Albrecht Durer(1471-1528) sinh tại Nurenberg, nước Đức, là một họa sĩ, một nhà khắc tranh trên gỗ và kim loại, một chuyên gia về nghệ thuật nổi tiếng ở châu Âu.
Ông vẽ nhiều bức tranh nổi tiếng, được trưng bày tại các cuộc triển lãm mỹ thuật thế giới.
Bàn Tay Cầu Nguyện là bức tranh nhiều người biết nhất. Ông mô tả đôi bàn tay như đang chắp lại để nguyện cầu.
Bức tranh độc đáo do nguồn gốc của nó. Tác phẩm nghệ thuật ấy họa lại đôi bàn tay gân guốc một đại ân nhân của tác giả.
Durer sinh ra trong một gia đình nghèo có đến 18 anh chị em. Để hoàn thành giấc mơ trở thành họa sĩ, Albert em của Durer đã phải vất vả nhọc nhằn trong hầm mỏ suốt bốn năm … kiếm tiền cho anh đến trường.
Theo thỏa thuận, sau khi đã thành công Durer sẽ lo lắng tài chánh cho em mình đến trường cũng để hoàn thành giấc mộng họa sĩ.
Trong bữa tiệc khao mừng tốt nghiệp họa sĩ trẻ Durer nói với em : “Albert, đã đến lúc biến ước mơ thành hiện thực. Anh sẽ lo tiền học cho em”.
Người em xua tay nói : “Muộn rồi anh ơi ! Những tháng năm dưới hầm mỏ đã khiến các ngón tay em chai cứng, cộng thêm chứng thấp khớp… Em không thể nào cầm cọ để vẽ được nữa”.
Để tỏ lòng biết ơn lòng hy sinh cao cả của người em, Albrecht kiên trì tái hiện từng đường nét đôi bàn tay đã bầm dập áp vào nhau, với những ngón tay xương gầy hướng lên trời
Ông đặt tên cho bức tranh đơn giản là Bàn Tay (Hands), nhưng cả thế giới ngay lập tức đón nhận kiệt tác nghệ thuật và đặt tên cho món quà của tình thương ấy là : Bàn Tay Cầu Nguyện (The praying hands).
Bức tranh đã trở thành bất hủ, chính vì tấm lòng vàng của người em và tâm tình tri ân của người anh.
Bàn Tay Cầu Nguyện là bức tranh nhiều người biết nhất. Ông mô tả đôi bàn tay như đang chắp lại để nguyện cầu.
Bức tranh độc đáo do nguồn gốc của nó. Tác phẩm nghệ thuật ấy họa lại đôi bàn tay gân guốc một đại ân nhân của tác giả.
Durer sinh ra trong một gia đình nghèo có đến 18 anh chị em. Để hoàn thành giấc mơ trở thành họa sĩ, Albert em của Durer đã phải vất vả nhọc nhằn trong hầm mỏ suốt bốn năm … kiếm tiền cho anh đến trường.
Theo thỏa thuận, sau khi đã thành công Durer sẽ lo lắng tài chánh cho em mình đến trường cũng để hoàn thành giấc mộng họa sĩ.
Trong bữa tiệc khao mừng tốt nghiệp họa sĩ trẻ Durer nói với em : “Albert, đã đến lúc biến ước mơ thành hiện thực. Anh sẽ lo tiền học cho em”.
Người em xua tay nói : “Muộn rồi anh ơi ! Những tháng năm dưới hầm mỏ đã khiến các ngón tay em chai cứng, cộng thêm chứng thấp khớp… Em không thể nào cầm cọ để vẽ được nữa”.
Để tỏ lòng biết ơn lòng hy sinh cao cả của người em, Albrecht kiên trì tái hiện từng đường nét đôi bàn tay đã bầm dập áp vào nhau, với những ngón tay xương gầy hướng lên trời
Ông đặt tên cho bức tranh đơn giản là Bàn Tay (Hands), nhưng cả thế giới ngay lập tức đón nhận kiệt tác nghệ thuật và đặt tên cho món quà của tình thương ấy là : Bàn Tay Cầu Nguyện (The praying hands).
Bức tranh đã trở thành bất hủ, chính vì tấm lòng vàng của người em và tâm tình tri ân của người anh.
Bạn thân mến, tiền của sẽ qua đi, danh vọng cũng chẳng bền, nhưng các hành động yêu thương luôn có giá trị vĩnh cửu.
Khi chiêm ngưỡng tác phẩm xúc động này, hãy tự nhủ với lòng :
Những thành quả tôi đạt được là nhờ đến sự hi sinh cao cả của cha mẹ và của bao người.
Những bàn tay chai cứng trên ruộng đồng…
HAI TỪ “TRI ÂN” : Chúng ta không bao giờ nói đủ trong cuộc đời.
Và những nghĩa cử bác ái ta thực hiện có thể để lại những vết nhăn trên khuôn mặt hoặc khiến đôi bàn tay chai cứng :
CHÚNG SẼ LÀ BẤT TỬ ...
Khi chiêm ngưỡng tác phẩm xúc động này, hãy tự nhủ với lòng :
Những thành quả tôi đạt được là nhờ đến sự hi sinh cao cả của cha mẹ và của bao người.
Những bàn tay chai cứng trên ruộng đồng…
HAI TỪ “TRI ÂN” : Chúng ta không bao giờ nói đủ trong cuộc đời.
Và những nghĩa cử bác ái ta thực hiện có thể để lại những vết nhăn trên khuôn mặt hoặc khiến đôi bàn tay chai cứng :
CHÚNG SẼ LÀ BẤT TỬ ...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét