đau nên mình vẫn sống vui, thiền hành, thiền tọa và thỉnh thoảng cũng đi hướng dẫn khóa tu nơi này, nơi kia. Hoàn toàn mình không biết cơn bệnh nặng như thế.
Người Phỏng Vấn: Khi nào, các bác sĩ khám ra được bệnh của thầy?
Thầy Pháp Đăng: Vào cuối năm 2010, mình về Việt Nam để làm trai đàn chẩn tế cầu nguyện cho ba và ông bà tổ tiên. Lý do là có đứa cháu gái dâu thường cứ thấy ba mình xuất hiện. Ba đã mất gần bốn chục năm rồi, thế mà cháu nói là ông ngoại cứ tới thăm đứa con trai của cháu. Chị mình nói rằng: “Thầy ơi! Có thể nào ba vẫn chưa siêu thoát không thầy à? Ba đã mất gần bốn chục năm rồi mà.” Mình trả lời với chị là để thầy về Việt Nam làm trai đàn chẩn tế cầu nguyện để hồi hướng công đức cho ba.
Thời gian ấy cơn đau quằn quại lắm nhưng mình không cho ai biết. Trước khi vào lễ trai đàn chẩn tế để giải oan cho thập loại cô hồn, mình lạy Lương Hoàng Sám hơn một tuần. Lạy liên tục tuy mình vẫn đau, đôi lúc cơn đau quằn quại. May có các thầy Từ Hiếu xuống yểm trợ, sáng hai thầy, chiều hai thầy. Mình đứng làm chủ lễ. Anh em tu miên mật như vậy đó. Đến khi xong trai đàn chẩn tế thì cơn đau trở nặng, ăn không được, phải nhịn cả tuần. Không biết tính làm sao, gia đình đưa lên bệnh viện thì họ tìm không ra bệnh. Họ cho ba loại trụ sinh uống vào càng đau kiệt quệ hơn. Cuối cùng, mình nhớ đến bác sĩ Tôn Thất Cầu, trưởng khoa ung bướu bệnh viện Trung Ương Huế. Khi Sư Thúc bệnh, bác sĩ chăm sóc hết lòng. Với lại, vợ bác sĩ, chị Ngãi thường lên chùa Từ Hiếu nghe mình giảng pháp. Sau khi gọi, bác sĩ nói thầy phải lên cấp cứu gấp. Họ nội soi, thử máu và phát hiện ra một khối u to bằng quả trứng vịt ở ruột già.
Người Phỏng Vấn: Khi đó, ngoài đau, kiệt sức, nó còn hành hạ gì nữa không thưa thầy! Thầy có sụt cân không?
Thầy Pháp Đăng: Mình sụt cân dữ lắm, từ 64 kg xuống còn 50 kg, thiếu máu trầm trọng, hồng huyết cầu bị phá nhiều. Họ giải phẩu khối u trong vòng một tuần. Sau khi thử nghiệm, các bác sĩ cho biết nó là u ác tính ở giai đoạn thứ ba. Để cho chắc ăn, họ mổ khoảng chừng một gang hai bên khối u rồi mới nối ruột già lại với nhau. Để chuẩn bị cho cuộc giải phẩu, họ làm nhiều thử nghiệm nên trong thời gian ấy mình phải nhịn đói đến 16 ngày nữa, tổng cộng thời gian nhịn đói là 20 ngày.
Người Phỏng Vấn: Khi mổ thầy có giai đoạn thập tử nhất sinh không?
Thầy Pháp Đăng: Dạ vâng có! Khi vào mổ, mình yêu cầu các bác sĩ không chích thuốc tê. Bác sĩ nói: “Như vậy, thầy chịu không nổi đâu, nó đau lắm.” Mình nói là tôi sẽ chịu nổi. Mấy tháng nay tôi đã chịu được cơn đau. Bác sĩ nói: “Con nghe lời thầy, nhưng mà họ vẫn chích thuốc tê như thường.”
Sau giải phẩu một ngày, sư cô Thuần Khánh nói: “Có lúc anh không còn thở nữa, thấy anh tiều tụy quá nên em sợ ghê!” Mình kiệt sức quá vì nhịn đói đến hai chục ngày, và năm sáu tháng cơn đau tàn phá quá nhiều sức khỏe.
Người Phỏng Vấn: Thời gian mổ là bao lâu thưa thầy?
Thầy Pháp Đăng: Dạ hai, ba tiếng.
Người Phỏng Vấn: May mắn cho thầy họ là những chuyên khoa mổ bướu. Vậy, thầy ở bệnh viện bao nhiêu ngày.
Thầy Pháp Đăng: Nhập viện đến khi xuất viện là mười sáu ngày. Ngày thứ năm sau khi mổ mới bắt đầu uống nước được. Ruột già thông thì mới uống được. Ngày hôm sau ăn cháo thật lỏng và ăn cháo được là mình muốn xuất viện. Mình biết không khí, năng lượng rất quan trọng, và môi trường Chùa Tổ giúp mình hồi phục sức khỏe rất mau.
Người Phỏng Vấn: Theo con được biết những ca mổ thường từ hai tuần đến một tháng, thầy có năm ngày xuất viện thì thầy có nhiều sức khỏe để hồi phục quá. Thưa thầy xin thầy chia sẻ sau đó bác sĩ có muốn thầy hóa trị hay xạ trị gì không ạ?
Thầy Pháp Đăng: Hai ngày sau mổ, mình muốn ngồi thiền dù còn rất đau. Mấy đứa em đỡ mình ngồi dậy ngồi thiền. Ngày thứ ba, mình muốn tập đi để cho vết thương cử động, máu tới vết thương thì nó mau lành. Lúc đang ở Chùa Tổ, bác sĩ Cầu cùng người vợ lên thăm và bác sĩ hỏi: “Ngày hôm nay nữa là thầy mổ đến ngày thứ mấy rồi.” Mình trả lời dạ được tám ngày và mới ăn được có hai ba ngày. Bác sĩ nói: “Trong một tuần nữa, thầy phải vô hóa trị liền.”
Gia đình không có muốn mình hóa trị ở Việt Nam. Họ thật sự không tin tưởng y khoa Việt Nam. Gia đình muốn mình về Mỹ khám lại cho chắc. Và nếu cần hóa trị thì điều trị tại Hoa Kỳ dù sao kỹ thuật bên kia cũng cao hơn. Sư Ông nói với thầy Pháp Niệm và sư cô Chân Không gọi về bảo sư anh qua Pháp để tăng thân lo và hóa trị ở Pháp. Bác sĩ Tôn Thất Cầu nói là trong vòng một tháng thì thầy phải hóa trị liền, nếu trể tế bào ung thư có thể mọc lại thì bó tay thôi.
Người Phỏng Vấn: Con biết sự nguy hiểm việc giải phẩu bướu ác tính sau đó bướu nhỏ ở nhiều nơi trong cơ thể có thể đột phát một cách dữ dội nên các bác sĩ khuyên thầy phải hóa trị sớm. Nhưng vì lý do nào mà thầy không theo lời yêu cầu đó?
Thầy Pháp Đăng: Mình tin lời bác sĩ nhưng mình tin Phật hơn. Mình thấy như thế này. Sống chết đều có cái mạng do nghiệp lực. Nếu nghiệp mình phải chết thì làm cách gì mình cũng chết ạ. Cho nên sống được nữa tháng mình cảm thấy hạnh phúc rồi. Nhưng thật sự, mình không tin phương pháp hóa trị. Lý do mình cũng có nghiên cứu sơ qua về các loại hóa chất. Chất hóa trị ấy tàn phá không chỉ tế bào ung thư mà tàn phá hết cả cơ thể. Sau khi xuất viện, mình đã quyết định không hóa trị, dù bác sĩ thúc như thế nào đi nữa. Bác sĩ bảo là điều trị ít nhất là tám ống, mỗi tháng hóa trị một lần. Quyết định qua Làng Mai để nương tựa Sư Ông và Tăng thân, mình dùng phép hành thiền và ăn cơm gạo lứt theo pháp Osawa để điều trị. May mắn khi vào Sài Gòn để ngày hôm sau đi Pháp, có một vài bạn nói rằng có thầy lương y có thể trị được bệnh ung thư nên mình đi gặp các vị lương y ấy. Sau khi bắt mạch, cả hai đều nói là trị được trong vòng 3 tháng.
Người Phỏng Vấn: Dạ thưa thầy! Họ trị bằng thuốc nam nay thuốc bắc?
Thầy Pháp Đăng: Cả hai loại. Thuốc nam có công năng trị bệnh. Thuốc bắc có công năng bồi bổ và làm cho âm dương, khí huyết đều hòa lại.
Người Phỏng Vấn: Thầy may mắn uống thuốc lấy từ thảo mộc. Thuốc có khó uống, có hành hạ gì không thưa thầy?
Thầy Pháp Đăng: Thuốc uống rất dễ. Mình uống thuốc của cô lương y này. Cô nói thuốc rất rõ ràng là Tử Linh Chi, Đông Trùng Hạ Thảo, bông củ cải trắng, củ cải đỏ. Tử Linh Chi cô gọi là nấm độc nhưng hình như là nấm Linh Chi con. Cô dùng những thứ đó bào chế ra một loại thuốc mà thử nghiệm cho nhiều người ung thư rồi, bướu to cũng teo lại. Nhưng đặc biệt là cô nói: “Con tuy là dùng thuốc nhưng phải xoa bóp cho thầy mỗi ngày để đẩy cho khí huyết lưu thông, đẩy cho máu lưu chuyển và thứ hai là đẩy cho độc tố ra khỏi cơ thể.
Người Phỏng Vấn: Thưa thầy, khi cô ta xoa có sâu và mạnh?
Thầy Pháp Đăng: Xoa sâu và đúng huyệt! Cô không xoa từng huyệt mà cô đẩy một đường dài.
Người Phỏng Vấn: Khi xoa như vậy có đau không ạ ?
Thầy Pháp Đăng: Không đau! Mới bước đầu hơi đau nhưng quen rồi thấy khỏe. Cô đẩy cơ thể cho thông, đưa các tế bào ung thư núp trong các huyệt đạo ra và đưa thuốc tới các nơi trong cơ thể.
Người Phỏng Vấn: Ngoài việc thiền tập, thầy thấy cái gì quan trọng nhất, thuốc men hay các phương pháp hổ trợ khác quan trọng nhất ?
Thầy Pháp Đăng: Quan trọng nhất là cái tâm của mình. Mình nghĩ chắc chắn sẽ lành cho nên mỗi khi có ai hỏi thầy sao rồi. Mình trả lời là mình đang lành lại. Thứ hai là sống vui. Mình không biết rõ sống thêm được bao nhiêu ngày nên tự động sống vui. Mình vui cười và yêu đời cả ngày.
Người Phỏng Vấn: Như vậy, thưa thầy về sức khỏe thầy có luyện tập gì khác không ?
Thầy Pháp Đăng: Mình đi bộ đều đặn ngày hai tiếng đồng hồ, sáng một tiếng chiều một tiếng. Mình ngồi thiền rất nhiều và thực tập phương pháp thở, thở càng sâu càng tốt.
Người Phỏng Vấn: Thầy ngồi thiền nhiều là một giờ hay hai giờ ?
Thầy Pháp Đăng: Buổi sáng, mình ngồi khoảng chừng một tiếng đồng hồ. Ăn sáng xong, mình đi thiền hành vài vòng ra bờ sông, rồi ngồi thêm một tiếng đồng hồ nữa. Lúc đó, cô lương y mới đến điều trị. Sau buổi trưa, nghỉ ngơi một chút, mình ra ngoài dòng sông ấy ngồi thiền thêm một tiếng rưỡi, hai tiếng nữa, rồi trở về chùa trước giờ tụng kinh.
Kinh tụng ở chùa là Tịnh Độ, Pháp Hoa, Sám Hối... Tối lại, mình ngồi thêm một tiếng nữa. Mình thấy quan trọng là cái tâm phải yên tĩnh. Nó mới có khả năng điều trị. Nếu lo sợ nhiều quá thì cơ thể tổn hao năng lượng, mà năng lượng rất là quan trọng vì nó điều khiển bộ miển dịch, đề kháng...
Người Phỏng Vấn: Xin thầy chia sẻ cho chúng con biết là lúc nào thầy cảm thấy đói trong người. Theo như con học được biết cơ thể bắt đầu phục hồi là mình thấy đói. Như vậy sau khi mổ bao nhiêu ngày thì bắt đầu thấy đói ?
Thầy Pháp Đăng: Mình thấy đói thường lắm nhưng ăn không được, lý do là cái ruột nó còn đau nên mình rất cẩn thận, vì mình nhịn đến hai chục ngày.
Người Phỏng Vấn: Thưa thầy, thầy ăn kiêng những thứ gì ?
Thầy Pháp Đăng: Thời gian mổ xong đa số ăn toàn nước cháo. Mười ngày như vậy ăn cháo đặc từ từ. Sau mười ngày đó mình mới vào Sài gòn. Trong lúc uống thuốc thì mình ăn cơm rất nhão, cơm gạo lứt với cà rốt hầm, đậu hầm, uống nước đó. Ăn rất lành mạnh. Ăn liên tục như vậy trong một tháng rưỡi hai tháng, ăn đồ rất mềm, đồ rau củ hấp rất nhừ, các loại đậu đen, đậu đỏ…
Người Phỏng Vấn: Khi thầy ăn như vậy thầy thấy có ngon miệng không thưa thầy ?
Thầy Pháp Đăng: Ngon miệng lắm và rất là khỏe trong người.
Người Phỏng Vấn: Thầy có dùng được trái cây không thưa thầy ?
Thầy Pháp Đăng: Cô lương y nói được dùng trái cây nhưng không ăn chung với thức ăn mà dùng riêng. Khi nào dùng trái cây thì chọn trái cây không có chất độc.
Người Phỏng Vấn: Khi ăn như vậy thì thầy thấy trong người nó khỏe. Không cần ăn nhiều vẫn khỏe phải không thưa thầy?
Thầy Pháp Đăng: Ăn nhiều cũng được nhưng bao tử mình còn yếu sau một thời gian dài bị cắt nên mình ăn vừa đủ, cỡ chừng một chén, ăn theo kiểu thiền, ăn từ từ, nhai thật kỹ.
Người Phỏng Vấn: Thầy có muốn nhắn nhủ với chúng con những gì khi bị bệnh tật không? Cái quan trọng nhất theo thầy nói là tinh thần của mình. Như vậy làm thế nào để mình có niềm tin ?
Thầy Pháp Đăng: Mình thấy rõ ràng là thời gian tu tập với Tăng thân trong 20 năm đã tu luyện tinh thần cho mình. Cho nên khi gặp bệnh thì mình có niềm tin rất mạnh, tâm mình rất mạnh, không phải ai cũng được như vậy. Có nhiều người khi bệnh là hoảng rồi, chính cái hoảng sợ đó làm cho mình chết sớm chứ không phải căn bệnh. Hoảng sợ làm cho mình ăn không ngon, ngủ không yên, mất nhiều năng lượng. Khi mất nhiều năng lượng, tế bào ung thư sẽ tấn công trở lại. Vấn đề là đời sống tu học, thực tập hàng ngày rất quan trọng.
Thứ hai mình có niềm tin rất vững giáo lý về nghiệp. Hễ nghiệp mình chết sớm thì có xin thêm một ngày cũng không được. Nếu nghiệp mình chưa chết thì không bao giờ chết sớm được. Đừng có sợ chết phải chấp nhận đối diện với sự thật là mình còn sống trong vài tháng nữa để sống cho hết lòng, đàng hoàng. Nguyên tắc là vậy.
Sự thật khi gần chết, mình sống sâu sắc lắm. Bệnh cũng là một ân sủng. Bệnh là món quà báo động cho mình: Anh chỉ còn thời gian ngắn để sống, thay vì lo sợ thì mình sống vui lên. Nó là cơ hội thay đổi nếp sống. Thứ ba phải tin tưởng rằng mình chắc chắn sẽ lành bệnh thì tự nhiên nó tạo ra sức mạnh để hồi phục.
Người Phỏng Vấn: Con nghe trong thời gian bị bệnh thầy cũng làm việc như thường, cũng đi chia sẻ kinh nghiệm tu học với tăng thân và giúp đỡ được nhiều người có niềm tin vào pháp môn. Xin thầy có thể nói rõ hơn cho chúng con biết không ạ?
Thầy Pháp Đăng: Thật ra sau khi mổ một tháng đầu sức khỏe mình còn yếu lắm. Có lẽ do bị công phá quá nhiều, thứ hai lúc mổ cũng mất nhiều máu và sức lực. Sau mười ngày ở Từ Hiếu (tức mười ngày sau khi rời khỏi bệnh viện về ở chùa), khoảng chừng mười bốn ngày từ lúc mổ, các thầy nói là hai hôm nữa sư anh đi Pháp không biết có thể trở lại được hay không, nên sư anh phải cho bài pháp thoại cuối cùng giống như ngày xưa trước khi Bụt nhập diệt. Mình trả lời sư anh không có hơi, nói không ra tiếng nữa, làm sao nói Pháp. Họ nói sư anh ráng đi, đạo tràng ở đây ai cũng thương sư anh hết, tất cả từ các thầy, các sư cô đến Phật tử rất thích sư anh giảng. Sư anh phải giảng bài cuối! Hôm đó, thầy Từ Hải nói sư anh giảng luôn cho Thiện Tài Đồng Tử một bài ngắn. Bài giảng đó ngắn lại là sâu sắc nhất. Sư cô Thuần Khánh nói: “Đó là bài pháp thoại hay nhất của sư anh.”
Khi vào Sài Gòn chuẩn bị bay về Pháp thì mình quyết định ở lại Thủ Đức để trị bệnh như đã nói trên. Thỉnh thoảng mình có đi hướng dẫn đạo tràng, bói kiều đầu năm ở Pháp Vân. Mồng 10 tết các bạn tổ chức cho mình bói kiều cho sinh viên học sinh nhóm Xuân Phong, nghĩa là mình không có ngại chuyện bệnh tật, coi nó là chuyện bình thường bởi mình tin là sẽ lành lại cho nên tâm hồn mình thật là thoải mái. Nếu cần giúp cuộc đời là mình sẵn sàng, thế nhưng cái hơi ngắn ngủi, sức lực hơi yếu. Mình không có gì quan tâm hay lo ngại chuyện đó, vì biết rằng mình sẽ lành bệnh, sẽ hồi phục nên làm được nhiều chuyện. Mình còn đi hướng dẫn ngày tu nữa, có nhiều bạn tới thăm mình. Hầu như mỗi ngày đều có người tới thăm, tham vấn, thăm hỏi, đàm đạo. Mình luôn chia sẻ tận tình giống như không có bệnh tật gì. Nhiều người hỏi: “Tại sao thầy bệnh sao mà giọng nói thầy tốt ghê, sang sảng, đầy năng lượng?” Ai cũng ngạc nhiên!
Người Phỏng Vấn: Dạ thưa thầy! Thầy có trở lại thăm các bác sĩ đã chăm sóc cho thầy. Hiện nay thầy có theo dõi bệnh tình không ạ ?
Thầy Pháp Đăng: Sáng mình trị với cô lương y ấy, chiều mình trị với một ông lương y khác. Ông này nói: “Con chuyên trị về tai biến và ung thư.” Phòng mạch ông ở quận tám, có hệ thống mát xa, châm cứu, một dãy dài và nhiều người tai biến, ung thư đến điều trị với ông. Đặc biệt là tai biến, ông trị lành rất nhiều người. Ông bắt mạch và nói: “Con sẽ trị lành bệnh cho thầy”. Ông nói:
“Thầy cứ uống thuốc cô ấy, đến chiều thầy uống thuốc con. Thuốc con là thuốc đơn giản. Thuốc nam là những loại lá thuốc đơn giản nhưng mà biết cách phối hợp thì nó cũng trị được ung thư, không cần dùng các loại thuốc qúa cầu kỳ như Đông Trùng Hạ Thảo, Tử Linh Chi... Những loại này quá mắc!
Mình rất may mắn gặp được hai người lương y này giỏi. Sau khi rời Việt Nam, cô lương y bổ cho mình ba thang thuốc làm bằng viên để mình tiếp tục uống cho chắc giúp tiêu diệt sạch tất cả các tế bào ung thư.
Người Phỏng Vấn: Thầy có định trở lại thăm các bác sĩ đã giải phẩu cho thầy hoặc làm các thử nghiệm về Tây y không, thưa thầy ?
Thầy Pháp Đăng: Khi điều trị với hai vị bác sĩ đông y thì khoảng chừng hai tháng rưỡi sau đó, mình có đi thử máu thì họ nói máu rất tốt. Mình chọn bác sĩ nội soi rất giỏi thì cô nói không thấy u nào hết. Cô bác sĩ này hỏi:
- Thầy bị gì mà nội soi.
Mình nói là bị ung thư đại tràng.
- Cô nói đại tràng như thế nào? Mình nói là u ác giai đoạn ba.
Cô hỏi:
- Thầy đã điều trị hóa chất chưa?
Mình trả lời:
- Dạ chưa! Tôi không thích theo phương pháp đó.
Và cô hỏi:
- Thầy trị bằng cách gì?
Mình trả lời:
- Tôi đang trị về đông y thuốc nam và thuốc bắc.
Cô vừa soi vừa nói:
- Ung thư này không dễ trị lắm đâu thầy. Thầy nên vô hóa trị đi. Ung thư này đã làm nhiều người chết. Tuy con soi không thấy khối u nào nhưng nó có thể tái phát bất cứ khi nào không hay. Thầy nên vô hóa trị ngay.
Mình cũng cười thôi. Sau hai tháng rưỡi điều trị không tìm thầy khối u nào hết. Đó là tin mừng!
Người Phỏng Vấn: Tức là nó không tái phát trong hai tháng rưỡi. Theo thầy mình phải tiếp tục sự chữa trị. Mình đề phòng bằng cách nào? Thầy có phương pháp gì để chia sẻ với chúng con không ?
Thầy Pháp Đăng: Mình thật sự cũng không tin lắm vào các bác sĩ, Có thể có năm hay sáu ông bác sĩ toàn là trưởng khoa, phó khoa hội chẩn. Họ nói: “Đây là một ung thư ác tính giai đoạn thứ ba.” Giai đoạn thứ tư là giai đoạn cuối. Mình cũng không tin lắm. Có thể họ lầm, có thể đây chỉ là một khối u thôi, không phải là u nhảy. Đó là cách mình suy nghĩ và chiêm nghiệm.
Người Phỏng Vấn: Khi nào, các bác sĩ khám ra được bệnh của thầy?
Thầy Pháp Đăng: Vào cuối năm 2010, mình về Việt Nam để làm trai đàn chẩn tế cầu nguyện cho ba và ông bà tổ tiên. Lý do là có đứa cháu gái dâu thường cứ thấy ba mình xuất hiện. Ba đã mất gần bốn chục năm rồi, thế mà cháu nói là ông ngoại cứ tới thăm đứa con trai của cháu. Chị mình nói rằng: “Thầy ơi! Có thể nào ba vẫn chưa siêu thoát không thầy à? Ba đã mất gần bốn chục năm rồi mà.” Mình trả lời với chị là để thầy về Việt Nam làm trai đàn chẩn tế cầu nguyện để hồi hướng công đức cho ba.
Thời gian ấy cơn đau quằn quại lắm nhưng mình không cho ai biết. Trước khi vào lễ trai đàn chẩn tế để giải oan cho thập loại cô hồn, mình lạy Lương Hoàng Sám hơn một tuần. Lạy liên tục tuy mình vẫn đau, đôi lúc cơn đau quằn quại. May có các thầy Từ Hiếu xuống yểm trợ, sáng hai thầy, chiều hai thầy. Mình đứng làm chủ lễ. Anh em tu miên mật như vậy đó. Đến khi xong trai đàn chẩn tế thì cơn đau trở nặng, ăn không được, phải nhịn cả tuần. Không biết tính làm sao, gia đình đưa lên bệnh viện thì họ tìm không ra bệnh. Họ cho ba loại trụ sinh uống vào càng đau kiệt quệ hơn. Cuối cùng, mình nhớ đến bác sĩ Tôn Thất Cầu, trưởng khoa ung bướu bệnh viện Trung Ương Huế. Khi Sư Thúc bệnh, bác sĩ chăm sóc hết lòng. Với lại, vợ bác sĩ, chị Ngãi thường lên chùa Từ Hiếu nghe mình giảng pháp. Sau khi gọi, bác sĩ nói thầy phải lên cấp cứu gấp. Họ nội soi, thử máu và phát hiện ra một khối u to bằng quả trứng vịt ở ruột già.
Người Phỏng Vấn: Khi đó, ngoài đau, kiệt sức, nó còn hành hạ gì nữa không thưa thầy! Thầy có sụt cân không?
Thầy Pháp Đăng: Mình sụt cân dữ lắm, từ 64 kg xuống còn 50 kg, thiếu máu trầm trọng, hồng huyết cầu bị phá nhiều. Họ giải phẩu khối u trong vòng một tuần. Sau khi thử nghiệm, các bác sĩ cho biết nó là u ác tính ở giai đoạn thứ ba. Để cho chắc ăn, họ mổ khoảng chừng một gang hai bên khối u rồi mới nối ruột già lại với nhau. Để chuẩn bị cho cuộc giải phẩu, họ làm nhiều thử nghiệm nên trong thời gian ấy mình phải nhịn đói đến 16 ngày nữa, tổng cộng thời gian nhịn đói là 20 ngày.
Người Phỏng Vấn: Khi mổ thầy có giai đoạn thập tử nhất sinh không?
Thầy Pháp Đăng: Dạ vâng có! Khi vào mổ, mình yêu cầu các bác sĩ không chích thuốc tê. Bác sĩ nói: “Như vậy, thầy chịu không nổi đâu, nó đau lắm.” Mình nói là tôi sẽ chịu nổi. Mấy tháng nay tôi đã chịu được cơn đau. Bác sĩ nói: “Con nghe lời thầy, nhưng mà họ vẫn chích thuốc tê như thường.”
Sau giải phẩu một ngày, sư cô Thuần Khánh nói: “Có lúc anh không còn thở nữa, thấy anh tiều tụy quá nên em sợ ghê!” Mình kiệt sức quá vì nhịn đói đến hai chục ngày, và năm sáu tháng cơn đau tàn phá quá nhiều sức khỏe.
Người Phỏng Vấn: Thời gian mổ là bao lâu thưa thầy?
Thầy Pháp Đăng: Dạ hai, ba tiếng.
Người Phỏng Vấn: May mắn cho thầy họ là những chuyên khoa mổ bướu. Vậy, thầy ở bệnh viện bao nhiêu ngày.
Thầy Pháp Đăng: Nhập viện đến khi xuất viện là mười sáu ngày. Ngày thứ năm sau khi mổ mới bắt đầu uống nước được. Ruột già thông thì mới uống được. Ngày hôm sau ăn cháo thật lỏng và ăn cháo được là mình muốn xuất viện. Mình biết không khí, năng lượng rất quan trọng, và môi trường Chùa Tổ giúp mình hồi phục sức khỏe rất mau.
Người Phỏng Vấn: Theo con được biết những ca mổ thường từ hai tuần đến một tháng, thầy có năm ngày xuất viện thì thầy có nhiều sức khỏe để hồi phục quá. Thưa thầy xin thầy chia sẻ sau đó bác sĩ có muốn thầy hóa trị hay xạ trị gì không ạ?
Thầy Pháp Đăng: Hai ngày sau mổ, mình muốn ngồi thiền dù còn rất đau. Mấy đứa em đỡ mình ngồi dậy ngồi thiền. Ngày thứ ba, mình muốn tập đi để cho vết thương cử động, máu tới vết thương thì nó mau lành. Lúc đang ở Chùa Tổ, bác sĩ Cầu cùng người vợ lên thăm và bác sĩ hỏi: “Ngày hôm nay nữa là thầy mổ đến ngày thứ mấy rồi.” Mình trả lời dạ được tám ngày và mới ăn được có hai ba ngày. Bác sĩ nói: “Trong một tuần nữa, thầy phải vô hóa trị liền.”
Gia đình không có muốn mình hóa trị ở Việt Nam. Họ thật sự không tin tưởng y khoa Việt Nam. Gia đình muốn mình về Mỹ khám lại cho chắc. Và nếu cần hóa trị thì điều trị tại Hoa Kỳ dù sao kỹ thuật bên kia cũng cao hơn. Sư Ông nói với thầy Pháp Niệm và sư cô Chân Không gọi về bảo sư anh qua Pháp để tăng thân lo và hóa trị ở Pháp. Bác sĩ Tôn Thất Cầu nói là trong vòng một tháng thì thầy phải hóa trị liền, nếu trể tế bào ung thư có thể mọc lại thì bó tay thôi.
Người Phỏng Vấn: Con biết sự nguy hiểm việc giải phẩu bướu ác tính sau đó bướu nhỏ ở nhiều nơi trong cơ thể có thể đột phát một cách dữ dội nên các bác sĩ khuyên thầy phải hóa trị sớm. Nhưng vì lý do nào mà thầy không theo lời yêu cầu đó?
Thầy Pháp Đăng: Mình tin lời bác sĩ nhưng mình tin Phật hơn. Mình thấy như thế này. Sống chết đều có cái mạng do nghiệp lực. Nếu nghiệp mình phải chết thì làm cách gì mình cũng chết ạ. Cho nên sống được nữa tháng mình cảm thấy hạnh phúc rồi. Nhưng thật sự, mình không tin phương pháp hóa trị. Lý do mình cũng có nghiên cứu sơ qua về các loại hóa chất. Chất hóa trị ấy tàn phá không chỉ tế bào ung thư mà tàn phá hết cả cơ thể. Sau khi xuất viện, mình đã quyết định không hóa trị, dù bác sĩ thúc như thế nào đi nữa. Bác sĩ bảo là điều trị ít nhất là tám ống, mỗi tháng hóa trị một lần. Quyết định qua Làng Mai để nương tựa Sư Ông và Tăng thân, mình dùng phép hành thiền và ăn cơm gạo lứt theo pháp Osawa để điều trị. May mắn khi vào Sài Gòn để ngày hôm sau đi Pháp, có một vài bạn nói rằng có thầy lương y có thể trị được bệnh ung thư nên mình đi gặp các vị lương y ấy. Sau khi bắt mạch, cả hai đều nói là trị được trong vòng 3 tháng.
Người Phỏng Vấn: Dạ thưa thầy! Họ trị bằng thuốc nam nay thuốc bắc?
Thầy Pháp Đăng: Cả hai loại. Thuốc nam có công năng trị bệnh. Thuốc bắc có công năng bồi bổ và làm cho âm dương, khí huyết đều hòa lại.
Người Phỏng Vấn: Thầy may mắn uống thuốc lấy từ thảo mộc. Thuốc có khó uống, có hành hạ gì không thưa thầy?
Thầy Pháp Đăng: Thuốc uống rất dễ. Mình uống thuốc của cô lương y này. Cô nói thuốc rất rõ ràng là Tử Linh Chi, Đông Trùng Hạ Thảo, bông củ cải trắng, củ cải đỏ. Tử Linh Chi cô gọi là nấm độc nhưng hình như là nấm Linh Chi con. Cô dùng những thứ đó bào chế ra một loại thuốc mà thử nghiệm cho nhiều người ung thư rồi, bướu to cũng teo lại. Nhưng đặc biệt là cô nói: “Con tuy là dùng thuốc nhưng phải xoa bóp cho thầy mỗi ngày để đẩy cho khí huyết lưu thông, đẩy cho máu lưu chuyển và thứ hai là đẩy cho độc tố ra khỏi cơ thể.
Người Phỏng Vấn: Thưa thầy, khi cô ta xoa có sâu và mạnh?
Thầy Pháp Đăng: Xoa sâu và đúng huyệt! Cô không xoa từng huyệt mà cô đẩy một đường dài.
Người Phỏng Vấn: Khi xoa như vậy có đau không ạ ?
Thầy Pháp Đăng: Không đau! Mới bước đầu hơi đau nhưng quen rồi thấy khỏe. Cô đẩy cơ thể cho thông, đưa các tế bào ung thư núp trong các huyệt đạo ra và đưa thuốc tới các nơi trong cơ thể.
Người Phỏng Vấn: Ngoài việc thiền tập, thầy thấy cái gì quan trọng nhất, thuốc men hay các phương pháp hổ trợ khác quan trọng nhất ?
Thầy Pháp Đăng: Quan trọng nhất là cái tâm của mình. Mình nghĩ chắc chắn sẽ lành cho nên mỗi khi có ai hỏi thầy sao rồi. Mình trả lời là mình đang lành lại. Thứ hai là sống vui. Mình không biết rõ sống thêm được bao nhiêu ngày nên tự động sống vui. Mình vui cười và yêu đời cả ngày.
Người Phỏng Vấn: Như vậy, thưa thầy về sức khỏe thầy có luyện tập gì khác không ?
Thầy Pháp Đăng: Mình đi bộ đều đặn ngày hai tiếng đồng hồ, sáng một tiếng chiều một tiếng. Mình ngồi thiền rất nhiều và thực tập phương pháp thở, thở càng sâu càng tốt.
Người Phỏng Vấn: Thầy ngồi thiền nhiều là một giờ hay hai giờ ?
Thầy Pháp Đăng: Buổi sáng, mình ngồi khoảng chừng một tiếng đồng hồ. Ăn sáng xong, mình đi thiền hành vài vòng ra bờ sông, rồi ngồi thêm một tiếng đồng hồ nữa. Lúc đó, cô lương y mới đến điều trị. Sau buổi trưa, nghỉ ngơi một chút, mình ra ngoài dòng sông ấy ngồi thiền thêm một tiếng rưỡi, hai tiếng nữa, rồi trở về chùa trước giờ tụng kinh.
Kinh tụng ở chùa là Tịnh Độ, Pháp Hoa, Sám Hối... Tối lại, mình ngồi thêm một tiếng nữa. Mình thấy quan trọng là cái tâm phải yên tĩnh. Nó mới có khả năng điều trị. Nếu lo sợ nhiều quá thì cơ thể tổn hao năng lượng, mà năng lượng rất là quan trọng vì nó điều khiển bộ miển dịch, đề kháng...
Người Phỏng Vấn: Xin thầy chia sẻ cho chúng con biết là lúc nào thầy cảm thấy đói trong người. Theo như con học được biết cơ thể bắt đầu phục hồi là mình thấy đói. Như vậy sau khi mổ bao nhiêu ngày thì bắt đầu thấy đói ?
Thầy Pháp Đăng: Mình thấy đói thường lắm nhưng ăn không được, lý do là cái ruột nó còn đau nên mình rất cẩn thận, vì mình nhịn đến hai chục ngày.
Người Phỏng Vấn: Thưa thầy, thầy ăn kiêng những thứ gì ?
Thầy Pháp Đăng: Thời gian mổ xong đa số ăn toàn nước cháo. Mười ngày như vậy ăn cháo đặc từ từ. Sau mười ngày đó mình mới vào Sài gòn. Trong lúc uống thuốc thì mình ăn cơm rất nhão, cơm gạo lứt với cà rốt hầm, đậu hầm, uống nước đó. Ăn rất lành mạnh. Ăn liên tục như vậy trong một tháng rưỡi hai tháng, ăn đồ rất mềm, đồ rau củ hấp rất nhừ, các loại đậu đen, đậu đỏ…
Người Phỏng Vấn: Khi thầy ăn như vậy thầy thấy có ngon miệng không thưa thầy ?
Thầy Pháp Đăng: Ngon miệng lắm và rất là khỏe trong người.
Người Phỏng Vấn: Thầy có dùng được trái cây không thưa thầy ?
Thầy Pháp Đăng: Cô lương y nói được dùng trái cây nhưng không ăn chung với thức ăn mà dùng riêng. Khi nào dùng trái cây thì chọn trái cây không có chất độc.
Người Phỏng Vấn: Khi ăn như vậy thì thầy thấy trong người nó khỏe. Không cần ăn nhiều vẫn khỏe phải không thưa thầy?
Thầy Pháp Đăng: Ăn nhiều cũng được nhưng bao tử mình còn yếu sau một thời gian dài bị cắt nên mình ăn vừa đủ, cỡ chừng một chén, ăn theo kiểu thiền, ăn từ từ, nhai thật kỹ.
Người Phỏng Vấn: Thầy có muốn nhắn nhủ với chúng con những gì khi bị bệnh tật không? Cái quan trọng nhất theo thầy nói là tinh thần của mình. Như vậy làm thế nào để mình có niềm tin ?
Thầy Pháp Đăng: Mình thấy rõ ràng là thời gian tu tập với Tăng thân trong 20 năm đã tu luyện tinh thần cho mình. Cho nên khi gặp bệnh thì mình có niềm tin rất mạnh, tâm mình rất mạnh, không phải ai cũng được như vậy. Có nhiều người khi bệnh là hoảng rồi, chính cái hoảng sợ đó làm cho mình chết sớm chứ không phải căn bệnh. Hoảng sợ làm cho mình ăn không ngon, ngủ không yên, mất nhiều năng lượng. Khi mất nhiều năng lượng, tế bào ung thư sẽ tấn công trở lại. Vấn đề là đời sống tu học, thực tập hàng ngày rất quan trọng.
Thứ hai mình có niềm tin rất vững giáo lý về nghiệp. Hễ nghiệp mình chết sớm thì có xin thêm một ngày cũng không được. Nếu nghiệp mình chưa chết thì không bao giờ chết sớm được. Đừng có sợ chết phải chấp nhận đối diện với sự thật là mình còn sống trong vài tháng nữa để sống cho hết lòng, đàng hoàng. Nguyên tắc là vậy.
Sự thật khi gần chết, mình sống sâu sắc lắm. Bệnh cũng là một ân sủng. Bệnh là món quà báo động cho mình: Anh chỉ còn thời gian ngắn để sống, thay vì lo sợ thì mình sống vui lên. Nó là cơ hội thay đổi nếp sống. Thứ ba phải tin tưởng rằng mình chắc chắn sẽ lành bệnh thì tự nhiên nó tạo ra sức mạnh để hồi phục.
Người Phỏng Vấn: Con nghe trong thời gian bị bệnh thầy cũng làm việc như thường, cũng đi chia sẻ kinh nghiệm tu học với tăng thân và giúp đỡ được nhiều người có niềm tin vào pháp môn. Xin thầy có thể nói rõ hơn cho chúng con biết không ạ?
Thầy Pháp Đăng: Thật ra sau khi mổ một tháng đầu sức khỏe mình còn yếu lắm. Có lẽ do bị công phá quá nhiều, thứ hai lúc mổ cũng mất nhiều máu và sức lực. Sau mười ngày ở Từ Hiếu (tức mười ngày sau khi rời khỏi bệnh viện về ở chùa), khoảng chừng mười bốn ngày từ lúc mổ, các thầy nói là hai hôm nữa sư anh đi Pháp không biết có thể trở lại được hay không, nên sư anh phải cho bài pháp thoại cuối cùng giống như ngày xưa trước khi Bụt nhập diệt. Mình trả lời sư anh không có hơi, nói không ra tiếng nữa, làm sao nói Pháp. Họ nói sư anh ráng đi, đạo tràng ở đây ai cũng thương sư anh hết, tất cả từ các thầy, các sư cô đến Phật tử rất thích sư anh giảng. Sư anh phải giảng bài cuối! Hôm đó, thầy Từ Hải nói sư anh giảng luôn cho Thiện Tài Đồng Tử một bài ngắn. Bài giảng đó ngắn lại là sâu sắc nhất. Sư cô Thuần Khánh nói: “Đó là bài pháp thoại hay nhất của sư anh.”
Khi vào Sài Gòn chuẩn bị bay về Pháp thì mình quyết định ở lại Thủ Đức để trị bệnh như đã nói trên. Thỉnh thoảng mình có đi hướng dẫn đạo tràng, bói kiều đầu năm ở Pháp Vân. Mồng 10 tết các bạn tổ chức cho mình bói kiều cho sinh viên học sinh nhóm Xuân Phong, nghĩa là mình không có ngại chuyện bệnh tật, coi nó là chuyện bình thường bởi mình tin là sẽ lành lại cho nên tâm hồn mình thật là thoải mái. Nếu cần giúp cuộc đời là mình sẵn sàng, thế nhưng cái hơi ngắn ngủi, sức lực hơi yếu. Mình không có gì quan tâm hay lo ngại chuyện đó, vì biết rằng mình sẽ lành bệnh, sẽ hồi phục nên làm được nhiều chuyện. Mình còn đi hướng dẫn ngày tu nữa, có nhiều bạn tới thăm mình. Hầu như mỗi ngày đều có người tới thăm, tham vấn, thăm hỏi, đàm đạo. Mình luôn chia sẻ tận tình giống như không có bệnh tật gì. Nhiều người hỏi: “Tại sao thầy bệnh sao mà giọng nói thầy tốt ghê, sang sảng, đầy năng lượng?” Ai cũng ngạc nhiên!
Người Phỏng Vấn: Dạ thưa thầy! Thầy có trở lại thăm các bác sĩ đã chăm sóc cho thầy. Hiện nay thầy có theo dõi bệnh tình không ạ ?
Thầy Pháp Đăng: Sáng mình trị với cô lương y ấy, chiều mình trị với một ông lương y khác. Ông này nói: “Con chuyên trị về tai biến và ung thư.” Phòng mạch ông ở quận tám, có hệ thống mát xa, châm cứu, một dãy dài và nhiều người tai biến, ung thư đến điều trị với ông. Đặc biệt là tai biến, ông trị lành rất nhiều người. Ông bắt mạch và nói: “Con sẽ trị lành bệnh cho thầy”. Ông nói:
“Thầy cứ uống thuốc cô ấy, đến chiều thầy uống thuốc con. Thuốc con là thuốc đơn giản. Thuốc nam là những loại lá thuốc đơn giản nhưng mà biết cách phối hợp thì nó cũng trị được ung thư, không cần dùng các loại thuốc qúa cầu kỳ như Đông Trùng Hạ Thảo, Tử Linh Chi... Những loại này quá mắc!
Mình rất may mắn gặp được hai người lương y này giỏi. Sau khi rời Việt Nam, cô lương y bổ cho mình ba thang thuốc làm bằng viên để mình tiếp tục uống cho chắc giúp tiêu diệt sạch tất cả các tế bào ung thư.
Người Phỏng Vấn: Thầy có định trở lại thăm các bác sĩ đã giải phẩu cho thầy hoặc làm các thử nghiệm về Tây y không, thưa thầy ?
Thầy Pháp Đăng: Khi điều trị với hai vị bác sĩ đông y thì khoảng chừng hai tháng rưỡi sau đó, mình có đi thử máu thì họ nói máu rất tốt. Mình chọn bác sĩ nội soi rất giỏi thì cô nói không thấy u nào hết. Cô bác sĩ này hỏi:
- Thầy bị gì mà nội soi.
Mình nói là bị ung thư đại tràng.
- Cô nói đại tràng như thế nào? Mình nói là u ác giai đoạn ba.
Cô hỏi:
- Thầy đã điều trị hóa chất chưa?
Mình trả lời:
- Dạ chưa! Tôi không thích theo phương pháp đó.
Và cô hỏi:
- Thầy trị bằng cách gì?
Mình trả lời:
- Tôi đang trị về đông y thuốc nam và thuốc bắc.
Cô vừa soi vừa nói:
- Ung thư này không dễ trị lắm đâu thầy. Thầy nên vô hóa trị đi. Ung thư này đã làm nhiều người chết. Tuy con soi không thấy khối u nào nhưng nó có thể tái phát bất cứ khi nào không hay. Thầy nên vô hóa trị ngay.
Mình cũng cười thôi. Sau hai tháng rưỡi điều trị không tìm thầy khối u nào hết. Đó là tin mừng!
Người Phỏng Vấn: Tức là nó không tái phát trong hai tháng rưỡi. Theo thầy mình phải tiếp tục sự chữa trị. Mình đề phòng bằng cách nào? Thầy có phương pháp gì để chia sẻ với chúng con không ?
Thầy Pháp Đăng: Mình thật sự cũng không tin lắm vào các bác sĩ, Có thể có năm hay sáu ông bác sĩ toàn là trưởng khoa, phó khoa hội chẩn. Họ nói: “Đây là một ung thư ác tính giai đoạn thứ ba.” Giai đoạn thứ tư là giai đoạn cuối. Mình cũng không tin lắm. Có thể họ lầm, có thể đây chỉ là một khối u thôi, không phải là u nhảy. Đó là cách mình suy nghĩ và chiêm nghiệm.
Nếu thật sự đó là u ác thì trong mười mấy, hai chục năm tu tập đã làm cho cái u đứng yên một chổ. Có thể do Bụt, Tổ, ông bà tổ tiên gia hộ nên cái u đó đứng yên trong thân thể khá lâu. Bác sĩ Tôn Thất Cầu nói:
- Nó to như vậy thì tệ lắm đã có mặt mười năm rồi. Nó ăn máu, hút hồng huyết cầu trong cơ thể.
Cắt đứt cái u đi thì có thể nó không còn chân nữa. Mình có niềm tin là đã lành hẳn bệnh. Niềm tin lành bệnh này giúp mình không cần phải đối trị với nó mà chỉ sống vui, ngăn ngừa sự tái phát.
Người Phỏng Vấn: Hiện nay, cách ăn uống có bình thường hay có gì đặc biệt không?
Thầy Pháp Đăng: Mình ăn uống bình thường nhưng có kiêng chút dầu mỡ. Cái chi có chút dầu mỡ thì mình không ăn. Cái gì lành mạnh, đồ luộc, cơm gạo lứt, nước canh thì mình ăn. Mình kỵ nhất là ăn trái cây chung với cơm. Mình ăn trái cây riêng, tức là ăn trái cây trước một giờ. Khi ăn cơm chỉ là cơm thôi. Mình ăn rau cải bình thường, rau cải tươi, thức ăn không dầu mỡ.
Người Phỏng Vấn: Con chúc thầy tiếp tục sống vui, sống khỏe để phụng sự cho tăng thân. Thầy là tấm gương sáng cho chúng con đi theo. Nếu chúng con lỡ gặp phải khó khăn bệnh tật gì thì thầy có muốn chia sẻ gì thêm không ạ?
Thầy Pháp Đăng: Thưa đại chúng! Mình xin nói một điều cuối là khi gặp bệnh tật thì bạn đừng có sợ hãi. Hãy xem đây là một ân sủng, món quà của cuộc đời tặng để bạn sống sâu sắc những giây phút còn lại. Nếu bệnh tật quyết định bạn chỉ còn có một năm nữa hay ít hơn thì cũng là một món quà quí. Vấn đề là sống vui. Đôi khi từ giai đoạn chỉ còn một năm nữa, có thể bạn lại sống thọ lâu hơn.
Cơ thể chỉ là một phần nhỏ, cái tâm mới mạnh mẽ và vĩ đại hơn nhiều. Cái tâm có thể chuyển được tình trạng của cơ thể. Bệnh tật không thể nào tránh được, có khi do nghiệp lực nhưng đôi khi do các chất độc từ thức ăn thức uống tạo ra. Quan trọng là khi đối diện với nó, bạn nhớ đây là món quà, ân sủng mà đừng lo sợ. Chính cái lo sợ làm cho bạn chết sớm. Bao nhiêu người chết đều do lo sợ, không chấp nhận cái bệnh và cứ suy nghĩ cái bệnh này chắc chắn không có thể trị được.
Bạn luôn nói rõ là bệnh này có thể trị được, trị bằng nhiều cách, nhưng cái tâm là mạnh nhất. Sức mạnh của tâm có thể thay đổi tất cả những tế bào trong cơ thể. Quan trọng nhất là sống vui tươi, yêu đời.
Tất cả các khó khăn gì trong thân thể và nỗi khổ đau gì trong tâm hồn đều có thể trị lành. Bạn phải có niềm tin như vậy. Thời gian trị bệnh vừa qua, ai cũng nghĩ hai vị lương y đó đã trị lành cho mình, nhưng vẫn có những người khác uống thuốc với của hai người ấy vẫn chết như thường. Vậy, bạn phải tin sự tu tập, niềm vui, lòng tự tin của bạn mới là phương pháp trị liệu cao nhất. Tin rằng bạn sẽ lành bệnh.
Nguồn : Langmai Online
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét